Ninh Bình họp khẩn, lên phương án xả tràn khi mực nước lũ dâng cao

VOV.VN - UBND tỉnh Ninh Bình họp khẩn với huyện Gia Viễn, Nho Quan và các ngành chức năng để lên các phương án xả tràn tại các tuyến đê trên sông Hoàng Long với phương án chuẩn bị "4 tại chỗ"

Sẵn sàng phương án sơ tán dân, xả tràn đê Hoàng Long

Do ảnh hưởng của bão số 3 và dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp (suy yếu từ bão số 3), trên địa bàn tỉnh có mưa to và rất to, lượng mưa đo được từ ngày 5/9 đến 12/9 là trên dưới 400 mm. 1h sáng 13/9, đỉnh lũ có xu hướng đi xuống cộng với thủy triều nên khả năng nước lũ sẽ hạ. Bên cạnh đó, những ngày qua, tại Bắc Bộ cũng liên tiếp xảy ra mưa rất lớn, mực nước trên sông Hoàng Long và sông Đáy qua Ninh Bình liên tục trên mức báo động 3. 

Dự báo vào 19h ngày 12/9, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế có khả năng lên mức 5,3m (đạt đỉnh 5,3m đúng điểm vận hành xả tràn). Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, đây là trận lũ điển hình và kéo dài, diễn biến phức tạp. Hiện toàn tỉnh Ninh Bình đã có hơn 3.000 hộ dân bị ngập lụt; hàng nghìn ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng, 5 tuyến giao thông bị chia cắt...

Trước diễn biến phức tạp và mức độ nguy hiểm của nước lũ trên các sông, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức học khẩn, xây dựng các kịch bản ứng phó. Trong đó, UBND tỉnh Ninh Bình đang chuẩn bị các tình huống xấu nhất khi phải xả tràn tại các tuyến đê trên sông Hoàng Long với phương án chuẩn bị "4 tại chỗ", bao gồm: chỉ huy tại chỗ, phương tiện, vật liệu tại chỗ; lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu.

Theo nhận định của UBND tỉnh Ninh Bình, mặc dù các tuyến đê của Ninh Bình khá kiên cố nhưng qua đợt lũ lịch sử năm 2017 cùng với biến động địa chất và thời gian, năng lực ứng chịu của các tuyến đê đã giảm, chính vì vậy, các lực lượng cần phải chủ động ứng trực tại các điểm xung yếu và phân tích, theo dõi diễn biến tình hình sát sao để có biện pháp ứng phó phù hợp. 

Các địa phương trong tỉnh chủ động nắm chắc diễn biến tình hình mưa lũ, chuẩn bị sẵn vật tư, huy động lực lượng để ứng phó với các tình huống. Tập trung lãnh đạo, tuyên truyền cho nhân dân để mọi người chủ động, tránh tâm lý hoang mang, lo lắng, giữ vững ổn định cuộc sống. Nhân dân các xã khu vực xả lũ với tinh thần sẵn sàng, chấp hành tuyệt đối, tin tưởng vào sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh. Các địa phương cũng tổ chức phương án bơm tiêu nước phù hợp với tình hình thực tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc đề nghị cả hệ thống chính trị trong tỉnh tập trung cao nhất cho công tác ứng phó với mưa lũ sau cơn bão số 3. Nhất quán quan điểm tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ tình hình phức tạp của nước lũ trên sông Đáy và sông Hoàng Long. Nhìn nhận đúng mức về các công trình thủy lợi trên đê Hoàng Long, do quá trình sử dụng, khả năng chịu áp lực lũ đã giảm, một số đoạn lún, cao trình thấp hơn do biến đổi của địa chất. Chính vì vậy, trong lãnh đạo, chỉ đạo, vận hành các công trình chống lũ phải tuân thủ theo quy trình đảm bảo thực tiễn, đúng với các phương án đã được phê duyệt. 

Với diễn biến lũ và tình hình thực tế như trên, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu Thường trực, thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phải tập trung cao phân tích, đánh giá tình hình một cách khoa học, hợp lý, trên cơ sở thực tiễn và nhất quán quan điểm không chủ quan, nóng vội, không vội vàng. Xác định rõ các tình huống để chuẩn bị nhưng phải đảm bảo đúng quy trình chung là khi mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế lên 4,90 m tiến hành dự lệnh thông báo di dân. Căn cứ trên tình hình thực tế khi lũ lên đạt đỉnh 5,3m để thực hiện các phương án đã xây dựng một cách hợp lý, khoa học. 

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu 2 huyện Nho Quan, Gia Viễn và các ngành liên quan thực hiện nghiêm chế độ trực 24/24h đảm bảo quân số, thực hiện tuần tra trên các tuyến đê thường xuyên, báo cáo xử lý kịp thời. Đẩy nhanh công tác tuyên truyền cho nhân dân vùng xả lũ không chủ quan, không hoang mang, đồng thời sẵn sàng thực hiện các mệnh lệnh của Nhà nước chủ động sắp xếp tư trang, vật dụng di chuyển đến nơi an toàn khi có tình huống xả lũ xảy ra. Huy động đủ quân số lực lượng công an, quân sự theo hiệp đồng và lực lượng tại chỗ của các xã, thị trấn; đảm bảo tốt công tác hậu cần cho lực lượng tham gia chống lũ... Công an, quân đội, các ngành liên quan và địa phương phối hợp chặt chẽ để có phương án vận hành tràn Lạc Khoái, vừa đảm bảo nguyên tắc, vừa phù hợp với tình hình thực tế. 

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực chăm lo cho nhân dân, không để thiếu thực thực phẩm, thuyền bè, thuốc men để ổn định cuộc sống cho nhân dân. Đối với công tác cứu trợ, giao cho Ủy ban MTTQ, Hội Chữ thập đỏ các cấp tiếp nhận và phân phối theo kế hoạch, không để tình trạng các đoàn cứu trợ bộc phát thiếu an toàn khi di chuyển đến các vùng lũ. 

Lực lượng vũ trang tỉnh Ninh Bình báo động mức độ cao nhất 

Theo ghi nhận, mực nước trên sông Hoàng Long và sông Đáy tại Ninh Bình đang ở mức trên báo động 3, nhiều tuyến đê có nguy cơ tràn sạt đê. Trước tình hình đó, lãnh đạo Bộ Chỉ huy quận sự tỉnh Ninh Bình đã trực tiếp có mặt tại các điểm xung yếu chỉ đạo các đơn vị phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn huy động lực lượng, phương tiện, vật tư gia cố, xử lý các tuyên đê xung yếu, đồng thời tiến hành di dời các hộ dân ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Khánh, Yên Mô về vị trí an toàn. 

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các đơn vị tích cực, chủ động phối hợp với các lực lượng sẵn sàng lực lượng, phương tiện, triển khai các phương án nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực cứu hộ, cứu nạn; ban CHQS các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều, thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo cấp báo động, bảo đảm đúng quy định của Luật Đê điều; kịp thời phát hiện, xử lý ngay các sự cố có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ. 

Triển khai ngay các phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân sinh sống tại các khu vực ngoài bãi sông (kể cả trong tuyến đê bối có nguy cơ mất an toàn), kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi lũ lên cao. Rà soát, kiểm tra, triển khai phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm "bốn tại chỗ"; chủ động phối hợp, hiệp đồng với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn huy động lực lượng, phương tiện giúp chính quyền và nhân dân địa phương chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị, nhất là tại các trọng điểm xung yếu để kịp thời triển khai hộ đê, xử lý các sự cố ngay từ giờ đầu. 

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình đã bố trí lực lượng, phương tiện, vật chất hỗ trợ cho các khu vực đang bị cô lập, đồng thời tổ chức trực 100% quân số sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh của thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 3.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cán bộ, chiến sỹ Công an Ninh Bình hỗ trợ dân đến nơi tránh lũ an toàn
Cán bộ, chiến sỹ Công an Ninh Bình hỗ trợ dân đến nơi tránh lũ an toàn

VOV.VN - Nước trên hàng loạt sông tại tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục lên cao khiến khu vực ở huyện Nho Quan và Gia Viễn ngập lụt mở rộng. Công an tỉnh Ninh Bình triển khai nhiều phương án ứng phó trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Cán bộ, chiến sỹ Công an Ninh Bình hỗ trợ dân đến nơi tránh lũ an toàn

Cán bộ, chiến sỹ Công an Ninh Bình hỗ trợ dân đến nơi tránh lũ an toàn

VOV.VN - Nước trên hàng loạt sông tại tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục lên cao khiến khu vực ở huyện Nho Quan và Gia Viễn ngập lụt mở rộng. Công an tỉnh Ninh Bình triển khai nhiều phương án ứng phó trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Tin lũ khẩn cấp trên sông Đáy và sông Hoàng Long của Ninh Bình
Tin lũ khẩn cấp trên sông Đáy và sông Hoàng Long của Ninh Bình

VOV.VN - Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Ninh Bình, nước lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế, Gián Khẩu; sông Đáy tại Ninh Bình đang lên. Mực nước lúc 7h ngày 11/9/2024 tại Bến Đế là 4,47 m (trên báo động 3: 0,47m), tại Gián Khẩu 4,10 m (trên báo động 3: 0,40 m); sông Đáy tại Ninh Bình 3,70 m (trên báo động 3: 0,20 m).

Tin lũ khẩn cấp trên sông Đáy và sông Hoàng Long của Ninh Bình

Tin lũ khẩn cấp trên sông Đáy và sông Hoàng Long của Ninh Bình

VOV.VN - Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Ninh Bình, nước lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế, Gián Khẩu; sông Đáy tại Ninh Bình đang lên. Mực nước lúc 7h ngày 11/9/2024 tại Bến Đế là 4,47 m (trên báo động 3: 0,47m), tại Gián Khẩu 4,10 m (trên báo động 3: 0,40 m); sông Đáy tại Ninh Bình 3,70 m (trên báo động 3: 0,20 m).

Hàng nghìn hộ dân ở Ninh Bình bị ngập nặng khi nước lũ dâng cao
Hàng nghìn hộ dân ở Ninh Bình bị ngập nặng khi nước lũ dâng cao

VOV.VN - Nước trên hàng loạt sông tại Ninh Bình đang tiếp tục lên cao khiến khu vực ngập lụt mở rộng. Trong đó có gần 1.000 hộ dân ở 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan (Ninh Bình) bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hàng nghìn hộ dân ở Ninh Bình bị ngập nặng khi nước lũ dâng cao

Hàng nghìn hộ dân ở Ninh Bình bị ngập nặng khi nước lũ dâng cao

VOV.VN - Nước trên hàng loạt sông tại Ninh Bình đang tiếp tục lên cao khiến khu vực ngập lụt mở rộng. Trong đó có gần 1.000 hộ dân ở 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan (Ninh Bình) bị ảnh hưởng nghiêm trọng.