Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của phụ nữ Khmer Sóc Trăng

VOV.VN- Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt (Dự án 1) theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, hộ gia đình thuộc diện đối tượng theo quy định của Dự án này có nhu cầu vay vốn được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để có đất ở, xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở...

Long Phú (Sóc Trăng) là xã nông nghiệp, có đến hơn 70% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Hội viên, phụ nữ ở Long Phú đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, như mô hình trồng lúa kết hợp nuôi heo, trồng màu; mô hình trồng sen kết hợp chăn nuôi bò…, giúp nhiều hộ gia đình của chị em phụ nữ thoát cảnh nghèo, kinh tế vươn lên ổn định.

Gia đình chị Súc Thị Mỹ Lệ, người dân tộc Khmer, hội viên Chi Hội Phụ nữ ấp Phú Đức, xã Long Phú trước đây là hộ nghèo, không có đất sản xuất sản xuất nên đời sống khá chật vật. Những năm trước, nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội với lần lượt là 30 triệu đồng, 50 triệu đồng và năm ngoái là vay 100 triệu đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, chị đã mạnh dạn chọn mô hình trồng sen-nuôi bò để phát triển kinh tế.

Đã gần 11h trưa, nhưng chị Súc Thị Mỹ Lệ, người dân tộc Khmer, hội viên Chi Hội Phụ nữ ấp Phú Đức, xã Long Phú vẫn còn rất tất bật với công việc rửa từng cọng ngó sen vừa thu hoạch để kịp giao cho khách hàng. Theo chị Lệ, gia đình trồng sen lấy ngó đã hơn 5 năm nay kết hợp chăn nuôi thêm bò thịt, mô hình đã đã từng bước giúp chị thoát cảnh nghèo khó, vươn lên.

Sau thời gian nỗ lực, cùng sự hỗ trợ, động viên của Hội Phụ nữ địa phương, chị đã gặt hái được kết quả. Chị Lệ hiện đang sở hữu 2 con bò nái và 3 con bò trưởng thành. Riêng mô hình trồng sen, chị thuê 10 công đất để trồng, chia thành 2 đợt trồng xen kẽ để thu hoạch quanh năm và nguồn giống để tái sản xuất cho vụ tiếp theo. Giờ sen cho thu hoạch 3 ngày một lần với hơn 20 kg ngó sen, giá bán 22.000 đồng/kg, những lúc cao điểm, thu từ 60-80kg mỗi lần thu hoạch, giúp chị có nguồn thu nhập khá quanh năm.

"Đi làm mướn cho người ta, thấy mô hình trồng sen hiệu quả về cũng thuê đất trồng, lời hơn mình làm lúa. Trồng sen thì vất vả nhất là lúc thu hoạch, nhưng lợi nhuận cao, giúp gia đình có nguồn thu ổn định lo con cái ăn học", chị Lệ chia sẻ.

Hay như gia đình chị Triệu Thị Phol Ly, Chi Hội trưởng Chi Hội Phụ nữ ấp Kinh Ngang, xã Long Phú đang thành công với mô hình trồng lúa kết hợp trồng màu và chăn nuôi heo. Mỗi năm kiếm lợi nhuận cũng hơn 150 triệu đồng.

Chị Phol Ly chia sẻ, không thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành ngoại ngữ, chị đã phải rất khó khăn với cuộc sống công nhân ở các tỉnh miền Đông. Khi thấy cha mẹ già sức yếu, con nhỏ không người chăm sóc, chị quyết định về quê lập nghiệp cùng chồng. Được giới thiệu tham gia Chi Hội Phụ nữ ấp, chị Phol Ly được tiếp cận vốn vay ngân hàng chính sách xã hội để phát triển nghề chăn nuôi heo truyền thống của gia đình. Hiện nay, chị có 4 con heo nái để bán và tự cung cấp con giống, cùng hơn chục con heo thịt.

Theo chị Phol Ly, mỗi năm chị nuôi 3 đợt, thu về lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng. Đối với 1,8 ha đất trồng lúa, vụ vừa qua, nhờ bán được giá, gia đình thu lời 40 triệu đồng, ngoài ra còn có thu nhập từ 20-30 triệu đồng từ việc trồng màu quanh năm: "Tôi vay được 150 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội, về đầu tư mua thức ăn, thuốc thú y, xây chuồng. Rồi còn làm ruộng, kinh tế cũng ổn định lên. Phụ nữ cũng gọi mình tham gia các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, rồi đi tham quan các mô hình, mình mình về thì mình làm theo".  

Từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội đã giúp cho nhiều phụ nữ Khmer ở xã Long Phú phát triển kinh tế thành công, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Điển hình như như Chị hội phụ nữ ấp Kinh Ngang, có hơn 100 hội viên, đến nay chỉ còn 2 hội viên là hộ nghèo, đều do hoàn cảnh gia đình neo đơn. Bà Thạch Thị Sà Phon hoàn cảnh từng rất nghèo do thiếu tư liệu sản xuất. Xét thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại có tinh thần vươn lên nên bà Sà Phon được Chi Hội Phụ nữ ấp hỗ trợ tiếp cận được nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội 40 triệu đồng để chăn nuôi bò và chuộc lại đất 2 công đã cầm cố trước đó.

Bà Sà Phon cho biết, giờ đây, đàn bò của gia đình đã nhân đàn lên gần chục con, thu nhập từ việc bán bò thịt cũng giúp cho gia đình có đồng ra đồng vào, cuộc sống cũng ổn định hơn: "Trước đây chủ yếu đi làm mướn cho người ta để kiếm thu nhập, do là không có đất sản xuất. rồi được vay vốn mình mua 2 con bò về nuôi. Giờ cuộc sống cũng đỡ hơn rồi".

Đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng phần lớn sống chủ yếu ở vùng nông thôn. Do vậy, sau khi được tạo điều kiện để tiếp cận với nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội, nhiều chị em phụ nữ đã chọn lĩnh vực nông nghiệp để phát triển kinh tế gia đình và đã, đang gặt hái nhiều quả ngọt, giúp cải thiện thu nhập, đưa đời sống từng bước ổn định.

Bà Nguyễn Thị Hồng Đang, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Long Phú, huyện Long Phú cho biết, việc triển khai các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện việc làm, thu nhập, đời sống cho phụ nữ rất được Hội quan tâm, theo đó, hàng năm hội  đều duy trì giúp các chị em khởi nghiệp hiệu quả mang lại nguồn kinh tế, giúp chị em vươn lên khá giả, thông qua các nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, vốn do các chị em phụ nữ đóng góp hỗ trợ nhau làm kinh tế… như: mô hình nuôi heo nái, nuôi bò, trồng rau trên bờ kinh, nuôi gà, sản xuất rau sạch, trồng sen, hay buôn bán nhỏ… Một trong những điểm sáng đó là mô hình đặc thù trồng bồn bồn - sen có 15 thành viên tại ấp Phú Đức, tổ Phụ nữ này đã dùng số tiền tiết kiệm cho chị em mượn vốn xoay vòng không tính lãi, giúp các chị có nguồn vốn đề phát triển thêm chăn nuôi, mở rộng trồng bồn bồn - sen , giúp  nhiều chị em trong tổ vươn lên khá giả, như chị: Nguyễn Thị Chiều, Nguyễn Thị Nghiệp, Nguyễn Thị Vân, Súc Thị Mỹ Lệ, Mai Thị Lếch, Súc Thị Liêm…

Bà Nguyễn Thị Hồng Đang, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Long Phú, cho biết thêm: "Chị em nào không có vốn sản xuất thì Hội phụ nữ sẽ giới thiệu với ngân hàng chính sách xã hội sẽ vay vốn theo yêu cầu với mô hình của từng hộ gia đình. Ví dụ như mình phát triển chăn nuôi bò với nguồn vốn là 50 triệu thì sẽ đề nghị vay 50 triệu. Rồi mình muốn sản xuất bồn bồn-sen, mình muốn có đất thêm, cải tạo đất thì bằng nguồn vốn giải quyết việc làm nguồn vốn tối đa 100 triệu. Các chị em mà không có trình độ chuyên môn kỹ thuật để tiếp cận, phát triển, làm cho hiệu quả thì Hội phụ nữ cũng đề nghị Uỷ ban nhân dân xã, trung tâm giải nghề mở các lớp học nghề để áp dụng hiệu quả".

Có thể nói, tại Sóc Trăng nói chung và xã Long Phú, huyện Long Phú nói riêng, chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, tạo sự hưởng ứng tích cực của đông đảo hội viên, phụ nữ, mang lại lợi ích thiết thực, góp phần khẳng định được vị thế của phụ nữ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều hoạt động chăm lo đồng bào Khmer đón lễ Sene Dolta tại Sóc Trăng
Nhiều hoạt động chăm lo đồng bào Khmer đón lễ Sene Dolta tại Sóc Trăng

VOV.VN - Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, địa phương, đồng bào Khmer tại tỉnh Sóc Trăng đời sống tinh thần, vật chất tiếp tục có bước khởi sắc. Hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh, hộ nghèo giảm mạnh, hộ khá giàu tăng lên từng năm. Nhân dịp lễ Sene Dolta của bà con, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, chúc mừng, chăm lo đồng bào đón lễ Sene Dolta vui tươi, đầm ấm.

Nhiều hoạt động chăm lo đồng bào Khmer đón lễ Sene Dolta tại Sóc Trăng

Nhiều hoạt động chăm lo đồng bào Khmer đón lễ Sene Dolta tại Sóc Trăng

VOV.VN - Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, địa phương, đồng bào Khmer tại tỉnh Sóc Trăng đời sống tinh thần, vật chất tiếp tục có bước khởi sắc. Hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh, hộ nghèo giảm mạnh, hộ khá giàu tăng lên từng năm. Nhân dịp lễ Sene Dolta của bà con, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, chúc mừng, chăm lo đồng bào đón lễ Sene Dolta vui tươi, đầm ấm.

Lãnh đạo tỉnh Trà Vinh tặng quà mừng Lễ Sen Đôn ta đồng bào Khmer
Lãnh đạo tỉnh Trà Vinh tặng quà mừng Lễ Sen Đôn ta đồng bào Khmer

VOV.VN - Đại diện các cấp lãnh đạo tỉnh Trà Vinh tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà nhân dịp Lễ Sen Đôn ta của đồng bào Khmer 2023. Đây là một trong ba lễ truyền thống quan trọng nhất của đồng bào Khmer Nam bộ.

Lãnh đạo tỉnh Trà Vinh tặng quà mừng Lễ Sen Đôn ta đồng bào Khmer

Lãnh đạo tỉnh Trà Vinh tặng quà mừng Lễ Sen Đôn ta đồng bào Khmer

VOV.VN - Đại diện các cấp lãnh đạo tỉnh Trà Vinh tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà nhân dịp Lễ Sen Đôn ta của đồng bào Khmer 2023. Đây là một trong ba lễ truyền thống quan trọng nhất của đồng bào Khmer Nam bộ.

Mang Trung thu đến với trẻ em nghèo, con em đồng bào Khmer vùng biên giới biển
Mang Trung thu đến với trẻ em nghèo, con em đồng bào Khmer vùng biên giới biển

VOV.VN - Những ngày qua, BĐBP Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tặng quà cho thiếu nhi ở vùng biên giới biển xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu. Đây là hoạt động mang ý nghĩa xã hội thiết thực trong công tác chăm lo cho trẻ em, gắn kết nghĩa tình quân dân nơi địa bàn xa, khu vực biên giới biển.

Mang Trung thu đến với trẻ em nghèo, con em đồng bào Khmer vùng biên giới biển

Mang Trung thu đến với trẻ em nghèo, con em đồng bào Khmer vùng biên giới biển

VOV.VN - Những ngày qua, BĐBP Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tặng quà cho thiếu nhi ở vùng biên giới biển xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu. Đây là hoạt động mang ý nghĩa xã hội thiết thực trong công tác chăm lo cho trẻ em, gắn kết nghĩa tình quân dân nơi địa bàn xa, khu vực biên giới biển.