Những “cơn khát” nơi đảo tiền tiêu

(VOV) -Điều mà người dân huyện đảo Lý Sơn đang “khát” là hậu cần nghề cá, điện, nước ngọt…

Đối với huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi, kinh tế biển là mũi nhọn. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần nghề cá ở đây còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ nên ngư dân vẫn là người chịu thiệt thòi. Dự án đưa điện ra đảo bằng cáp ngầm đã được huyện xác định trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Khi đó, người dân huyện đảo sẽ thỏa những “cơn khát” bấy nay…

Phóng viên VOV online phỏng vấn bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn

PV: Xin bà cho biết những biện pháp mà huyện đảo Lý Sơn đang triển khai nhằm hỗ trợ ngư dân bám biển, đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao nhất?

Bà Phạm Thị Hương: Để giúp ngư dân yên tâm đánh bắt xa bờ, đến nay, huyện Lý Sơn đã thành lập hai nghiệp đoàn nghề cá. Mục đích của các nghiệp đoàn là bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên; các đoàn viên trực tiếp hỗ trợ nhau trong trường hợp gặp hoạn nạn khi đánh bắt xa bờ.

Đây là hai nghiệp đoàn ở hai xã An Vĩnh và An Hải, được chia thành các tổ (nghiệp đoàn đầu tiên được thành lập ngày 15/9/2011 tại xã An Hải với 835 đoàn viên và 58 tàu; nghiệp đoàn thứ hai thành lập ngày 25/7/2012 tại xã An Vĩnh với 295 đoàn viên và 23 tàu– PV). Những đoàn đánh bắt thường đi theo tổ đội, có sự liên kết với nhau. Khi gặp sự cố trên biển, họ sẽ cứu nhau trước.

Từ chỗ có 600 đoàn viên, sau hơn 1 năm, đến nay đã có 1.130 đoàn viên tham gia nghiệp đoàn nghề cá, điều đó cho thấy ngư dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia nghiệp đoàn. Trước đây, khi chưa thành lập nghiệp đoàn, việc đánh bắt của ngư dân là đơn lẻ và khi gặp nạn rất khó để cứu tài sản, thậm chí nguy hiểm cả tính mạng. Tới đây, huyện sẽ triển khai thành lập Hội nghề cá Lý Sơn.

Ngư dân Lý Sơn với những chuyến tàu đầy cá trở về

Trong trường hợp ngoài ngoài khả năng của những tổ đội, thì Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Lý Sơn phải có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng đến ngay chỗ bị nạn đó để cứu hộ, cứu nạn kịp thời. Bên cạnh đó, cảnh sát biển cũng là cơ quan hỗ trợ ngư dân những sự cố xảy ra trên biển. Ngoài ra, chúng tôi cũng kiến nghị nên lập ra đội tàu kiểm ngư, cùng sát cánh hỗ trợ với các ngư dân đánh bắt ở những vùng biển xa.

Ngoài công việc ra biển đánh bắt, tăng thu nhập cho gia đình thì nhiệm vụ rất lớn của ngư dân là duy trì và bảo vệ vùng biển truyền thống và họ cũng là người trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Huyện đã tuyên truyền cho các ngư dân trong việc đánh bắt trên các vùng biển tranh chấp; giao lực lượng biên phòng là cơ quan chủ chốt, chủ động trong việc tuyên truyền cho ngư dân để họ nắm rõ luật pháp và yên tâm khai thác ở những khu vực được phép.

Trăn trở với hậu cần nghề cá

PV: Chính quyền địa phương hỗ trợ ngư dân xây dựng hậu cần về cá như thế nào để ngư dân có nơi bao tiêu sản phẩm một cách tốt nhất, thưa bà?

Bà Phạm Thị Hương: Nghị quyết của Đảng bộ huyện coi phát triển kinh tế biển là kinh tế mũi nhọn, do đó trong chương trình chiến lược biển Việt Nam, Lý Sơn cũng đã có chương trình hành động về việc phát triển kinh tế biển đảo. Trong đó, huyện đã có quy hoạch xây dựng vũng neo đậu tàu thuyền (giai đoạn 1). Hiện nay, vũng neo đậu tàu thuyền phục vụ hậu cần nghề cá đã được hình thành và đang được đưa vào sử dụng. Do đó, khi gặp thời tiết xấu có thể neo đậu được 400 – 500 tàu.

Lý Sơn hiện đã hình thành cơ sở sửa chữa tàu thuyền, cơ sở cung cấp nhiên liệu và đá lạnh tại dịch vụ hậu cần. Ngoài ra, huyện cũng đang tập trung kêu gọi các nhà đầu tư vào các dịch vụ hỗ trợ tiếp theo như sơ chế biến, ngư lưới cụ… để sớm tạo sự liên hoàn về dịch vụ hậu cần nghề cá, bảo đảm cho ngư dân yên tâm đánh bắt dài ngày trên biển, hạn chế tiêu hao nhiên liệu cũng như bị ép giá. Bởi hiện nay ngư dân vẫn phải đưa hàng hóa vào đất liền để bán.

Tuy nhiên, do liên quan đến nguồn điện nên các nhà đầu tư còn e ngại đầu tư vào lĩnh vực này, cho nên mức độ dịch vụ của huyện còn nhỏ lẻ. Huyện cũng đã đề xuất tỉnh và Trung ương khởi công xây dựng vũng neo đậu giai đoạn 2 để tàu thuyền an tâm trú bão khi đánh bắt xa bờ.

Hàng hóa từ đất liền được vận chuyển ra đảo bằng tàu cao tốc

Sẽ thỏa “cơn khát” điện và nước

PV: Huyện đã có chiến lược nào để giải quyết nguồn điện - hiện nay đang rất thiếu và đắt đỏ tại đảo?

Bà Phạm Thị Hương: Nguồn điện ở đảo Lý Sơn là rất khó khăn từ nhiều năm nay. Trước đây, huyện cũng đã kêu gọi được một tập đoàn của Đức ra khảo sát về xây dựng dự án điện gió, nhưng mức gió ở đây không đảm bảo cho nên dự án này không đạt kết quả.

Huyện và tỉnh cũng đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ra khảo sát về vấn đề sử dụng điện năng. Vừa qua đã có một số đoàn công tác ra đảo để khảo sát và sẽ có báo cáo trong thời gian tới.

Hiện nay, huyện chỉ sử dụng nhiệt điện, mỗi ngày phát từ 17h – 23h, chưa thực sự đảm bảo cho vấn đề sinh hoạt của người dân. Về lâu dài, chúng tôi đã kiến nghị với tỉnh và Trung ương là sử dụng cáp ngầm kéo từ đất liền ra đảo. Vấn đề này đã được đưa vào danh mục quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, giai đoạn đến năm 2020. Dự án này dự kiến sẽ bắt đầu triển khai vào năm 2013.

Tại Bệnh viện quân dân y kết hợp trên đảo, nhiều phòng, thiết bị bỏ không vì không có điện

PV: Được biết, hồ chứa nước Thới Lới được hoàn thành vào tháng 5/2012, bà có thể cho biết lợi ích của hồ đem lại cho bà con địa phương?

Bà Phạm Thị Hương: Công trình này xây dựng trên đỉnh núi Thới Lới, thôn Đông, xã An Hải. Diện tích lòng hồ gần 10ha, dung tích trên 270.000m3. Hồ được xây dựng trên cơ sở tận dụng lợi thế của miệng núi lửa hình thành từ hàng triệu năm để tích nước. Công trình do Công ty cổ phần Phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Ngãi thi công gồm các hạng mục chính: Đập dâng, tràn xả lũ, cống lấy nước. Hồ được thiết kế xây dựng theo hình thức kết cấu bê tông chống thấm để tích nước trong mùa mưa.

Hồ Thới Lới là công trình thủy lợi đầu tiên chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Lý Sơn. Hồ phục vụ tưới tiêu cho khoảng 60ha tỏi, hành. Ngoài ra sử dụng làm nước sinh hoạt cho khoảng 1.000 hộ dân. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng có đề nghị xây dựng một hồ chứa nước ở núi Giếng Tiền, phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 1.000 hộ dân và 60ha hành, tỏi ở khu vực xa, không có nước ngọt./.

Lý Sơn là huyện đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng về an ninh, quốc phòng đối với đất nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lý gồm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình với diện tích tự nhiên trên đảo là 9,07km2, dân số hơn 20.460 người (trong đó xã An Bình – đảo Bé, 100% là hộ nghèo).
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển
Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển

“Khu kinh tế Dung Quất là động lực phát triển kinh tế không chỉ của Quảng Ngãi  mà của cả vùng miền Trung Tây Nguyên và cả nước”.  

Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển

Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển

“Khu kinh tế Dung Quất là động lực phát triển kinh tế không chỉ của Quảng Ngãi  mà của cả vùng miền Trung Tây Nguyên và cả nước”.  

Ở Lý Sơn không có nàng Tô Thị
Ở Lý Sơn không có nàng Tô Thị

(VOV) -Những quả phụ sống trên đảo không cho phép mình gục ngã mà phải vươn lên bám biển, bám đảo, truyền tình yêu cho con cái…

Ở Lý Sơn không có nàng Tô Thị

Ở Lý Sơn không có nàng Tô Thị

(VOV) -Những quả phụ sống trên đảo không cho phép mình gục ngã mà phải vươn lên bám biển, bám đảo, truyền tình yêu cho con cái…

Bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế biển, đảo
Bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế biển, đảo

Ngày 12/6/2009, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 27/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.  

Bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế biển, đảo

Bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế biển, đảo

Ngày 12/6/2009, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 27/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.  

Tăng cường thêm 2 máy phát điện cho huyện đảo Lý Sơn
Tăng cường thêm 2 máy phát điện cho huyện đảo Lý Sơn

(VOV) - 2 máy phát điện này có tổng công suất 860 Kwh.

Tăng cường thêm 2 máy phát điện cho huyện đảo Lý Sơn

Tăng cường thêm 2 máy phát điện cho huyện đảo Lý Sơn

(VOV) - 2 máy phát điện này có tổng công suất 860 Kwh.