Những người vợ “ăn chưa no, lo chưa tới” ở Hà Quảng, Cao Bằng

VOV.VN - Không có ước mơ, chỉ cần được chồng chăm sóc, yêu thương là mong ước của nhiều cô vợ đang "tuổi ăn tuổi lớn" ở xã Thượng Thôn, Hà Quảng, Cao Bằng. Ở cái tuổi đáng ra được đến trường học kiến thức, vui vẻ bên chúng bạn thì nhiều thiếu nữ người Mông ở đây đã nghỉ học để lấy chồng rồi làm mẹ.

 

Mã Thị Kia (sinh năm 2006) nghỉ học từ năm lớp 7 và đi làm dâu khi mới 17 tuổi, chồng Kia là Đậu Văn Toàn (sinh năm 2005). Việc Kia nghỉ học giữa chừng không phải do bố mẹ mà là do cô bé không muốn đi học, bởi không thấy hứng thú khi đến lớp mà lại thích trông em, làm việc nhà, lên nương trồng ngô... 

Chồng Kia cũng nghỉ học sớm, ở nhà giúp bố mẹ việc nương rẫy. Kia cũng vậy, cuộc sống có chăng khác trước là cô có thêm bố mẹ, thêm anh chị em và một người chồng.

Hỏi Kia có ước mơ gì, cô bé trả lời hồn nhiên: "Bây giờ chưa ước mơ gì, chỉ ước mơ chồng luôn yêu thương mình, chăm sóc cho mình, nuôi mình. Chồng cho làm việc nhẹ nhàng".

Hầu Thị Sí (sinh năm 2009) cũng nghỉ học khi đang dang dở lớp 8 để... lấy chồng. Chồng của Sí (sinh năm 2004) và cũng nghỉ học từ sớm rồi ở nhà làm nương, trồng rừng, chặt củi kiếm sống. Nhà Sí có 8 anh chị em nên khi cô con gái thứ 5 nghỉ học để lấy chồng, bố mẹ Sí cũng không ngăn cản.

Và cũng như Kia, ước mơ của Sí thật giản đơn: "Em chỉ ước chồng không đi chơi nữa chỉ yêu mình em. Ước mơ là chồng đi kiếm tiền để có vốn đi nhập quần áo về bán như nhiều chị khác. Dân tộc bọn em không cần đi học, chỉ cần học biết đọc, viết tên của mình là được. Bố mẹ bảo thế".

Những gương mặt non nớt, dáng người bé nhỏ... cả Kia và Sí đều chưa thể hình dung cuộc sống tương lai sau này. Dù chưa vướng bận con cái, những cặp vợ chồng trẻ như Kia-Toàn hay Sí-Thắng đều không có công việc ổn định, cuộc sống đa phần trông vào những buổi làm thuê nên trong nhà gần như chẳng có tiền dành dụm. Kia thổ lộ, 2 vợ chồng cố gắng mãi cũng để dành được 400 nghìn đồng, còn vợ chồng Sí "giàu" hơn, có 1,4 triệu đồng dắt lưng. Khi được hỏi nếu lùi về vài năm trước, liệu có nghỉ học lấy chồng sớm hay không?

Kia thổ lộ: "Không lấy chồng sớm như này đâu, lấy chồng sớm khổ quá. Mình thích gì cũng không được như ở với bố mẹ. Ở với bố mẹ mặc gì cũng được, còn chồng không muốn mình mặc ngắn..."

Hầu Thị Sí thì lại có suy nghĩ khác về cuộc sống gia đình: "Bây giờ thời đại mới đẻ 2-3 con. Không đẻ nhiều đâu, còn trẻ như thế này kiếm tiền khó lắm nhưng thích thì lấy chồng thôi".

Ở xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng vẫn còn nhiều trường hợp lấy vợ, lấy chồng khi tuổi đời còn quá nhỏ nên cuộc sống cứ xoay vần không lối thoát. Điều kiện để phát triển kinh tế ở Thượng Thôn còn khó khăn, ít đất canh tác, không có nguồn nước, nên cái đói cái nghèo vẫn hiện hữu. Rồi đám trẻ lớn lên hồn nhiên như cây cỏ trên nương, nghỉ học sớm quay ra lấy chồng, lấy vợ càng khiến cuộc sống rơi vào khó khăn.

Anh Mã Văn Tu (30 tuổi) nhớ lại cảnh lấy vợ sớm, anh cũng thấy hối tiếc. Học hết lớp 8 rồi lấy vợ khi mới 15 tuổi, 17 tuổi anh có con đầu lòng để bây giờ có cả một đàn con lít nhít... Kể câu chuyện của bản thân mình, anh Tu khuyên các bạn trẻ đang có ý định nghỉ học để ở nhà lấy vợ: Hãy cố gắng học hết cấp 3, học nghề để đi làm. Nếu không muốn xa nhà thì lúc đó hãy lấy vợ và sinh vài đứa con thôi.

"Em khuyên đấy, lấy vợ thì biết kiếm tiền hẵng lấy, rồi sinh 1-2 đứa chứ như anh khổ lắm. Đi học đứa này lo cho 5.000 đồng, đứa kia 5.000 đồng, nhiều đứa cộng lại không lo được, không ăn ngon, không được mặc đẹp. Như người ta chỉ có 1-2 con ăn ngon mặc đẹp hơn. Lúc đó trẻ quá không biết gì đẻ nhiều. Người Mông ở vùng cao không học được nhiều, cứ bảo là nếu không học là lấy vợ đi, bố mẹ bảo thế nên lấy vợ lấy chồng thôi", anh Tu nói.

Nhiều khu vực đồng bào DTTS vẫn cho rằng gia đình đông con sẽ có nhiều người làm. Con trai con gái chỉ qua 14, 15 tuổi mà có người hỏi cưới là bố mẹ đồng ý cho nghỉ học ngay. Cũng bởi quan niệm chỉ cần biết ít chữ rồi về làm nương làm rẫy, lấy vợ lấy chồng rồi sinh con đẻ cái là được... Và thật tiếc khi những thiếu nữ người Mông xinh đẹp như Kia, như Sí đang ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, cái tuổi nhiều ước mơ, học tập, rèn luyện kỹ năng sống... lại chỉ quanh quẩn trong thôn, ngơ ngác, bởi thế giới của các em giờ đây chỉ xoay quanh chồng và gia đình nhà chồng mà thôi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vùng cao Bình Định ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết
Vùng cao Bình Định ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết

VOV.VN - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Bình Định phấn đấu, giảm bình quân 2-3% mỗi năm số cặp tảo hôn và duy trì không phát sinh kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao. 

Vùng cao Bình Định ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Vùng cao Bình Định ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết

VOV.VN - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Bình Định phấn đấu, giảm bình quân 2-3% mỗi năm số cặp tảo hôn và duy trì không phát sinh kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao. 

Học qua Youtube chế tạo hơn 90 quả pháo nổ chơi tết
Học qua Youtube chế tạo hơn 90 quả pháo nổ chơi tết

VOV.VN - 3 thiếu niên ở tỉnh Điện Biên vừa bị phát hiện về hành vi chế tạo, tàng trữ pháo nổ trái phép.

Học qua Youtube chế tạo hơn 90 quả pháo nổ chơi tết

Học qua Youtube chế tạo hơn 90 quả pháo nổ chơi tết

VOV.VN - 3 thiếu niên ở tỉnh Điện Biên vừa bị phát hiện về hành vi chế tạo, tàng trữ pháo nổ trái phép.

Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số
Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Ngày 29/12, tại Đài phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số

Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Ngày 29/12, tại Đài phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.