Phụ huynh góp nước sinh hoạt cho học sinh mầm non

VOV.VN - "Nhà trường huy động các cô giáo phối hợp với phụ huynh để có nước vệ sinh nấu ăn cho các con; mỗi phụ huynh mỗi tuần đóng góp 2 can nước, mỗi can 20 lít vào thứ hai và thứ tư hàng tuần. Thế nhưng chừng đó cũng không đủ..."

Bể khô tận đáy, những chiếc téc chỉ còn lại một chút nước cặn của mấy đợt mưa trước. Đây là hình ảnh thường thấy ở các bản biên giới tỉnh Lai Châu mỗi mùa khô hàng năm. 

Hiện nay, tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi đợt nắng nóng kéo dài, nhiều nguồn nước cạn kiệt, khiến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân nơi đây rơi vào cảnh lao đao.

Bản Khoa San, xã Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu - nơi sinh sống của hơn 80 hộ dân đồng bào Mông hơn 1 tháng nay không có mưa. Đợt nắng nóng này đã làm bể nước công cộng của bản khô đáy. Nắng nóng, khô hanh kéo dài cũng làm các téc nước, bể chứa của các hộ dân thường xuyên trống rỗng.

Anh Thào A Ki - người dân trong bản chia sẻ: "Nước sinh hoạt không có, thiếu thốn rất nhiều. Bây giờ nước rửa ráy cũng không có, nước nấu ăn cũng không có nên cuộc sống của bà con rất khó khăn. Để có nước dùng, bà con phải đi chở từng can ở dưới khe về để dùng tạm, nấu ăn tý thôi, còn rửa ráy thì đi nương đi rẫy mà rửa thôi".

Mặc dù có tới 3 bể chứa nước lớn, nhưng Trường Mầm non xã Mù Sang thời điểm này cũng đang rơi vào cảnh thiếu nước. Nước tại các bể đã gần chạm đáy, nên cô, trò phải sử dụng nước một cách tiết kiệm nhất có thể. Từng ca nước rửa mặt, rửa tay chân của trẻ cũng được các cô tận dụng để tưới hoa và cây xanh cho trường.

Cô giáo Đồng Thị Thuận, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nguồn nước ít ỏi hiện đang được nhà trường ưu tiên cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên chỉ được sử dụng nước phục vụ cho ăn uống, còn tắm rửa, giặt giũ hàng ngày phải xuống mó hoặc tự lấy về dùng. Vài hôm nữa các bể cạn nước, thì việc vệ sinh, nấu ăn cho các con phải phụ thuộc vào từng can nước do phụ huynh và các cô mang về.

"Nhà trường huy động các cô giáo phối hợp với phụ huynh để có nước vệ sinh nấu ăn cho các con; mỗi phụ huynh mỗi tuần đóng góp 2 can nước, mỗi can 20 lít vào thứ hai và thứ tư hàng tuần. Thế nhưng chừng đó cũng không đủ, nhà trường phải nhờ phụ huynh có xe ô tô đi ra mó nước để chở những téc nước về đổ vào bể để có nước chăm sóc cho các con. Tại các điểm bản, nhà trường đã chuẩn bị téc, xô để cho các cô chứa nước chờ trời mưa"- cô giáo Thuận nói.

Xã Mù Sang có gần 600 hộ dân sinh sống ở 10 bản, trong đó có 7 bản đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bà con sống ở các bản trên cao so với nguồn nước; mùa khô, nhất là hanh khô dài ngày, các nguồn nước cạn kiệt nên việc dẫn nước từ thấp lên cao là điều khó khăn.

Ông Phàn A Tỏn, Chủ tịch UBND xã Mù Sang, huyện Phong Thổ cho biết: Đời sống vốn đã khó khăn, việc thiếu nước sinh hoạt càng khiến cuộc sống của bà con trở nên chật vật. Cả xã có 2 bản là Khoa San và Mù Sang có đường ống dẫn nước về, tuy nhiên do nước nguồn ít, máy bơm hỏng, nên người dân 2 bản này hiện cũng phải đi chở từng can nước về dùng.

"Tình trạng thiếu nước ở trên địa bàn xã thì từ xưa đến nay như thế rồi. Chúng tôi đang tuyên truyền cho bà con vay vốn ngân hàng về tự xây bể nước. Các hộ khá giả tự phát triển kinh tế gia đình, tích cóp một phần kinh phí xây thêm bể chứa nước mưa để sử dụng. Xã cũng kiến nghị Đảng, Nhà nước có chính sách hỗ trợ như cấp lu, téc cho bà con hứng nước mưa để sinh hoạt hàng ngày"- ông Phàn A Tôn nói.

Từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, người dân biên giới Mù Sang, huyện Phong Thổ và người dân ở nhiều xã của tỉnh Lai Châu đã được cấp không ít thiết bị chứa nước. Thế nhưng, do hệ thống dẫn nước sinh hoạt chưa được đầu tư đáng kể; mùa khô lại kéo dài, ít mưa, nên người dân vẫn luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Đây là bài toán nan giải, rất cần sự quan tâm nhiều hơn nữa từ các cấp, ngành, cũng như chính quyền tỉnh Lai Châu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều công trình nước sinh hoạt tại Bắc Giang hoạt động cầm chừng 
Nhiều công trình nước sinh hoạt tại Bắc Giang hoạt động cầm chừng 

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều công trình cấp nước sinh hoạt, tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, được cải tạo, nâng cấp, xây mới, từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB), dù được đầu tư xây dựng nhưng nhiều công trình đang trong tình trạng hoạt động cầm chừng, dẫn đến không hiệu quả. 

Nhiều công trình nước sinh hoạt tại Bắc Giang hoạt động cầm chừng 

Nhiều công trình nước sinh hoạt tại Bắc Giang hoạt động cầm chừng 

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều công trình cấp nước sinh hoạt, tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, được cải tạo, nâng cấp, xây mới, từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB), dù được đầu tư xây dựng nhưng nhiều công trình đang trong tình trạng hoạt động cầm chừng, dẫn đến không hiệu quả. 

70 trong tổng số gần 200 công trình cấp nước sinh hoạt ở Đắk Lắk đã ngừng hoạt động
70 trong tổng số gần 200 công trình cấp nước sinh hoạt ở Đắk Lắk đã ngừng hoạt động

VOV.VN - Hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại tỉnh Đắk Lắk đã ngưng hoạt động ngay sau khi bàn giao.

70 trong tổng số gần 200 công trình cấp nước sinh hoạt ở Đắk Lắk đã ngừng hoạt động

70 trong tổng số gần 200 công trình cấp nước sinh hoạt ở Đắk Lắk đã ngừng hoạt động

VOV.VN - Hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại tỉnh Đắk Lắk đã ngưng hoạt động ngay sau khi bàn giao.

Dân khu tái định cư ở Đắk Nông chật vật xin nước sinh hoạt
Dân khu tái định cư ở Đắk Nông chật vật xin nước sinh hoạt

VOV.VN - Có đồng hồ nước nhưng không có nước, nhiều người dân trong khu tái định cư buôn Bu Prăng 1 (Tuy Đức, Đắk Nông) phải kéo ống, xin nước về sinh hoạt.

Dân khu tái định cư ở Đắk Nông chật vật xin nước sinh hoạt

Dân khu tái định cư ở Đắk Nông chật vật xin nước sinh hoạt

VOV.VN - Có đồng hồ nước nhưng không có nước, nhiều người dân trong khu tái định cư buôn Bu Prăng 1 (Tuy Đức, Đắk Nông) phải kéo ống, xin nước về sinh hoạt.

Người dân thành phố Điện Biên Phủ đối diện với nguy cơ ô nhiễm nặng nguồn nước sinh hoạt
Người dân thành phố Điện Biên Phủ đối diện với nguy cơ ô nhiễm nặng nguồn nước sinh hoạt

VOV.VN - Nguồn nước sinh hoạt cho hàng trăm nghìn người dân vùng lòng chảo Mường Thanh đang phải đối diện với nguy cơ ô nhiễm nặng từ việc sử dụng tràn lan thuốc trừ cỏ.

Người dân thành phố Điện Biên Phủ đối diện với nguy cơ ô nhiễm nặng nguồn nước sinh hoạt

Người dân thành phố Điện Biên Phủ đối diện với nguy cơ ô nhiễm nặng nguồn nước sinh hoạt

VOV.VN - Nguồn nước sinh hoạt cho hàng trăm nghìn người dân vùng lòng chảo Mường Thanh đang phải đối diện với nguy cơ ô nhiễm nặng từ việc sử dụng tràn lan thuốc trừ cỏ.