Ô nhiễm môi trường: Bài toán chưa có lời giải

VOV.VN - Ô nhiễm môi trường là vấn đề "nóng" đang được cử tri cả nước quan tâm, bởi vậy nên đưa "việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường" trở thành chuyên đề giám sát tối cao năm 2025. Đây là đề xuất của nhiều đại biểu Quốc hội.

Trong dự kiến chương trình giám sát năm 2025 được trình Quốc hội vào sáng ngày 30/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã lựa chọn 02 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 01 chuyên đề để thành chuyên đề giám sát tối cao. Chuyên đề 1 là: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành. Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bên hành lang kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, các đại biểu cho rằng cả 2 chuyên đề trình Quốc hội trong dự kiến chương trình giám sát năm 2025 đều trúng thời điểm và trúng vấn đề nóng. Tuy nhiên, nhiều đại biểu đề xuất chuyên đề 1 về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” trở thành chuyên đề giám sát tối cao năm 2025.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương cho rằng vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn đang được cử tri cả nước quan tâm, bởi dù đưa ra bàn luận rất nhiều những vẫn chưa có sự cải thiện.

"Tất cả những vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu hiện nay chưa có một cái nhìn tổng thể tầm quốc gia để đưa ra một lời giải mang tính thấu đáo. Chưa kể chúng ta còn lệ thuộc rất nhiều vào những yếu tố về nguồn nước từ bên ngoài, 70 % từ ngoài lãnh thổ. Vậy chúng ta ứng phó như thế nào, chống lại hay thích ứng. Để có lời giải, để có một bài toán vĩ mô tổng thể tầm quốc gia tôi nghĩ nên đưa thành chương trình giám sát giám sát tối cao thì sẽ toàn diện và bài bản hơn", đại biểu Nguyễn Quang Huân nói.

Năm 2020, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022. Riêng về nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường đã được thực hiện sớm hơn từ 1/2/2021. Tuy nhiên, một số nội dung đang được triển khai như phân loại, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân… còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Chính vì thế đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng, nên ưu tiên lựa chọn chuyên đề 1, bởi đây là vấn đề “nóng” ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của người dân. "Sắp tới vào 1/1/2025 là thời hạn bắt buộc phải phân loại rác thải tại nguồn theo quy định, tuy nhiên nhiều vướng mắc và nhiều vấn đề nan giải đang được đặt ra như thiếu thiết bị thu gom, thiếu phương tiện vận chuyển chuyên dụng đạt chuẩn, thiếu địa điểm tập kết và thiếu quy định về định mức thu gom, xử lý rác thải. Mặc dù đã có 2 năm cho công tác chuẩn bị kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực nhưng công tác chuẩn bị của chúng ta chưa được kỹ. Thực trạng này rất cần được giám sát tối cao để làm rõ những khó khăn vướng mắc và để có biện pháp tháo gỡ kịp thời".

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay cả nước có khoảng 1.700 cơ sở xử lý rác thải, bao gồm 470 lò đốt với hơn 1.200 bãi chôn lấp, tăng khoảng 120 bãi chôn lấp so với năm 2019. Trong đó lượng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh trong cả nước khoảng 67 nghìn tấn và có khoảng 64 % lượng chất chải được xử lý bằng chôn lấp. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh bảo việc thu gom rác thải về bãi chôn lấp thực tế là di chuyển ô nhiễm riêng lẻ về một chỗ. Giải pháp này tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho môi trường, nhất là nguồn nước. Để hạn chế việc chôn lấp rác thải thì công tác tổ chức, thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt là rất quan trọng trong thời gian tới.

Để làm được điều này, đại biểu Lê Thanh Hoàn, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: "Cần làm rõ về nội dung xử lý rác thải cụ thể thứ nhất, về những thách thức khó khăn trong việc phân loại triển khai phân loại rác thải rắn sinh hoạt và giải pháp khắc phục. Thứ hai là việc tổ chức thực hiện trên thực tế những ưu đãi cơ chế đặc thù cũng như khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư xây dựng nhà máy điện rác trong thời gian vừa qua. Thứ ba là cần đánh giá toàn diện về thị trường tái chế rác thải cả chính thức và phi chính thức, sự tham gia trực tiếp tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm tái chế hay là chủ yếu chỉ đóng góp vào quỹ bảo vệ môi trường cũng như sự hỗ trợ thực tế từ quỹ bảo vệ môi trường đối với hoạt động tái chế rác thải".

Trong hai chuyên đề đưa ra, Quốc hội sẽ chọn 1 chuyên đề để giám sát tối cao, chuyên đề còn lại Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng tiến hành giám sát chuyên đề. Dù chuyên đề nào trở thành chuyên đề giám sát tối cao cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính Phủ, Quốc hội đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xả khói đen gây ô nhiễm môi trường, doanh nghiệp Bình Dương bị "tuýt còi"
Xả khói đen gây ô nhiễm môi trường, doanh nghiệp Bình Dương bị "tuýt còi"

VOV.VN - Ngày 12/4, lãnh đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, đã cử cán bộ xuống Công ty TNHH Sun Duck Vina để kiểm tra sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phản ánh việc doanh nghiệp này xả khói đen ra môi trường.

Xả khói đen gây ô nhiễm môi trường, doanh nghiệp Bình Dương bị "tuýt còi"

Xả khói đen gây ô nhiễm môi trường, doanh nghiệp Bình Dương bị "tuýt còi"

VOV.VN - Ngày 12/4, lãnh đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, đã cử cán bộ xuống Công ty TNHH Sun Duck Vina để kiểm tra sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phản ánh việc doanh nghiệp này xả khói đen ra môi trường.

Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt hơn 1,6 tỉ đồng
Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt hơn 1,6 tỉ đồng

VOV.VN - Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt hơn 1,6 tỉ đồng, đình chỉ hoạt động 6 tháng.

Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt hơn 1,6 tỉ đồng

Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt hơn 1,6 tỉ đồng

VOV.VN - Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt hơn 1,6 tỉ đồng, đình chỉ hoạt động 6 tháng.

Di dời trạm trộn bê tông gây ô nhiễm môi trường của công ty Phương Thành
Di dời trạm trộn bê tông gây ô nhiễm môi trường của công ty Phương Thành

VOV.VN - Trạm trộn bê tông thi công cao tốc Bắc - Nam tại xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình xả khói bụi phủ kín trường học và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng địa phương không thể xử phạt vì không đo được chỉ số bụi xả ra. Sắp tới, đơn vị thi công sẽ tháo dỡ, di dời trạm trộn bê tông tại vị trí này.

Di dời trạm trộn bê tông gây ô nhiễm môi trường của công ty Phương Thành

Di dời trạm trộn bê tông gây ô nhiễm môi trường của công ty Phương Thành

VOV.VN - Trạm trộn bê tông thi công cao tốc Bắc - Nam tại xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình xả khói bụi phủ kín trường học và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng địa phương không thể xử phạt vì không đo được chỉ số bụi xả ra. Sắp tới, đơn vị thi công sẽ tháo dỡ, di dời trạm trộn bê tông tại vị trí này.