Nông dân Lâm Đồng sốt ruột việc bồi thường vụ bò sữa bị chết hàng loạt

VOV.VN - Sau gần 1 tuần huy động nhiều nguồn lực tập trung cứu chữa, số bò sữa bị bệnh tiêu chảy và chết ở tỉnh Lâm Đồng đã có dấu hiệu được khống chế. Tuy nhiên, thách thức mới lại nảy sinh khi có những con bò vừa khỏi bệnh, lại tái phát triệu chứng cũ.

 

Các hộ chăn nuôi bò sữa ở Lâm Đồng đang trông ngóng kết luận của Bộ NN-PTNT, về nguyên nhân gây hại cùng trách nhiệm bồi thường, để bà con có thể sớm khôi phục sản xuất. Thậm chí, cần có sự kiểm nghiệm độc lập để đảm bảo tính khách quan.

Sau những ngày tích cực truyền nước, thuốc thang đầy đủ theo hướng dẫn của thú y, đàn bò của gia đình ông Nguyễn Đình Sơn, ở thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng đã dần bình phục. Ngoài 2 con bệnh nặng đã bị chết, hơn chục con bò còn lại trong đàn đã ăn được cỏ. Tuy nhiên, điều mà ông Nguyễn Đình Sơn lo lắng nhất là bò có nguy cơ tái phát bệnh.

“Tiêm vaccine ngày 25/7, đến ngày 2/8 thì có triệu chứng lơ ăn, đến ngày 4/8 bỏ ăn nguyên đàn luôn. Thời điểm bệnh bùng phát nặng nhất, tiêu chảy là ngày 7/8 kéo dài đến ngày 9/8 đàn bò bị chết 2 con. Bây giờ bò phần lớn đã tạm ổn ăn, nhưng có một con tái bệnh lại lần 2 trong vòng 3 ngày nay không ăn”- ông Sơn nói.

Tương tự, ngoài 4 con đã chết, 22 con bò sữa còn lại của gia đình bà Lê Thị Ánh Hồng, thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), cũng tạm thời vượt qua hiểm cảnh. Một số con đã bắt đầu chịu ăn nhẹ. Theo bà Hồng, vấn đề trước mắt là cần có kết luận về trách nhiệm đền bù, hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi.

 “Ai là người sản xuất ra thuốc đó phải chịu trách nhiệm với người dân, phải bồi thường bò cho người dân. Bây giờ nói bệnh dịch nhưng mà có bệnh gì đâu? Bò nhà mình trước đó còn không có đủ cỏ cho nó ăn nữa, mà sau đó con nào chích thuốc vô đều bị bệnh cả. Hiện vẫn còn 2-3 con không ăn, sáng nay vẫn phải truyền nước. Bây giờ mấy con đã điều trị khỏi rồi thì nhiều con lại trở bệnh, bệnh trở lại là chết luôn”- bà Hồng nói. 

Tính đến hết ngày 12/8, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận có 5.350 con bò sữa bị bệnh tiêu chảy và 237 con bị chết, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng. Đây là những con bò đều được tiêm vaccine NAVET-LPVAC phòng bệnh viêm da nổi cục, trong thời gian từ ngày 22 đến 31/7/2024.

Theo ông Hoàng Sỹ Bích, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, vaccine NAVET-LPVAC phòng bệnh viêm da nổi cục do Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương (NAVETCO) trúng thầu và cung cấp. Quá trình đấu thầu và cung ứng vaccine này đều đảm bảo đầy đủ quy trình và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ông Hoàng Sỹ Bích cho biết, mặc dù bước đầu xác định việc tiêm vaccine có ảnh hưởng đến bò gây bệnh tiêu chảy, nhưng có phải là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh và chết hay không thì cần chờ kết luận từ phía cơ quan chuyên môn.

“Qua số liệu theo dõi đến thời điểm này, toàn bộ số bò sữa bị bệnh đều nằm trong số lượng đã tiêm vaccine viêm da nổi cục, những con không tiêm thì không bị bệnh. Tuy nhiên, mình không thể suy luận được, phải có kết quả giám định và phải cơ quan chức năng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản. Chúng tôi cũng đã đề nghị để cho khách quan thì phải có kiểm nghiệm độc lập. Trường hợp do nguyên nhân vaccine thì chúng tôi sẽ yêu cầu doanh nghiệp là phải bồi thường cho bà con”- ông Bích nói. 

Ngoài 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng, huyện Lâm Hà và thành phố Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng cũng bắt đầu ghi nhận có bò sữa bị bệnh tiêu chảy sau tiêm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục. Trong đó, ở huyện Lâm Hà đã có 2 con bò sữa bị chết. Hiện công tác phòng chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa của tỉnh Lâm Đồng đang được các đơn vị thú y của Trung ương và địa phương tích cực triển khai.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bò sữa đang chết hàng loạt, Lâm Đồng tập trung toàn lực cứu chữa
Bò sữa đang chết hàng loạt, Lâm Đồng tập trung toàn lực cứu chữa

VOV.VN - Tại tỉnh Lâm Đồng, cơ quan thú y của trung ương và địa phương đang tập trung toàn lực cứu chữa đàn bò. Tuy vậy hiện mỗi ngày, số bò sữa bị tiêu chảy ra máu và lăn ra chết cứ tăng dần khiến người dân ở 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng hết sức lo lắng.

Bò sữa đang chết hàng loạt, Lâm Đồng tập trung toàn lực cứu chữa

Bò sữa đang chết hàng loạt, Lâm Đồng tập trung toàn lực cứu chữa

VOV.VN - Tại tỉnh Lâm Đồng, cơ quan thú y của trung ương và địa phương đang tập trung toàn lực cứu chữa đàn bò. Tuy vậy hiện mỗi ngày, số bò sữa bị tiêu chảy ra máu và lăn ra chết cứ tăng dần khiến người dân ở 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng hết sức lo lắng.

Bộ NN&PTNT kiểm tra thực tế bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng
Bộ NN&PTNT kiểm tra thực tế bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng

VOV.VN - Ngày 10/8, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã kiểm tra thực tế công tác triển khai phòng, chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa tại 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng.

Bộ NN&PTNT kiểm tra thực tế bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng

Bộ NN&PTNT kiểm tra thực tế bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng

VOV.VN - Ngày 10/8, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã kiểm tra thực tế công tác triển khai phòng, chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa tại 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng.

Bò sữa chết bất thường hàng loạt tại Lâm Đồng
Bò sữa chết bất thường hàng loạt tại Lâm Đồng

VOV.VN - 3.000 con bò sữa ở 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng xuất hiện triệu chứng bỏ ăn, tiêu chảy ra máu rồi lăn ra chết. Người dân cho biết việc đàn bò tiền tỷ bị bệnh sau khi tiêm vaccine phòng bệnh viêm da, nổi cục. Cơ quan chức năng địa phương vẫn đang xác định nguyên nhân và giải pháp điều trị.

Bò sữa chết bất thường hàng loạt tại Lâm Đồng

Bò sữa chết bất thường hàng loạt tại Lâm Đồng

VOV.VN - 3.000 con bò sữa ở 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng xuất hiện triệu chứng bỏ ăn, tiêu chảy ra máu rồi lăn ra chết. Người dân cho biết việc đàn bò tiền tỷ bị bệnh sau khi tiêm vaccine phòng bệnh viêm da, nổi cục. Cơ quan chức năng địa phương vẫn đang xác định nguyên nhân và giải pháp điều trị.