Quay quắt Hang Kia

Kỳ cuối: Những cái nhất đáng lo

Cùng với “kỷ lục” có số người bị bắt về tội buôn bán ma tuý nhiều nhất tỉnh Hoà Bình, Hang Kia còn là xã có thêm 2 cái “nhất” đáng lo khác: Tảo hôn và mù chữ!

=>> Kỳ I: Đột nhập “thung lũng ma tuý”

Cô dâu tuổi 9X
Khi chúng tôi vào nhà chị Chứ ở bản Hang Kia, gặp 2 cô bé mặt còn búng ra sữa đang ngồi may váy. Chị Chứ khoe: “2 cô con dâu tôi đấy”. Cô gầy là vợ thằng lớn, cô béo là vợ thằng thứ hai. Hai cô bé đang ở tuổi trăng rằm, nghe mẹ chồng giới thiệu mình với khách, vẫn còn đỏ mặt. Chị Chứ mới ngoài ba mươi tuổi, nhưng đã có tới 2 cô con dâu. Chị luôn hãnh diện với người dân trong bản là mình sắp lên chức bà nội. Đứa con trai lớn là thằng Khà A Của, lấy vợ được hơn một năm rồi. Tính ra năm nay nó mới sắp đủ tuổi lấy vợ. Vậy mà với chị, chuyện đó chẳng ảnh hưởng đến ai. Chị kể lại, năm ngoái thằng cả đi chơi rồi dẫn theo một cô về. Chưa kịp hưởng hết niềm vui có con dâu mới, đến cuối năm, thằng thứ hai mới 16 tuổi đã lại kéo thêm một cô gái nữa về nhà. Chẳng cần đăng ký kết hôn, giấy má lằng nhằng, tự nhiên chị có 2 cô con dâu giúp việc.

Cô bé này mới 16 tuổi đã có con
Chị Chứ chỉ là một trong vô số những bà ngoại tuổi “băm” ở Hang Kia. Dường như ở đây con cái lấy vợ, lấy chồng sớm không thành chuyện lạ, mà như là một thước đo hạnh phúc. Chẳng thế mà phần lớn những đôi trai gái đua nhau “thành vợ thành chồng” khi đang ở tuổi trăng rằm. Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng các gia đình ở đây đều ủng hộ. Như anh Khà A Tủa mới ngoài ba mươi mà sắp có cháu nội. Từ hôm biết tin cô con dâu Giàng Y Náng có bầu, anh mừng hết nỗi. Mùa đào tới là anh có cháu bế rồi. Tủa tâm sự rất thật, mấy ông hàng xóm có cháu bế rồi mà mình chưa có, cứ thấy thiếu thiếu cái gì ấy.

Cũng giống như chị Chứ, anh Tủa, những ông bố bà mẹ nơi đây đều mong muốn có con dâu, có cháu để bế. Nhà nào con cái ở độ tuổi 20 mà chưa dựng vợ, gả chồng thì quả là một nỗi lo. Vì thế  mà các cô gái vừa qua tuổi thiếu nữ, những chàng trai nói chưa vỡ tiếng đã “tý toáy” chuyện yêu đương. Khi họ “kéo vợ” được về nhà là hoàn thành một “nghĩa vụ” rất lớn đối với gia đình.

Cắm cúi bên tấm vải thêu, cô gái Sùng Y Phếnh cố giấu những giọt lệ tủi buồn. Quê ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, vừa chớm bước sang tuổi 14 cô đã phải chịu dang dở chuyện học hành, an phận làm dâu xa xứ. Chồng cô là Khà Y Đàng ở Hang Kia. Khi cưới nhau, chú rể cũng chỉ nhỉnh hơn cô dâu 1 tuổi. 3 năm về ở nhà chồng, đôi chân Phếnh đã đi mòn cả nương ngô, đôi tay thêu miệt mài mà không nhớ đã bao lần bị mũi kim đâm rách. Rồi đứa con – hậu quả của tảo hôn - đã sớm chào đời khi Phếnh chưa kịp có ý thức gì về vai trò làm mẹ.

Có lẽ đến giờ các cán bộ ở Phòng Tư pháp huyện Mai Châu vẫn thầm trách những đôi vợ chồng trẻ con ở Hang Kia, vì tình trạng tảo hôn mà công tác tư pháp ở huyện không “chạm” được vào danh hiệu thi đua trong nhiều năm liền. Anh Nguyễn Trung Khánh, cán bộ tư pháp huyện than thở: “Hang Kia là nơi khó vận động nhất. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều, song mọi chuyện vẫn vậy. Không thể nào thay đổi được”.
Có lẽ đến giờ các cán bộ ở Phòng Tư pháp huyện Mai Châu vẫn thầm trách những đôi vợ chồng trẻ ở Hang Kia, vì tình trạng tảo hôn mà công tác tư pháp ở huyện không “chạm” được vào danh hiệu thi đua trong nhiều năm liền. Anh Nguyễn Trung Khánh, cán bộ tư pháp huyện than thở: “Hang Kia là nơi khó vận động nhất. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều, song mọi chuyện vẫn vậy. Không thể nào thay đổi được”.

Những đôi vợ chồng trẻ con cứ thế về ở với nhau. Chỉ đến khi con cái của họ đến tuổi đi học, nhà trường yêu cầu giấy khai sinh thì các cặp vợ chồng mới dắt díu nhau xuống xã. Đến lúc này họ mới vừa làm giấy khai sinh cho con, vừa làm thủ tục đăng ký kết hôn cho mình. Giỏi lắm thì xã phạt hành chính 200 nghìn đồng vì tảo hôn. Điều đó với họ chẳng sao...

Xoá mù lại tái mù
Năm 1997, Phòng Giáo dục huyện Mai Châu đã vui mừng công bố phổ cập xong tiểu học ở Hang Kia. Đây là xã cuối cùng của huyện hoàn thành việc phổ cập. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, vài năm sau tình hình mù chữ ở Hang Kia lại hoàn toàn ngược lại. Số người không biết chữ ngày một nhiều.

Hoạt động buôn bán ma tuý đã ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình phát triển kinh tế ở Hang Kia. Ma tuý đã lấn át lớp học. Những đứa trẻ vừa đi học vừa làm “tai mắt” cho bố mẹ, vì thế mà con chữ vào tai bên trái lại chạy sang tai bên phải. Thống kê cho thấy, Hang Kia có tới 60% trẻ em ở độ tuổi từ 7 - 18 mù chữ.
Hoạt động buôn bán ma tuý đã ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình phát triển kinh tế ở Hang Kia. Ma tuý đã lấn át lớp học. Những đứa trẻ vừa đi học vừa làm “tai mắt” cho bố mẹ, vì thế mà con chữ vào tai bên trái lại chạy sang tai bên phải. Thống kê cho thấy, Hang Kia có tới 60% trẻ em ở độ tuổi từ 7 - 18 mù chữ.

Ông Nguyễn Đức Cường, Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện Mai Châu rất buồn khi nói về tình hình giáo dục ở Hang Kia. Trường lớp và giáo viên ở Hang Kia về cơ bản là ổn. Chỉ thiếu học sinh đến để dạy thôi. Mặc dù các giáo viên ở đây rất cố gắng, nhưng cũng chưa cải thiện được tình hình. Nhiều học sinh đến lớp, nhưng khi thấy người lạ, liền chạy về nhà báo tin cho bố mẹ, rồi chúng bỏ học luôn. Những gia đình đi làm nương ở xa thì dắt díu cả con theo. Vì thế có những gia đình cả nhà cùng mù chữ.

Những đôi vợ chồng trẻ con cứ thế về ở với nhau. Chỉ đến khi con cái của họ đến tuổi đi học, nhà trường yêu cầu giấy khai sinh thì các cặp vợ chồng mới dắt díu nhau xuống xã. Đến lúc này họ mới vừa làm giấy khai sinh cho con, vừa làm thủ tục đăng ký kết hôn cho mình. Giỏi lắm thì xã phạt hành chính 200.000 đồng vì tảo hôn. Điều đó với họ chẳng sao...

Hiện tại, Phòng Giáo dục huyện Mai Châu đang triển khai một chương trình dành riêng cho xã Hang Kia là mở các lớp xoá mù chữ vào dịp hè. Các giáo viên được huy động đã chấp nhận không nghỉ hè mà ở lại trường để xoá mù chữ. Ngay cả nơi ở của giáo viên cũng được dành để mở lớp học. Phòng Giáo dục còn khuyến khích học sinh đi học được phát sách vở, bút, mực miễn phí, thậm chí hỗ trợ cả tiền. “Hang Kia là xã được Phòng Giáo dục ưu ái và quan tâm nhất huyện. Phòng đã đứng ra vận động các công chức trong huyện đóng góp một ngày lương để ủng hộ việc giáo dục ở Hang Kia. Bằng mọi cách phải vận động được con em đến lớp”, ông Cường cho biết.

Bên cạnh việc phát triển giáo dục thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở Hang Kia cũng được quan tâm đặc biệt. Điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang. Có thể nói, cán bộ chính quyền, đoàn thể đã làm mọi cách để cứu Hang Kia. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi ở Hang Kia chính là tình trạng buôn bán ma tuý đang hiện hữu và gia tăng. Nó là cái mầm hoạ đã và đang đe doạ cuộc sống của rất nhiều gia đình nơi đây. Chỉ khi nào triệt phá được các đường dây buôn bán ma tuý mới hy vọng một ngày mai tươi sáng ở Hang Kia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên