Những triển vọng khả quan về tình hình dịch bệnh tại TP.HCM

VOV.VN - Dù số bệnh nhân tử vong giảm chưa sâu như kỳ vọng, song đồ thị có chiều hướng đi xuống là tín hiệu cho thấy những nỗ lực điều trị đang dần có hiệu qủa.

Phát hiện kịp thời F0 tại nhà trở nặng

"Sợ nhất là khâu chuyển viện thôi, những cái khác thì khá ổn, giờ thuốc men đầy đủ rồi. Nhiều ngày qua thì những ca cấp cứu mình chuyển đi cũng trong vòng 15 phút báo thì làm hoàn tất hồ sơ thì đưa bệnh nhân vô được".

"Lúc đầu có vướng mắc là chuyển bệnh rất khó, nhưng sau này được gỡ dần, được sự hỗ trợ và điều phối thì khả quan hơn lúc trước rất là nhiều".

Đó là nhận định của một số trạm y tế về quá trình cấp cứu và chuyển F0 trở nặng lên tuyến trên một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn trong nhiều tuần gần đây. Từ đó giúp các bệnh nhân được can thiệp kịp thời.

Dữ liệu từ cổng thông tin COVID-19 của TP.HCM cho thấy, số bệnh nhân tử vong có chiều hướng giảm đáng kể. Nếu tính từ mốc ngày 22/8, trước khi TP.HCM tăng cường giãn cách xã hội theo phương châm “ai ở đâu thì ở yên đó”, số ca COVID-19 tử vong cao nhất là 340 thì 5 ngày trở lại đây, số tử vong trên dưới 200 ca. Cụ thể, ngày 8/9 là 203 ca, ngày 9/9 là 195 ca, ngày 10/9 là 188 ca, ngày 11/9 là 200 ca và ngày 12/9 có tăng nhẹ ở mức 228 ca.  

Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới kiêm phụ trách Khu điều trị COVID-19, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trước đây, tại khu điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị từ 400-450 bệnh nhân mỗi ngày, nhưng 1 tuần nay, giảm xuống còn khoảng 300 người/ngày. Thời gian qua việc thay đổi chiến lược chuyển qua quan tâm tới F0 nhiều hơn ngay từ sớm, giảm áp lực lên các bệnh viện điều trị tại tầng 2, tầng 3. Do đó, dù hiện tại số ca mắc mới mỗi ngày vẫn chưa có dấu hiệu giảm, trung bình vẫn có khoảng hơn 5.000 ca mắc mới, nhưng tỷ lệ tử vong đã giảm nhẹ. Đó là nhờ vai trò của hàng trăm trạm y tế lưu động, những mạng lưới hỗ trợ tư vấn y tế từ xa cho F0 tại nhà đang vận hành tốt. 

Theo bác sĩ Lê Quốc Hùng, ngay từ F0 điều trị mức độ nhẹ tại nhà mới có triệu chứng, nếu được tư vấn một cách đầy đủ về cách vệ sinh, điều trị từ sớm với những phác đồ phù hợp thì những F0 này sẽ không trở nặng, hoặc nếu có thì mức độ nặng cũng sẽ không quá nặng.

Còn theo Phó Giáo sư- Tiến sĩ – Bác sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, do biến chủng Delta lây lan nhanh, khiến số ca COVID-19 tăng lên đột ngột, trong khi sự chuẩn bị ứng phó thời gian đầu còn lúng túng, chưa đầy đủ. Hệ thống y tế quá tải, một số nơi thiếu oxy, không kịp đáp ứng ngay cho các bệnh nhân cấp cứu, dẫn đến nguy kịch, tỉ lệ tử vong cao hơn so với quốc tế. Trong khi đó, độ phủ vaccine chưa cao, những người mắc bệnh và trở nặng đại đa số là người già, người mang bệnh nền. Tuy nhiên, sau đó, sự điều phối hệ thống y tế nhuần nhuyễn hơn, phân tầng điều trị hợp lý, phát hiện và xử lý kịp thời những ca bắt đầu trở nặng cũng giảm được tử vong. 

PGS-TS Đỗ Văn Dũng cho rằng, ngành y tế có những gói thuốc an sinh và cũng hướng dẫn cụ thể hơn. Khi bệnh nhân sẵn sàng ở nhà, ở nhà có hiệu quả nếu bắt đầu chuyển nặng được chăm sóc kịp thời. Với nỗ lực của TP thì đảm bảo bệnh nhân bắt đầu chuyển nặng, từ mức độ lâm sàng, vừa sang nặng thì được hỗ trợ oxy.

Tiêm vaccine tăng, tử vong giảm

Lãnh đạo các khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tại tầng 2 cho biết, thời gian gần đây, số lượng F0 chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể. Điển hình như tại Bệnh viện dã chiến số 1, lượng bệnh nặng tại đã giảm hơn 60-70%; tại Bệnh viện quân dân y miền Đông cũng giảm trên 50% số bệnh chuyển nặng, kéo theo đó là số ca tử vong cũng giảm.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, để giảm số ca tử vong, Bộ Y tế đã cho thành lập các trung tâm hồi sức tích cực quốc gia để điều trị ca bệnh nặng, giảm dồn ứ tại tầng dưới. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng đáp ứng của cơ sở y tế tuyến dưới, điều này được thực hiện thông qua việc trao đổi chuyên môn từ các chuyên gia, khắc phục khó khăn cho cơ sở tầng 2. Nhờ đó, cơ sở vật chất, chuyên môn, tổ chức quản lý ở tầng 2 được cải thiện, bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Theo nhận định của một số chuyên gia, số người được tiêm chủng và số ca tử vong COVID-19 đang thể hiện 2 chiều lên - xuống trái ngược. Số người được tiêm vaccine trong 14 ngày gần đây tăng nhanh, mặc dù số ca mắc giảm chưa nhiều nhưng các ca bệnh chuyển nặng ở người lớn tuổi, người có bệnh nền không nhiều như trước.

Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho thấy, ngày 26/8, thành phố có 5,6 triệu người được tiêm vaccine, trong đó người trên 65 tuổi, có bệnh nền chỉ hơn 500.000 người. Đến 8/9, toàn thành phố đã có hơn 7 triệu người được tiêm vaccine (tăng 25%), trong đó số người có bệnh nền, trên 65 tuổi được tiêm tăng 39%. Tính đến ngày 13/9, TP.HCM đã tiêm mũi 1 cho 90% người dân từ 18 tuổi trở lên và đang tiếp tục tiêm vét, đến tận nhà tiêm cho những người bệnh nền, già yếu không đi lại được.

Tuy số liệu tử vong có giảm nhưng theo các chuyên gia, để đánh giá được số bệnh nhân tử vong có giảm thực sự hay không cần dựa trên số lượng bệnh nhân nặng, số bệnh nhân cần hồi sức cấp cứu thì sẽ dự đoán được xu hướng.

Số liệu từ Sở Y tế TP.HCM cho thấy, số bệnh nhân thở máy cũng đang giảm dần, từ 2.793 ca ngày 8/9 và đến 12/9 còn 2.616 ca, giảm 177 trường hợp. Số bệnh nhân chạy ECMO dao động từ 20-23 trường hợp. Đó cũng là cơ sở để co thể kỳ vọng và tin tưởng số ca tử vong do COVID-19 sẽ giảm sâu trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thành uỷ TP.HCM bàn kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế
Thành uỷ TP.HCM bàn kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Nên cho biết, sáng 14/9 TP.HCM đã xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và được thống nhất việc thực hiện giãn cách thêm 2 tuần theo tinh thần Chỉ thị 16. Trong đó, những địa phương đã kiểm soát được thì từng bước mở dần theo nguyên tắc an toàn là trên hết.

Thành uỷ TP.HCM bàn kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế

Thành uỷ TP.HCM bàn kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Nên cho biết, sáng 14/9 TP.HCM đã xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và được thống nhất việc thực hiện giãn cách thêm 2 tuần theo tinh thần Chỉ thị 16. Trong đó, những địa phương đã kiểm soát được thì từng bước mở dần theo nguyên tắc an toàn là trên hết.

TP.HCM: Không được từ chối tiêm mũi 2 cho người tiêm mũi 1 nơi khác
TP.HCM: Không được từ chối tiêm mũi 2 cho người tiêm mũi 1 nơi khác

VOV.VN - Tính đến sáng nay 14/9, TP.HCM đã tiêm được tổng cộng hơn 8,1 triệu liều vaccine. Trong đó tổng số mũi 1 là 6,58 triệu liều và mũi 2 là 1,57 triệu liều.

TP.HCM: Không được từ chối tiêm mũi 2 cho người tiêm mũi 1 nơi khác

TP.HCM: Không được từ chối tiêm mũi 2 cho người tiêm mũi 1 nơi khác

VOV.VN - Tính đến sáng nay 14/9, TP.HCM đã tiêm được tổng cộng hơn 8,1 triệu liều vaccine. Trong đó tổng số mũi 1 là 6,58 triệu liều và mũi 2 là 1,57 triệu liều.

TP.HCM thí điểm mở cửa Quận 7 trở lại vào ngày mai (15/9)
TP.HCM thí điểm mở cửa Quận 7 trở lại vào ngày mai (15/9)

VOV.VN - Quận 7 là 1 trong 3 quận, huyện của TP.HCM công bố kiểm soát được dịch Covid-19. Người dân và doanh nghiệp trên địa bàn quận 7 đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hoạt động trở lại vào ngày mai (15/9).

TP.HCM thí điểm mở cửa Quận 7 trở lại vào ngày mai (15/9)

TP.HCM thí điểm mở cửa Quận 7 trở lại vào ngày mai (15/9)

VOV.VN - Quận 7 là 1 trong 3 quận, huyện của TP.HCM công bố kiểm soát được dịch Covid-19. Người dân và doanh nghiệp trên địa bàn quận 7 đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hoạt động trở lại vào ngày mai (15/9).