Nỗ lực níu giữ giá trị môi trường và cảnh quan cho Đà Lạt

VOV.VN - Đô thị di sản bao gồm môi trường, cảnh quan thiên nhiên, nhất là cảnh quan kiến trúc. Vì vậy, cảnh quan kiến trúc cần tiếp tục bảo tồn để phát triển...

Nằm giữa ngàn thông lộng gió trên cao nguyên Langbiang, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có vị trí địa lý kết hợp với điều kiện địa hình đồi dốc, mát mẻ ôn hòa quanh năm, không lặp lại ở bất kỳ quốc gia nào có cùng vĩ độ. Chính vẻ đẹp huyền bí của thiên nhiên cộng với khí hậu hết sức đặc thù, kiến trúc độc đáo đã biến nơi đây trở thành một địa chỉ du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu của Việt Nam.

Nỗ lự níu giữ cảnh quan và môi trường cho Đà Lạt.

Tuy nhiên, do tốc độ phát triển của đô thị đã khiến tiềm năng và thế mạnh đặc thù vốn có của thành phố mộng mơ này đứng trước nhiều nguy cơ bị phá vỡ. Trước thực tế này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có những giải pháp cụ thể nào để cứu vãn, gìn giữ lại những tài sản quý giá được thiên nhiên ban tặng?

Phóng viên VOV tại Tây nguyên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về vấn đề này.

PV: Thưa ông, khí hậu, tài nguyên, môi trường là lợi thế so sánh cực lớn của Đà Lạt, là tiềm năng đặc hữu khó nơi nào có được. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung có vẻ tất cả những giá trị này đều đang dần bị phá vỡ, ông nhận định gì về vấn đề này?

Ông Phạm S: Đối với giá trị cảnh quan của Đà Lạt thì đây là một trong những vấn đề đặc thù bởi đây là “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”. Tuy nhiên, với yêu cầu đặt ra trong thực tiễn, đó là quá trình đô thị hóa, vấn đề về nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, quản lý tài nguyên nước… do đó cũng có những tác động đối với giá trị cảnh quan so với thời điểm rất lâu về trước của TP Đà Lạt. Vì vậy, trong định hướng phát triển cần tuân thủ thực hiện quy hoạch theo Quyết định 704, đồng thời nghiên cứu đồng bộ nhiều giải pháp vừa bảo tồn để phát triển vừa hài hòa kinh tế, hài hòa vấn đề về môi trường. Trong tổ chức sản xuất, trong lĩnh vực xây dựng, tỉnh đã đặt ra những chương trình, đề án quản lý về quy hoạch đô thị một cách phù hợp. Đảm bảo được giá trị mỹ quan, không có mật độ nhà kính cao làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.

PV: Thưa ông, ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, như ông vừa nói chính bởi tốc độ phát triển của đô thị, sự đánh đổi lợi ích kinh tế từ nhà kính nhà lưới phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã khiến môi trường của Đà Lạt bị biến đổi tiêu cực, điều này có được xem là lực cản lớn trong xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị di sản của Việt Nam hay không?

Ông Phạm S: Đối với đô thị di sản, đây là vấn đề tổng hòa các yếu tố. Vấn đề sản xuất nông nghiệp nhà kính nhà lưới chỉ tác động một phần so với các tiêu chí để hướng đến một đô thị di sản. Bởi đô thị di sản là bao gồm vấn đề môi trường, cảnh quan thiên nhiên, nhất là cảnh quan kiến trúc. Vì vậy, một mặt cảnh quan kiến trúc tiếp tục bảo tồn để phát triển và hướng đến, đây là cốt lỗi về di sản. Còn về vấn đề cảnh quan nông nghiệp, do việc ứng dụng nhà kính nhà lưới tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, những nhà kính đủ chuẩn thì tiếp tục đầu tư thiết bị đồng bộ để pháp triển, những diện tích không đảm bảo được tiêu chuẩn thì sẽ từng bước tháo dỡ, định hướng và đồng thời tổ chức quản lý, trồng cây xanh khu vực vành đai, trồng những cây trồng không cần nhà kính nhà lưới, như thế thì sẽ hài hòa lại môi trường cảnh quan cũng như kiến trúc cảnh quan, gắn với lợi ích giữa kinh tế và môi trường, cũng như tiến hành bảo tồn di sản của đô thị Đà Lạt.  

PV: Tỉnh Lâm Đồng đã và đang triển khai nhiều chương trình đề án nhằm nỗ lực gìn giữ và xây dựng lại không gian xanh vốn có cho Đà Lạt, điều này được thể hiện ra sao?

Ông Phạm S: Đây là vấn đề đặt ra của không những Đà Lạt – Lâm Đồng mà đây là xu hướng chung của toàn cầu. Do đó hiện nay tỉnh Lâm Đồng cũng như TP Đà Lạt đang tiếp tục thực hiện những dự án mà có hướng tác động tốt đến cải thiện môi trường. Tỉnh Lâm Đồng đã được Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện thí điểm mô hình Làng đô thị xanh. Làng đô thị xanh này là một khu vực có quy mô diện tích nhất định và thực hiện việc phát triển đô thị mật độ thấp nhưng bản chất đây là một làng, sao cho đảm bảo hài hòa về môi trường từ đó nhân rộng ra các địa phương khác của các đô thị khác cũng như của Đà Lạt.

Vấn đề thứ hai, tỉnh Lâm Đồng đang tăng cường hợp tác quốc tế để thực hiện TP Đà Lạt trở thành một thành phố cacbon thấp trong tương lai.

Vấn đề thứ ba, tiếp tục trồng cây xanh và quản lý chặt chẽ trật tự xây dựng, để hướng đến TP Đà Lạt trở thành một thành phố cảnh quan. Tôi cho rằng vấn đề này sẽ tạo sự đồng thuận rất cao của người dân, bởi bản thân TP Đà Lạt đã là một thành phố trong rừng, điều kiện về diện tích rừng rất lớn, cảnh quan rất đẹp… như thế sẽ đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Chúng tôi đang tiến hành xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị thông minh đến năm 2025. Có cả thông minh về giao thông, chính quyền điện tử, tài nguyên, đất đai, thông minh môi trường và nông nghiệp thông minh… đồng bộ như thế sẽ tạo cho Đà Lạt sự hài hòa trong quá trình phát triển trong thời gian tới.  

PV: Với những định hướng và giải pháp tích cực mà tỉnh Lâm Đồng đang quyết tâm thực hiện, liệu Đà Lạt có đảm bảo giữ lại được những bố cục “có một không hai”mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này hay không?

Ông Phạm S: Trong quá trình phát triển như thế thì Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 704 xây dựng TP Đà Lạt trở thành những trung tâm nghiên cứu, trở thành vùng nông nghiệp công nghệ cao, một đô thị cảnh quan mang tính chất là rừng trong thành phố - phố trong rừng. Những định hướng trong thời gian tới thì tỉnh đã tập trung và bám vào mục tiêu của quy hoạch 704  và chúng tôi tin tưởng rằng khi chúng ta tổ chức quản lý nhà nước đồng bộ, thực hiện các định hướng một cách quyết liệt, khoa học thì vẫn duy trì đảm bảo được TP Đà Lạt là một thành phố cảnh quan theo định hướng của Quyết định 704.

Xin chân thành cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khám phá VQG Bái Tử Long - Vườn Di sản độc đáo bậc nhất Đông Nam Á
Khám phá VQG Bái Tử Long - Vườn Di sản độc đáo bậc nhất Đông Nam Á

VOV.VN - Vườn quốc gia Bái Tử Long (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) vừa trở thành Vườn Di sản thứ 38 của ASEAN và là VQG thứ 6 của Việt Nam được công nhận.

Khám phá VQG Bái Tử Long - Vườn Di sản độc đáo bậc nhất Đông Nam Á

Khám phá VQG Bái Tử Long - Vườn Di sản độc đáo bậc nhất Đông Nam Á

VOV.VN - Vườn quốc gia Bái Tử Long (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) vừa trở thành Vườn Di sản thứ 38 của ASEAN và là VQG thứ 6 của Việt Nam được công nhận.

Di sản Quảng Nam chống chọi với mưa lũ
Di sản Quảng Nam chống chọi với mưa lũ

VOV.VN - Liên tiếp các đợt mưa lũ vừa qua làm cho các di tích kiến trúc cổ ở Hội An và Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam xuống cấp trầm trọng.

Di sản Quảng Nam chống chọi với mưa lũ

Di sản Quảng Nam chống chọi với mưa lũ

VOV.VN - Liên tiếp các đợt mưa lũ vừa qua làm cho các di tích kiến trúc cổ ở Hội An và Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam xuống cấp trầm trọng.

Hạ Long - vị thế mới của thành phố bên bờ vịnh di sản
Hạ Long - vị thế mới của thành phố bên bờ vịnh di sản

VOV.VN - Thành phố bên bờ Vịnh Di sản đang khẳng định vai trò là sức bật, thúc đẩy Quảng Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Hạ Long - vị thế mới của thành phố bên bờ vịnh di sản

Hạ Long - vị thế mới của thành phố bên bờ vịnh di sản

VOV.VN - Thành phố bên bờ Vịnh Di sản đang khẳng định vai trò là sức bật, thúc đẩy Quảng Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.