Kỳ 1:

Những vết thương vẫn chưa lành qua thời gian

VOV.VN - 32 con người mỗi người mang trong mình một loại thương tật, họ vẫn đang chống chọi với nỗi đau mỗi ngày.

“Trên cơ thể chúng tôi có thể mang nhiều vết thương, thậm chí có thể hy sinh để cho Tổ quốc lành lặn và tươi đẹp hơn là điều những người lính thời chúng tôi luôn tâm nguyện trước khi lên đường nhập ngũ”-Đó là tâm sự của các thương binh mà tôi gặp tại Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ.

Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1976, chuyên chăm sóc thương bệnh binh nặng (mất từ 81% sức khỏe trở lên). Từ việc chăm sóc hơn 500 bệnh nhân, đến nay trung tâm chỉ còn lại 32 thương bệnh binh (đến từ 7 tỉnh trong cả nước).

Ông Trần Đăng Khoa, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài TNVN đã tặng quà cho thương bệnh binh Trung tâm điều dưỡng người có công tại tỉnh Phú Thọ.

Có nhiều người cho rằng vết thương rồi sẽ lành lặn theo thời gian, nhưng ở Trung tâm này vết thương trên thịt da vẫn đang hành hạ các thương bệnh binh mỗi ngày. 32 con người mỗi người mang trong mình một loại thương tật và những vết thương đó có thể cướp đi mạng sống của họ bất cứ lúc nào.

Ông Nguyễn Đình Điện, Phó Giám đốc Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ cho biết: Các cán bộ nhân viên Trung tâm và gia đình luôn nhiệt tình chăm sóc các thương bệnh binh, thể hiện rõ nét việc “Uống nước nhớ nguồn” - tri ân với người có công. Mặc dù Trung tâm cũng đã được trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị y tế, nhưng các thương bệnh binh ở đây tất cả là người bị thương nặng, có nhiều người mất đến 97-98% sức lao động. Nhiều trường hợp khi vết thương của thương binh tái phát lại gặp thời tiết bất thường, nhìn các anh mà lực bất tòng tâm…chua xót lắm mà đành bó tay”.

Với nụ cười gượng gạo trên khuôn mặt nhăn nhó, thương binh Đỗ Văn Chiến (mất 97% sức lao động) nói: Hôm nay nắng quá, vết thương ở phổi nó đang “hành” tôi. Đó là hôm nắng còn hôm mưa, rét thì những vết thương ở chân, lưng…,lại nhói đau. Nói chung, mình và anh em trong trại này đều phải sống chung với thương tật thôi!”.

Nhìn các anh đau đớn mà chúng tôi không khỏi xót xa. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những vết thương của các anh vẫn đang rỉ máu. Họ như mới trở về từ trận chiến ngày hôm qua.

Dù đau đớn là vậy, nhưng trong họ vẫn ánh nên niềm lạc quan yêu đời. Mỗi khi gặp nhau trên chiếc xe lăn, hay chống nạng đứng bên gường bệnh của bạn họ vẫn trò chuyện về cuộc chiến tranh đã qua, những trận đánh hào hùng hay những câu truyện đời thường đang diễn ra đâu đó. Họ là vậy, những người lính đã cống hiến thời trai trẻ cho đất nước, ra đi mang tâm nguyện “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Nay trở về với đời thường họ vẫn thể hiện rõ bản lĩnh của người lính-Bộ đội Cụ Hồ.

Ông Vũ Đình Tiến (thương binh mất 98% sức khỏe) bồi hồi nhớ lại: “Ngày ấy chúng tôi lên đường nhập ngũ vui lắm, rất nhiều người xung phong ra trận tuyến. Đi đánh giặc mà vui như đi Hội, ai cũng mong giết được nhiều giặc, báo công với tổ quốc”.

Đang nói chuyện với tôi thì chị vợ anh Tiến nhắc nhở anh sắp đến giờ uống thuốc. Đợi vợ đi khuất, anh Tiến mới nói: “Không biết sau này mình mất đi, bà ấy sống như thế nào. Khi mình còn sống thì vợ con có chế độ người nuôi dưỡng. Ở Trung tâm này, nhiều vợ của thương binh không biết đi đâu về đâu khi chồng mất. Các thương binh như chúng tôi trở về sau trận chiến có làm được gì nhiều, toàn ở Trung tâm, Trung tâm cấp nhà cho các gia đình nên không có nhà cửa, đất đai ở ngoài”.

Thương binh Vũ Đình Tiến.

Đây không phải là trăn trở riêng của mình anh Tiến mà là nỗi lo của những thương binh đang sống cũng như người đã mất ở Trung tâm này. Những người vợ, con của các thương binh đã chăm chồng cả đời sẽ về đâu khi chồng chết. Họ đã hy sinh thầm lặng tuổi thanh xuân mang đến niềm hạnh phúc gia đình cho các thương binh. Khi các thương binh mất đi họ lại cô đơn lẻ bóng và không có chốn dung than. Vì căn nhà được cấp phải trả lại Trung tâm và hơn nữa là các cấp chính quyền cũng chưa có 1 chính sách nào đối với đối tượng này sau khi chồng chết. Các thương binh luôn mong mỏi chế độ thích đáng đối với vợ, con người chăm sóc họ sau khi họ qua đời.

Cần làm gì để hoàn thành tâm nguyện của các thương binh nặng sau khi qua đời, câu trả lời này xin gửi đến các cơ quan chức năng!./.

Kỳ 2: Nỗi đau của vợ những thương binh sau khi mất chồng

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đài TNVN thăm và tặng quà thương, bệnh binh nặng
Đài TNVN thăm và tặng quà thương, bệnh binh nặng

VOV.VN - Món quà gồm 20 triệu đồng và 35 chiếc radio được trao cho các thương binh, bệnh binh.

Đài TNVN thăm và tặng quà thương, bệnh binh nặng

Đài TNVN thăm và tặng quà thương, bệnh binh nặng

VOV.VN - Món quà gồm 20 triệu đồng và 35 chiếc radio được trao cho các thương binh, bệnh binh.

Đài TNVN tặng quà gia đình liệt sĩ Trần Hữu Hòa
Đài TNVN tặng quà gia đình liệt sĩ Trần Hữu Hòa

(VOV) -Liệt sĩ Trần Hữu Hòa hy sinh trong khi làm nhiệm vụ rà phá bom mìn.

Đài TNVN tặng quà gia đình liệt sĩ Trần Hữu Hòa

Đài TNVN tặng quà gia đình liệt sĩ Trần Hữu Hòa

(VOV) -Liệt sĩ Trần Hữu Hòa hy sinh trong khi làm nhiệm vụ rà phá bom mìn.

Đài TNVN thăm nơi sơ tán cũ thời kháng Pháp ở Bắc Kạn
Đài TNVN thăm nơi sơ tán cũ thời kháng Pháp ở Bắc Kạn

(VOV) -Hang Nả Phòng là một trong những địa điểm Đài TNVN từng sơ tán trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Đài TNVN thăm nơi sơ tán cũ thời kháng Pháp ở Bắc Kạn

Đài TNVN thăm nơi sơ tán cũ thời kháng Pháp ở Bắc Kạn

(VOV) -Hang Nả Phòng là một trong những địa điểm Đài TNVN từng sơ tán trong những năm kháng chiến chống Pháp.