Ở làng gà Móng

Xã Tiên Phong (Duy Tiên, Hà Nam) có lẽ là xã độc nhất vô nhị trong cả nước được phép nuôi loài động vật có trong sách Đỏ mà không vi phạm pháp luật.

Cái tin mảnh đất rốn lũ của đồng bằng sông Hồng khi xưa trở thành “làng sách Đỏ” không chỉ khiến người tứ phương ngạc nhiên, mà ngay bản thân những người nông dân chân lấm tay bùn nơi đây cũng không khỏi ngỡ ngàng.

Giống gà có một không hai

Với mục đích tìm hiểu kĩ lưỡng giống vật nuôi duy nhất có “danh” trong sách Đỏ Việt Nam này, chúng tôi đã có mặt tại xã Tiên Phong trong cái rét cắt da cắt thịt của những ngày đầu Tết Dương lịch. Chạy xe chậm chậm từ đầu làng, tôi nhận thấy một điều rất lạ là ở đây nhà nào cũng kín cổng cao tường, nhiều hộ gia đình còn giăng kín lưới phía trên, trông không giống với hình ảnh truyền thống của làng quê Việt.

Hơn nữa, từ trong vườn cho tới ngoài đường, cây cối ở đây đều được bọc kín mít bởi vỏ bao xi măng. Lúc đầu tôi cứ nghĩ nơi đây đang chống rét cho cây trồng hay đang phòng chống loại dịch bệnh gì đó. Ai ngờ, khi trò chuyện với dân làng, tôi mới hay thủ phạm của hiện tượng lạ trên chính là “thiên hạ đệ nhất” gà Móng, vừa qua đã được vinh danh trong sách Đỏ Việt Nam.

Rẽ vào nhà trưởng thôn An Mông 1, Hoàng Công Trìu, đúng lúc anh đang cho gà Móng ăn. Nghe thấy âm thanh túc... túc... của anh, đàn gà khắp các góc vườn nháo nhác tìm về. Con chạy, con bay, con đi từ từ hướng về phía mà chủ của chúng vẫn hay cho ăn. Những cô gà mái béo nung núc lông trắng ngà, đít chụi lông, mắt láo liên mổ thóc. Mấy anh gà trống trưởng thành lông đen mã lính óng mượt, chân to bằng cổ tay đứa trẻ con không ăn mà ngẩng cổ cảnh giác khi thấy người lạ.

Chỉ tay về phía đàn gà, anh Trìu niềm nở cho biết: “Giống gà này của chúng tôi có từ thời các cụ ngày xưa để lại. Các nhà nghiên cứu đã hỏi rất nhiều vị cao niên trong làng nhưng ai cũng bảo là từ thời ông nội của các vị cũng chưa rõ giống gà này có mặt ở làng vào khoảng thời gian nào”. Anh Trìu cho biết thêm, gà có tên là gà Móng bởi khi xưa thôn An Mông có tên gọi là làng Móng, nên loài gà Móng mang tên của địa phương.

Gà Móng có tên trong sách Đỏ theo lời của ông Lê Văn Biên, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Tiên Phong, là một điều rất tình cờ. Ông cho biết, đầu năm 2003, trong một lần về làng An Mông công tác, mấy anh cán bộ trên Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam phát hiện nơi đây có một giống gà rất khác lạ, không giống với các giống gà ta bình thường.

Tò mò, họ đem gà lên Viện Chăn nuôi giám định. Sau một thời gian hồi hộp chờ kết quả, tất cả như vỡ òa vì kết quả giám định cho thấy, đây là giống gà chưa từng được các nhà khoa học biết tới. Lập tức, giống gà này được đặt tên là gà Móng, thuộc chủng giống vật nuôi quý hiếm. Vui mừng hơn nữa khi loài gà này trở thành loài gà nuôi duy nhất được đưa tên vào sách Đỏ Việt Nam. Bắt đầu từ đó, xã Tiên Phong vinh dự có thêm cho mình một cái tên mới là làng “sách đỏ”.

Hốt bạc nhờ nghề... nuôi gà sách Đỏ

Bây giờ đi từ đầu làng đến cuối xóm xã Tiên Phong, hầu như nhà nào cũng nuôi gà sách Đỏ. Nhà nào ít thì cũng có chục con, nhà nhiều có khi tới cả trăm con. Số lượng này đem so với gà ta bình thường hay gà công nghiệp thì chỉ là con số rất nhỏ. Nhưng lợi nhuận mà nó đem lại gấp các loài gà kia cả chục lần.

Ông Biên khẳng định chắc như đinh đóng cột với tôi rằng, cả xã Tiên Phong có 745 hộ dân thì có tới

Từ ngày gà Móng được vinh danh, lịch sử của xã Tiên Phong đã bước sang trang mới. Do bị dòng sông Châu bao bọc xung quanh nên người dân xã Tiên Phong có rất ít đất nông nghiệp để canh tác.

Trước kia, người dân sống chủ yếu nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Song, cũng chính địa hình chia cắt đó đã giữ lại cho người dân nơi đây một giống gà thuần chủng quý như vàng.

675 hộ nuôi gà sách Đỏ. Tổng số lượng đàn gà lên tới hơn 20.000 con; trong đó, gà mái sinh sản là 7.500 con, còn lại là các chú trống và lớp gà kế cận.

Do có thể trọng lớn (gà mái trưởng thành từ 2,5 - 3kg, gà trống 4 - 5kg) chất lượng thịt thơm ngon, kháng dịch bệnh tốt nên gà Móng có giá bán rất cao, từ 80.000 - 100.000 đồng/kg. Giá cao là vậy nhưng rất ít khi người dân nơi đây bán gà Móng làm thịt. Ngay bản thân họ cũng cố gắng "bóp mồm, bóp miệng", chỉ những ngày giỗ, Tết họ mới nhắm mắt “thịt” một con cúng ông bà, tổ tiên. Ấy vậy mà khi chặt ra đĩa, cả gia đình sáu người ăn thoải mái không hết.

Theo lời ông Biên thì một con gà Móng từ lúc nở ra đến khi sinh sản, thời gian là 6 tháng. Một lứa gà mái đẻ từ 10 đến 15 quả trứng, một năm gà đẻ từ 5 đến 6 lứa, tỉ lệ ấp nở thành công đạt trên 80%. Một con gà Móng con mới nở có giá 10.000 đồng, nuôi khoảng 1 - 2 tuần nữa giá bán lên tới 15.000 - 27.000 đồng. Trong khi đó, một con gà ta cùng loại giá bán khoảng 4.000 - 5.000 đồng. Nhẩm tính, trừ chi phí mỗi năm, một gà mái đẻ cũng thu về cả nửa triệu đồng.

Vừa qua, xã Tiên Phong tổng kết thu nhập của xã năm 2009 thì lĩnh vực chăn nuôi, nổi bật là gà Móng, chiếm tới 32%. Vì vậy, nhiều người nói gà Móng đang đẻ “trứng vàng” cho người dân Tiên Phong.

Hiện nay, xã Tiên Phong đã thành lập được Hội chăn nuôi và lò ấp nở gà Móng nhằm bảo tồn và duy trì nguồn gen gà quý hiếm này. Điều kiện để được kết nạp vào Hội là các thành viên phải nuôi ít nhất 50 gà mái trở lên. Chuồng trại, chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh và quy trình kĩ thuật. Phải tự có kế hoạch tiêm phòng định kì phòng chống dịch bệnh. Và điều vô cùng quan trọng là tất cả các thành viên đều phải kí cam kết không được đem loại gà khác về nhà cho lai phối giống, không được đem các gà có nguy cơ dịch bệnh về làng.

Mấy năm trở lại đây, ngày nào xã Tiên Phong cũng có người từ khắp nơi như Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn thậm chí cả trong miền Nam ra hỏi mua gà giống. Mặc dù các lò ấp nở và những hộ gia đình sản xuất hết công suất cũng không đáp ứng hết nhu cầu thị trường.

Ông Biên cho biết: “Ơn trời từ trước đến nay dịch bệnh xảy ra nhiều nhưng gà Móng Tiên Phong chưa một lần bị. Tương lai, gà Móng sẽ là hướng phát triển kinh tế chủ lực của chúng tôi. Cho dù đường xá vào làng giờ đã thuận tiện, không phải đi đò như trước nữa nhưng việc kiểm soát dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Song, bằng mọi giá chúng tôi cũng cố để giữ được giống gà này”.

Để phân biệt gà Móng thuần chủng với các loài gà khác hay gà Móng bị lai tạo, ông Biên bật mí với tôi rằng: Gà Móng con khi mới nở có lông màu trắng giống ngà voi. Gà trưởng thành chân rất to, chiều cao của chân ở mức trung bình, kẽ chân gà có các đường viền đỏ, mào rất thấp giống như mào con bọ sít, tiếng gáy thì trầm chứ không bổng như các loài gà khác.

Ngồi nghỉ ở quán nước đầu làng, trước khi ra về, chúng tôi bắt gặp một đoàn thương lái từ Hà Nội về săn lùng gà Móng để thịt trong dịp Tết. Họ than là vào nhà nào cũng chỉ nhận được cái lắc đầu, gà giống không đủ mà bán chứ gà thịt lại càng khan hiếm hơn. Muốn có, phải hẹn mối quen từ trước, những gia đình đó mới để lại cho vài ba con. Ông Biên, Chủ nhiệm Hợp tác xã Tiên Phong tâm sự: “Giống gà này chỉ duy nhất xã tôi nuôi tốt, vì rất nhiều người đến mua giống về nuôi thử, sau hai hoặc ba lứa thì bị chết, nên Viện Chăn nuôi giám định địa phương chính là nơi lưu giữ nguồn gene tốt nhất. Chính nhờ giống gà này mà đời sống người dân làng tôi đã thay da đổi thịt”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên