Phụ nữ Khmer Trà Vinh khát vọng làm giàu trên quê hương

VOV.VN - Những năm gần đây, tại Trà Vinh đã xuất hiện ngày càng nhiều phụ nữ, nhất là phụ nữ đồng bào dân tộc Khmer đứng ra làm chủ doanh nghiệp.

Góp phần phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (Dự án 3) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, với sự quyết tâm, sáng tạo của bản thân, cộng với sự đồng hành, tiếp sức của Hội phụ nữ các cấp những người phụ nữ nơi đây đã vươn lên làm giàu chính đáng và khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong xã hội, trong đó có nhiều chị là người dân tộc Khmer.

Sinh ra tại xã Đinh An, nơi có cảng cá lớn nhất Trà Vinh, chị Thạch Thị The (dân tộc Khmer) mới “ăn nên làm ra” cách đây mấy năm, khi chị mạnh dạn khởi nghiệp bằng nghề làm cá khô các loại. Chị The cho biết, Cơ sở cá khô Thành The của chị được thành lập từ năm 2015, nhằm tạo được chữ tín và xây dựng được thương hiệu riêng của cơ sở, từ những mẻ khô đầu tiên, chị đã gửi cho bạn bè, người thân dùng thử và góp ý. Từ những phản hồi của bạn bè, cùng với sự tìm tòi, học hỏi thêm, chị đã có được công thức tẩm ướp cho riêng mình.

Hiện trung bình mỗi tháng Cơ sở cá khô Thành The cung ứng cho thị trường hơn 1 tấn khô cá và mực đủ loại, với các sản phẩm chủ lực gồm: khô cá đù một nắng, cá lưỡi trâu, cá dứa, cá đuối… Các sản phẩm cá khô của cơ sở được tiêu thụ mạnh ở Trà Vinh và TP.HCM.

“Chủ yếu chọn con cá tươi vừa được đánh bắt từ ở biển về. Mình làm từ cá tươi mới bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, bảo quản được lâu. Cơ sở bắt đầu từ năm 2015, nhưng chúng tôi làm cũng ít thôi, sau này nhờ bên xã động viên là mình đi trưng bày sản phẩm, rồi tham gia hội chợ để tiếp cận thị trường. Mấy năm nay cơ sở làm cũng được lắm”, chị Thạch Thị The chia sẻ.

Còn chị Thạch Thị Di, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành là một trong những phụ nữ khởi nghiệp thành công với nghề làm bánh tét truyền thống được mẹ chị truyền lại.

Trước đây nguyên liệu chính để gói bánh chủ yếu lá chuối, trái chuối, gạo nếp, đậu xanh, mỡ heo, thịt ba rọi. Ngày nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, chị Di đã từng bước cải tiến mẫu mã bao bì và chế biến, bổ sung thêm một số nguyên liệu mới như trứng vịt muối, thịt nạc heo, mỡ heo, lạp xưởng kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại như máy vo gạo nếp, máy trộn nếp, máy xào nhân, máy hút chân không… nên sản phẩm không chỉ ngon, bắt mắt mà còn bảo quản được từ 07 - 10 ngày, lâu hơn gần phân nửa thời gian so với trước đây.

Với sự hỗ trợ của các sở, ngành tỉnh, đặc biệt là Hội LHPN đã tạo điều kiện cho chị tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh nên thị trường tiêu thụ ngày càng ổn định.

Hiện trung bình mỗi ngày Cơ sở bánh tét 9 Di sản xuất từ 200 - 300 đòn bánh. Riêng dịp lễ tết, mỗi ngày cơ sở cho ra lò từ 5.000 - 7.000 đòn bánh. Mặc dù sản xuất với số lượng lớn, nhưng các khâu quan trọng cơ sở vẫn thực hiện theo cách truyền để giữ được hương vị vốn có.

“Nguyên liệu đầu vào phải có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, nhân công làm việc trực tiếp cũng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện cơ sở đang đặt mục tiêu nâng giá trị thương hiệu, cho đạt sản phẩm OCOP 4 sao, đặc biệt là giữ được nét đặc trưng của bánh truyền thống”, chị Di nói.

Từ năm 2017 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ hơn 52 tỷ cho hơn 1.600 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp. Đặc biệt, Trà Vinh đã ra mắt Câu lạc bộ nữ doanh nhân tỉnh Trà Vinh, phối hợp cùng Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh tổ chức chuyến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm thực hiện mô hình phụ nữ khởi nghiệp tại một số tỉnh trong khu vực.

Chị Kiên Thị Minh Nguyệt, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trà Vinh cho biết, thời gian tới, các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động kết nối, tiếp cận, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay. Đồng hành giúp doanh nghiệp nữ làm chủ hộ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, bảo hộ tài sản trí tuệ để phát triển bền vững trong hệ sinh thái khởi nghiệp.

“Hội tiếp tục chỉ đạo các cấp hội thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là các mô hình có hiệu quả. Thứ hai nữa, là tiếp tục phối hợp với các sở, ngành hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng sản phẩm tiềm năng của địa phương, tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp nữ mở rộng thị trường, khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong tiến trình phát triển kinh tế”, chị Nguyệt cho hay.

Nỗ lực hỗ trợ và giúp đỡ của các cấp hội phụ nữ tỉnh Trà Vinh thời gian qua thể hiện sự thấu hiểu, đồng hành và chia sẻ đối với hội viên phụ nữ; qua đó, giúp họ phát huy tính sáng tạo, kỹ năng khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, truyền cảm hứng cho nhiều giấc mơ khởi nghiệp của phụ nữ trở thành hiện thực.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum
Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

VOV.VN - Trong những năm gần đây tại tỉnh Kon Tum, với sự phát triển của y tế công lập và y tế tế tư nhân, người dân tộc thiểu số, vốn chiếm tới trên 54% dân số của tỉnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

VOV.VN - Trong những năm gần đây tại tỉnh Kon Tum, với sự phát triển của y tế công lập và y tế tế tư nhân, người dân tộc thiểu số, vốn chiếm tới trên 54% dân số của tỉnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai
Sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai

VOV.VN - Theo thống kê, Việt Nam vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, với hơn 172.000 người mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao.

Sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai

VOV.VN - Theo thống kê, Việt Nam vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, với hơn 172.000 người mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao.

Học sinh đồng bào dân tộc vượt khó đạt giải tin học trong nước và quốc tế
Học sinh đồng bào dân tộc vượt khó đạt giải tin học trong nước và quốc tế

VOV.VN - Hiện nay, thiết bị máy tính phục vụ giảng dạy trong các trường ở tỉnh Hòa Bình còn thiếu, đội ngũ giáo viên tin học còn mỏng, điều kiện kinh tế gia đình các em học sinh vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của mình, thầy và trò ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã gặt hái được nhiều thành tích tại các cuộc thi tin học trong và ngoài nước.

Học sinh đồng bào dân tộc vượt khó đạt giải tin học trong nước và quốc tế

Học sinh đồng bào dân tộc vượt khó đạt giải tin học trong nước và quốc tế

VOV.VN - Hiện nay, thiết bị máy tính phục vụ giảng dạy trong các trường ở tỉnh Hòa Bình còn thiếu, đội ngũ giáo viên tin học còn mỏng, điều kiện kinh tế gia đình các em học sinh vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của mình, thầy và trò ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã gặt hái được nhiều thành tích tại các cuộc thi tin học trong và ngoài nước.

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

VOV.VN - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông ở các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều… Vừ Thị Dợ, đối tượng cầm đầu đã tuyên truyền về tà đạo “Bà Cô Dợ”, dưới hình thức biến tướng của tôn giáo. Mục đích của đối tượng là lợi dụng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng để phát triển lực lượng; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

VOV.VN - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông ở các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều… Vừ Thị Dợ, đối tượng cầm đầu đã tuyên truyền về tà đạo “Bà Cô Dợ”, dưới hình thức biến tướng của tôn giáo. Mục đích của đối tượng là lợi dụng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng để phát triển lực lượng; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

Địa chỉ quen thuộc của nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Trà Vinh
Địa chỉ quen thuộc của nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Trà Vinh

VOV.VN - Hơn chục năm nay, Trạm y tế kết hợp quân dân y Đồn biên phòng Long Vĩnh, Bộ đội biên phòng Trà Vinh đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc nơi đây.

Địa chỉ quen thuộc của nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Trà Vinh

Địa chỉ quen thuộc của nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Trà Vinh

VOV.VN - Hơn chục năm nay, Trạm y tế kết hợp quân dân y Đồn biên phòng Long Vĩnh, Bộ đội biên phòng Trà Vinh đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc nơi đây.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật
Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.