Nhóm Tâm Art - nét vẽ thiện lành chạm trái tim cộng đồng

VOV.VN - Thay áo mới cho bức tường cũ bằng bức tranh sống động, biến tượng cũ thành mới bằng nét vẽ từ tâm, thổi hồn vào từng tác phẩm hội họa quê hương… đã mang lại thu nhập ổn định cho Tâm Art – tên viết tắt của anh Tăng Lê Thanh Tâm (sinh năm 1994), ở Cần Thơ.

 

Không chỉ dừng lại ở việc kiếm tiền từ đam mê, hai năm trở lại đây, Tâm Art cùng nhóm bạn còn giúp cuộc sống thêm màu sắc khi tham gia vẽ các dự án cộng đồng như: chỉnh trang đường phố, trùng tu cơ sở thờ tự. Những nét vẽ từ trái tim đã truyền thông điệp ý nghĩa, tươi đẹp, thiện lành đến mọi người xa gần.

Những câu chuyện về Phật giáo mang nhiều triết lý nhân sinh tốt đẹp hay phong cảnh thanh bình, yên ả của quê hương... được thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa, khiến khách thập phương không khỏi trầm trồ khi đến tham quan chùa Phước Ân (tọa lạc ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Cần Thơ).

Anh Tăng Lê Thanh Tâm, người lên ý tưởng thực hiện những bức tranh tường tại chùa Phước Ân cho biết, tổng diện tích các bức vẽ ở chùa khoảng 250m2, được anh cùng 4 người bạn thực hiện hơn 1 tháng. Nhóm của anh Tâm ai cũng cảm thấy vui vì tác phẩm được yêu thích và tạo được tiếng vang cho địa phương.

"Thực hiện một công trình, một bức tranh, tôi sẽ quan sát bức tranh có những chi tiết gì, từ đó thấy được thế mạnh từ mỗi thành viên, chẳng hạn bạn giỏi vẽ nền, bạn giỏi tả, chia ra mỗi người làm một vật thể. Tôi sẽ lên chi tiết cuối cùng để kết nối, chỉn chu lại những phân đoạn mà các bạn đã vẽ xong", anh Tâm chia sẻ.

Được biết, năm 2013 khi còn là sinh viên, anh Thanh Tâm đã một mình đi vẽ những bức tường cũ trong thành phố. Mỗi bức tranh hoàn chỉnh, anh lại thấy vui vì biến được những bức tường vô tri thành những bức tranh có thông điệp rõ ràng, với nhiều nội dung phong phú như: bảo vệ môi trường, sống vì cộng đồng, đặc biệt là những bức tranh về Phật Pháp khuyên bảo làm điều thiện.

Đến năm 2018, anh Thanh Tâm mới lập ra nhóm Tâm Art, gồm nhiều thành viên nam, nữ dùng nét vẽ tô đẹp cho đời. Qua thời gian, công việc vất vả, dãi nắng dầm mưa, thu nhập không cao nên nhiều người “dừng cuộc chơi”.

Trước khi tạm giải tán nhóm vào đầu năm 2024 do việc cá nhân, nhóm Tâm Art duy trì 5 thành viên, ngoài Thanh Tâm (sinh năm 1994, từng học đại học kiến trúc), 4 thành viên còn lại là  Hồ Minh Nhật (sinh năm 1988, học ngành du lịch), Phạm Quốc Hùng (sinh năm 1992, học nghề pha chế), Trần Thanh Nhã (sinh năm 1995, là giáo viên mỹ thuật) và Trần Phong Khánh (sinh năm 1992, kỹ sư công trình). Mỗi người mỗi ngành nghề, nhưng 5 chàng trai cùng có chung đam mê hội họa và bên nhau dưới cái tên Tâm Art. Ngoài vẽ tranh tường, nhóm còn nhận vẽ tranh bức, vẽ trang trí lên đồ vật, dụng cụ sinh hoạt, sắp đặt trang trí (decor) và phục chế các tượng thờ (gọi là đắp y).

"Qua buổi vẽ, thầy thấy các bạn vẽ có hồn trong mỗi bức tranh. Từ những buổi ban đầu, thầy thấy bức tường, mảng tường của chùa nếu để không thì không đẹp nên thầy lên ý tưởng vẽ những bức tranh nhân quả, những bức tranh làm con người tịnh tâm. Khi bước đến chùa khi nhìn những bức tranh người ta sẽ nhìn được luật nhân quả, lắng đọng tâm tư lại và thầy đã nhờ nhóm Tâm thực hiện", Đại đức Thích Phước Tịnh, Trụ trì chùa Phước Ân, quận Cái Răng, Cần Thơ bày tỏ.

Thế mạnh của nhóm Tâm Art là có thể vẽ được những bức tranh cỡ lớn, có khi đến vài chục mét vuông, với bố cục, đường nét sinh động, tinh tế. Và điều hay ở nhóm Tâm Art như anh Thanh Tâm chia sẻ ban đầu là chú ý phát huy sở trường của từng người. Do ăn khớp trong ý tưởng, phân chia công đoạn từ đi nền, vẽ chi tiết và tỉa tót lại tác phẩm, để những nét vẽ của từng người dung hòa, gắn kết thành một chỉnh thể, nên mỗi tác phẩm sau khi hoàn thành nhóm rất vui và có thêm động lực cho hành trình đã chọn.

Anh Hồ Minh Nhật, cựu thành viên nhóm Tâm Art chia sẻ: "Nghề mình thì cứ tĩnh tâm mà làm thôi. Đối với tôi một bức tranh được gọi là đẹp thì nó phải có cái hồn trong đó. Khi nhóm vẽ những bức tranh, chính các thành viên là người vẽ, mỗi người đều thấy được sự rung động đó, với khách hay người đi đường xung quanh họ có thể dừng lại xem thì họ cũng rung động được như vậy. Một bức tranh hoàn chỉnh là bức tranh có cảm xúc, có câu chuyện, có thông điệp và thậm chí có được năng lượng tích cực mà nhóm muốn truyền tải đến cho mọi người".

Từ sau Tết Nguyên đán 2024 do cần chỉnh sửa lại không gian để thực hiện ước mơ đưa tranh vẽ đến với nhiều đối tượng hơn, anh Thanh Tâm đã tạm thời giải tán nhóm Tâm Art. Anh tâm sự, thời gian tới, khi có đủ nguồn lực sẽ mở vài hoạt động như kinh doanh thêm hoạ cụ và mở lớp vẽ cuối tuần theo kiểu workshop ngay tại phòng tranh.

"Trong thời gian tới, nếu có những dự án cộng đồng có ý nghĩa, tôi vẫn tham gia đóng góp một chút công sức của mình vào.  Chắc chắn là trong tương lai gần, tôi sẽ gom các anh em lại để tiếp tục cho ra những sản phẩm thú vị, độc đáo và hoành tráng nhất có thể. Những tác phẩm của tôi tạo ra thường kết hợp giữa yếu tố hiện đại và truyền thống, để tác phẩm có sự gần gũi và mới mẻ cho người xem. Ví dụ những tượng Phật sẽ có những đường nét, màu sắc người xưa hay sử dụng, khi tôi sơn lại thì sẽ cho màu sắc nó lạ hơn", anh Tâm cho hay.

Đến nay, hàng ngàn tác phẩm tranh tường, tranh trên cửa cuốn, tranh sơn dầu,... tại Cần Thơ nói riêng, ĐBSCL nói chung được anh Tăng Lê Thanh Tâm và nhóm Tam Art thi công. Nhịp sống hiện đại, người người bị cuốn theo nỗi lo cơm áo gạo tiền, anh Thanh Tâm hy vọng từ nét vẽ mang thông điệp yêu thương gói gọn trong câu chuyện Phật Pháp hay khung cảnh làng quê thuở trước, phần nào giúp người thưởng lãm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và gần nhau hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đoàn thanh niên VOV với chương trình thiện nguyện “Vì vùng cao biên giới”
Đoàn thanh niên VOV với chương trình thiện nguyện “Vì vùng cao biên giới”

VOV.VN - Ngày 29-30/6, Chương trình tình nguyện “Vì vùng cao biên giới” tại bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa được tổ chức dưới sự phối hợp giữa Đoàn Thanh niên Đài TNVN, Đoàn Thanh niên Đài PT&TH Thanh Hóa...

Đoàn thanh niên VOV với chương trình thiện nguyện “Vì vùng cao biên giới”

Đoàn thanh niên VOV với chương trình thiện nguyện “Vì vùng cao biên giới”

VOV.VN - Ngày 29-30/6, Chương trình tình nguyện “Vì vùng cao biên giới” tại bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa được tổ chức dưới sự phối hợp giữa Đoàn Thanh niên Đài TNVN, Đoàn Thanh niên Đài PT&TH Thanh Hóa...

Ông "Thiện nguyện"
Ông "Thiện nguyện"

VOV.VN - Ông tên thật Huỳnh Văn Nguyện nhưng nhiều người gọi ông với cái tên kính trọng, ông "Thiện nguyện". Mỗi năm, ông đóng góp 500 triệu đồng cho công tác thiện nguyện. Ông còn thành lập công ty để tạo việc làm cho bà con nghèo tại địa phương.

Ông "Thiện nguyện"

Ông "Thiện nguyện"

VOV.VN - Ông tên thật Huỳnh Văn Nguyện nhưng nhiều người gọi ông với cái tên kính trọng, ông "Thiện nguyện". Mỗi năm, ông đóng góp 500 triệu đồng cho công tác thiện nguyện. Ông còn thành lập công ty để tạo việc làm cho bà con nghèo tại địa phương.

Nhiều hoạt động thiện nguyện nhân Đại lễ Phật Đản tại Đà Nẵng
Nhiều hoạt động thiện nguyện nhân Đại lễ Phật Đản tại Đà Nẵng

VOV.VN - Mùa Phật Đản, Phật lịch 2568 năm nay, tại thành phố Đà Nẵng, Giáo hội Phật giáo cùng đồng bào Phật tử và các đơn vị, địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện, hướng về bà con vùng khó khăn.

Nhiều hoạt động thiện nguyện nhân Đại lễ Phật Đản tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động thiện nguyện nhân Đại lễ Phật Đản tại Đà Nẵng

VOV.VN - Mùa Phật Đản, Phật lịch 2568 năm nay, tại thành phố Đà Nẵng, Giáo hội Phật giáo cùng đồng bào Phật tử và các đơn vị, địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện, hướng về bà con vùng khó khăn.