Phát hiện ca bệnh nhiễm khuẩn liên cầu lợn ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, sau hơn một tuần điều trị, sức khoẻ bệnh nhân N.V.A. , 51 tuổi, trú xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền dần hồi phục.

Trước đó, ngày 14/7, ông N.V.A. bị đau đầu, sốt, rét run, đau bụng. Sau đó, bệnh nhân nhập viện tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Huế. Qua thăm khám, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và đến  ngày 23/7 kết quả dương tính với vi khuẩn Streptococcus suis II (liên cầu lợn). Đây là ca bệnh liên cầu lợn mới xuất hiện trở lại ở tỉnh Thừa Thiên Huế kể từ năm 2020.

Ngay sau đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành điều tra dịch tễ cho thấy, trước khi nhập viện 2 ngày, ông A. cùng một nhóm người làm nghề xây dựng có ăn bánh ướt với thịt lợn. Vào khoảng thời gian này, bệnh nhân và gia đình không ăn thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Sức khỏe của những người cùng ăn với ông A và các thành viên trong gia đình vẫn bình thường. Các hộ nuôi lợn xung quanh nhà bệnh nhân chưa phát hiện dấu hiệu bất thường liên quan.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế đã xử lý vệ sinh môi trường khu vực nhà bệnh nhân theo quy định; đồng thời đề nghị y tế thôn và trạm y tế xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Nếu phát hiện trường hợp có các triệu chứng sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, da xung huyết thì đưa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh liên cầu lợn là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị cứu chữa kịp thời. Để chủ động phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi, không ăn thịt lợn chết không rõ nguồn gốc, không ăn tiết canh; không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh báo nguy cơ tử vong do nhiễm liên cầu lợn
Cảnh báo nguy cơ tử vong do nhiễm liên cầu lợn

VOV.VN - Thời gian gần đây xuất hiện nhiều ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng bệnh liên cầu lợn, người dân nên ăn chín, uống sôi và không nên giết mổ lợn ốm chết.

Cảnh báo nguy cơ tử vong do nhiễm liên cầu lợn

Cảnh báo nguy cơ tử vong do nhiễm liên cầu lợn

VOV.VN - Thời gian gần đây xuất hiện nhiều ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng bệnh liên cầu lợn, người dân nên ăn chín, uống sôi và không nên giết mổ lợn ốm chết.

Ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn ở Điện Biên
Ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn ở Điện Biên

VOV.VN - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên (CDC), trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn.

Ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn ở Điện Biên

Ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn ở Điện Biên

VOV.VN - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên (CDC), trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn.

Mắc liên cầu lợn, người đàn ông phải cắt bàn chân và các ngón tay
Mắc liên cầu lợn, người đàn ông phải cắt bàn chân và các ngón tay

VOV.VN - Ngày 31/10, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã thực hiện tiến hành mổ cấp cứu để loại bỏ phần hoại tử, cắt bỏ 2 bàn chân và phần ngón tay ở 2 bàn tay của một nam bệnh nhân bị mắc liên cầu lợn.

Mắc liên cầu lợn, người đàn ông phải cắt bàn chân và các ngón tay

Mắc liên cầu lợn, người đàn ông phải cắt bàn chân và các ngón tay

VOV.VN - Ngày 31/10, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã thực hiện tiến hành mổ cấp cứu để loại bỏ phần hoại tử, cắt bỏ 2 bàn chân và phần ngón tay ở 2 bàn tay của một nam bệnh nhân bị mắc liên cầu lợn.