Những cựu binh “trại Davis” và ký ức không thể nào quên

VOV.VN -Ký ức của một thời đấu tranh cam go bằng trí tuệ ngay trong sào huyệt
địch không thể nào quên đối với các cựu binh “trại
Davis”.

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ, từ cuối tháng 1/1973, Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở trại Davis, bên trong sân bay Tân Sơn Nhất - thành phố Sài Gòn, đã đấu tranh kiên quyết với Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ Hoa Kỳ và Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, nhằm bảo đảm thực hiện Hiệp định Paris, được ký ngày 27/1/1973, trong bối cảnh Mỹ - Ngụy tiến hành mọi thủ đoạn trắng trợn để phá hoại Hiệp định.

Ký ức của một thời đấu tranh cam go bằng trí tuệ ngay trong sào huyệt địch là những kỷ niệm không thể nào quên đối với các cựu binh “trại Davis” ở Sài Gòn năm xưa.

 Đại tá Nguyễn Văn Tòng tại "trại Davis" năm 1973

Ông Nguyễn Văn Tòng, lúc đó là Đại tá, nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị quân giải phóng, Chính ủy Sư đoàn 9, tham gia Ban Liên hợp Quân sự bốn bên, vẫn nhớ nguyên câu chuyện của 40 năm trước. Theo Hiệp định Paris, phía ta có Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của ta là đấu tranh buộc địch thực hiện đúng các điều khoản của Hiệp định Paris, giám sát Mỹ rút quân theo đúng kế hoạch 60 ngày, dứt điểm vào ngày 29/3/1973; buộc địch phải trao trả tù binh. Trong đó, quan trọng nhất suốt trong thời kỳ Ban liên hợp quân sự là đấu tranh để vạch trần bản chất phản động của chính quyền Sài Gòn và phía Mỹ, đặc biệt là những hành vi phá hoại Hiệp định như: lấn chiếm, trả tù binh không đúng người, không đúng đối tượng.

Ông Nguyễn Văn Tòng hồi tưởng: “Trại Davis thời kỳ Ban Liên hợp bốn bên chủ yếu là buộc Mỹ thi hành Hiệp định Paris, rút hết lính Mỹ đi. Việc ký Hiệp định để cứu lấy danh dự của một đế quốc to mà thua một nước nhỏ. Mỹ rút đi nhưng ngụy thì vẫn ngoan cố. Sau khi Mỹ rút quân, theo đường lối của Bác Hồ là “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” thì quân ta tiếp tục đánh”.

Bất chấp mọi khó khăn và thủ đoạn của địch, từ tháng 1/1973 đến ngày 30/4/1975, hai đoàn đại biểu quân sự của ta đã kiên cường bám trụ tại trại Davis để đấu tranh, giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng.

Ông Lê Hùng, lúc đó mới 28 tuổi, là cán bộ thư ký tổng hợp văn phòng của Phái đoàn Quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự bốn bên và hai bên. Vinh dự có mặt tại trại Davis, sân bay Tân Sơn Nhất suốt 823 ngày đêm, ông cho biết: Trong vòng vây, giữa sào huyệt của kẻ thù, cán bộ chiến sĩ của đoàn luôn vững vàng, tổ chức các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như múa lân, kéo co, đánh tennis… Tất cả sinh hoạt của bộ đội rất đều đặn và tinh thần anh em luôn lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi sau cùng.

Ông Lê Hùng nhớ lại: “Ngày 18/4/1975, chúng tôi được lệnh đào công sự, đào hầm. Trong điều kiện lúc đó không có cuốc, xẻng, từ 18 đến 28/4 mới hoàn chỉnh hệ thống công sự chiến đấu, riêng chiều dài giao thông hào dài 1 cây số, trong đó có 2 hầm chỉ huy, 1 hầm quân y. Tất cả tổ chiến đấu đều có hầm đầy đủ để bước vào trận chiến đấu mới”.

Tại trại Davis, địch cắt điện, ta dùng nến thắp sáng; địch cắt nước, ta đào giếng. Đối phương sợ ta đào địa đạo và đặt mìn sâu vào sân bay như đánh đồi A1 trận Điện Biên Phủ, chúng bèn lập hàng rào cao, đào hào dọc xung quanh trại Davis sâu 3-4m. Địch đồng thời tổ chức rất nhiều vọng gác trang bị súng máy, với mưu đồ khi có nổ súng tại sân bay Tân Sơn Nhất thì sẽ hủy diệt đoàn ta.

Trong tình huống đó, các cán bộ chiến sĩ vẫn luôn vững vàng để hoàn thành nhiệm vụ. Địch gây nhiễu sóng, phá hoại thông tin liên lạc, ta biết trước thủ đoạn đó nên ngay từ đầu đã lập một tổ kỹ thuật thông tin do một số kỹ sư và cán bộ kỹ thuật giỏi phụ trách, mang theo phương tiện kỹ thuật vào trại lắp ngay hệ thống thông tin têlêtíp, kịp thời phục vụ thông tin hai chiều của hai Đoàn, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt của hai Đoàn với Trung ương và quốc tế.

 

 Ông Trần Trung Đệ, một trong các cựu binh "trại Davis"

Ông Trần Trung Đệ, được phân công vào trại Davis tham gia Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thuộc Ban liên hợp hai bên cho biết: “Lúc đó bọn Ngụy phá rất nhiều vì đến giai đoạn có thể gọi là “giãy chết”, vì nó biết không còn Mỹ thì không thể chống đỡ nổi cả về mặt ngoại giao, chính trị và quân sự. Quan trọng nhất là hàng tuần chúng ta đều tổ chức họp báo tại trại Davis với sự tham dự của khoảng 70 hãng thông tấn trên thế giới. Qua đó tố cáo những vi phạm Hiệp định của phía bên kia và chứng minh điều đúng đắn, chính nghĩa của mình. Hoạt động đó là giá trị nhất, mang lại hiệu quả nhất”.

Những ngày cuối cùng của tháng Tư lịch sử, 17 giờ ngày 28/4, 5 chiếc máy bay A37 do Đại úy Nguyễn Thành Trung dẫn đường cho các sĩ quan không quân của ta ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Đến 17h30 ngày 29/4, pháo của ta bắt đầu bắn cấp tập. 9h30 sáng 30/4/1975, đồng chí Ngô Văn Sương, Trưởng Ban Chính trị quyết định cho các chiến sĩ trèo lên tháp nước treo lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng - một trong những lá cờ treo sớm nhất tại thành phố Hồ Chí Minh trong ngày giải phóng miền Nam, ngay tại Ban Liên hợp quân sự ở trại Davis.

Suốt 823 ngày đêm đấu tranh ngoại giao quân sự giữa sào huyệt của địch, với lòng quả cảm, các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã giương cao ngọn cờ chính nghĩa, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, dũng cảm, mưu trí, thể hiện sự khôn khéo, nhạy bén, mềm dẻo của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Hai phái đoàn của ta đã vạch trần những âm mưu, thủ đoạn và mọi hành động phá hoại Hiệp định Paris một cách có hệ thống của Mỹ - Ngụy trước dư luận trong nước và thế giới.

Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tại trại Davis năm nào đến nay vẫn luôn sống mãi, trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khánh Hòa kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng
Khánh Hòa kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng

VOV.VN - Hiện nay, Khánh Hòa nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành có nguồn thu ngân sách lớn đóng góp cho Trung ương.

Khánh Hòa kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng

Khánh Hòa kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng

VOV.VN - Hiện nay, Khánh Hòa nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành có nguồn thu ngân sách lớn đóng góp cho Trung ương.

Phú Yên kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng
Phú Yên kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng

VOV.VN - Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 Phú Yên trở thành tỉnh công nghiệp, tỉnh cần huy động mọi nguồn lực, mọi tiềm năng lợi thế cho sự phát triển.

Phú Yên kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng

Phú Yên kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng

VOV.VN - Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 Phú Yên trở thành tỉnh công nghiệp, tỉnh cần huy động mọi nguồn lực, mọi tiềm năng lợi thế cho sự phát triển.

Kỷ niệm 40 năm giải phóng Lâm Đồng – Đà Lạt
Kỷ niệm 40 năm giải phóng Lâm Đồng – Đà Lạt

VOV.VN - Sau 40 năm giải phóng, tỉnh Lâm Đồng đã có những chuyển biến tích cực và toàn diện: kinh tế phát triển, đô thị được chỉnh trang.

Kỷ niệm 40 năm giải phóng Lâm Đồng – Đà Lạt

Kỷ niệm 40 năm giải phóng Lâm Đồng – Đà Lạt

VOV.VN - Sau 40 năm giải phóng, tỉnh Lâm Đồng đã có những chuyển biến tích cực và toàn diện: kinh tế phát triển, đô thị được chỉnh trang.

40 năm giải phóng Trường Sa: Đất liền không bao giờ quên đảo xa
40 năm giải phóng Trường Sa: Đất liền không bao giờ quên đảo xa

VOV.VN - Đến nay, sau 40 năm, các cựu chiến binh từng tham gia giải phóng bảo vệ đảo có dịp quay lại Trường Sa đều không giấu được niềm tự hào.

40 năm giải phóng Trường Sa: Đất liền không bao giờ quên đảo xa

40 năm giải phóng Trường Sa: Đất liền không bao giờ quên đảo xa

VOV.VN - Đến nay, sau 40 năm, các cựu chiến binh từng tham gia giải phóng bảo vệ đảo có dịp quay lại Trường Sa đều không giấu được niềm tự hào.

Đồng Nai: Họp mặt nhân kỷ niệm 40 giải phóng Xuân Lộc
Đồng Nai: Họp mặt nhân kỷ niệm 40 giải phóng Xuân Lộc

VOV.VN - Sáng 9/4, tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra lễ họp mặt kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Xuân Lộc 9/4/1975 - 9/4/2015.

Đồng Nai: Họp mặt nhân kỷ niệm 40 giải phóng Xuân Lộc

Đồng Nai: Họp mặt nhân kỷ niệm 40 giải phóng Xuân Lộc

VOV.VN - Sáng 9/4, tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra lễ họp mặt kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Xuân Lộc 9/4/1975 - 9/4/2015.