Quản lý tài nguyên nước và những thách thức
Thứ Ba, 20:08, 09/12/2008
Theo các nhà chuyên môn, quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông là cần thiết vì lưu vực sông là yếu tố hữu hình và quan trọng nhất của tài nguyên nước.
Ngày 9/12, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Cục quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo quản lý tài nguyên nước và những thách thức. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường của 20 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Tại Hội thảo, các nhà chuyên môn đã trình bày về vấn đề quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông là cần thiết vì lưu vực sông là yếu tố hữu hình và quan trọng nhất của tài nguyên nước, phù hợp với hình thái tự nhiên của sự hình thành và vận động của tài nguyên nước. Các ý kiến cho rằng, cần tạo thuận lợi cho việc chia sẻ lợi ích từ nước và san sẻ trách nhiệm phòng, chống giảm thiểu tác hại do nước gây ra giữa các cộng đồng trong lưu vực; đặc biệt giữa thượng lưu và hạ lưu. Do đó, với tình hình tài nguyên nước của Việt Nam hiện nay, công tác quản lý lưu vực sông không những cần thiết mà còn rất cấp bách. Có hai phương thức quản lý tài nguyên nước đó là: Phương thức quản lý tài nguyên nước theo cách tiếp cận cũ là theo ngành mệnh lệnh từ trên xuống, cung về nước cố định, tổ chức quản lý theo kỹ thuật chuyên môn. Phương thức thứ hai, quản lý tổng hợp tài nguyên nước là phối hợp với các ngành, quản lý theo cung-cầu, tổ chức mở, minh bạch và có thông tin qua lại với sự hỗ trợ của kỹ thuật và chuyên môn.
Nước ta hiện đã xây dựng được hơn 3.000 hồ chứa lớn nhỏ, với tổng dung tích hữu ích các hồ khoảng 37 tỷ m3 (chiếm 4,5% tổng lượng nước mặt bình quân), trong đó 45% trên sông Hồng -Thái Bình; 22% trên sông Đồng Nai; Đáng chú ý, trong tổng dung tích hữu ích các hồ thì các hồ thuỷ điện chiếm gần 30 tỷ m3 (81%). Tuy nhiên, Sự hợp tác giữa các Bộ, ngành và địa phương trong vận hành hồ còn hạn chế. Quyền dùng nước không được xác định rõ ràng. Việc cấp phép khai thác nước là quá muộn, thậm chí khi công trình đã bắt đầu được xây dựng. Đánh giá tác động môi trường hiện tại còn hạn chế. Việc nhận thiết kế và xây dựng đập không xem xét đầy đủ nhu cầu hạ du, khi nhận thức được thì không có cơ hội sửa chữa.
Tại Hội thảo, các tham luận đã tập trung nêu lên các vấn đề cần quan tâm đó là: Hiện nay chúng ta chưa có quy hoạch về lưu vực sông đạt kết quả cao để các quy hoạch của các ngành dựa vào để quy hoạch cho phù hợp. Chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý tài nguyên nước và con người. Các hồ thiết kế của ngành điện cần tăng dung tích đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho dân để xả vào các mùa khô.... Do đó, Bộ tài nguyên và Môi trường và các ngành cần phối hợp chặt chẽ với nhau để xác định mức độ tối thiểu của dòng chảy môi trường cho phù hợp./.
Tại Hội thảo, các nhà chuyên môn đã trình bày về vấn đề quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông là cần thiết vì lưu vực sông là yếu tố hữu hình và quan trọng nhất của tài nguyên nước, phù hợp với hình thái tự nhiên của sự hình thành và vận động của tài nguyên nước. Các ý kiến cho rằng, cần tạo thuận lợi cho việc chia sẻ lợi ích từ nước và san sẻ trách nhiệm phòng, chống giảm thiểu tác hại do nước gây ra giữa các cộng đồng trong lưu vực; đặc biệt giữa thượng lưu và hạ lưu. Do đó, với tình hình tài nguyên nước của Việt Nam hiện nay, công tác quản lý lưu vực sông không những cần thiết mà còn rất cấp bách. Có hai phương thức quản lý tài nguyên nước đó là: Phương thức quản lý tài nguyên nước theo cách tiếp cận cũ là theo ngành mệnh lệnh từ trên xuống, cung về nước cố định, tổ chức quản lý theo kỹ thuật chuyên môn. Phương thức thứ hai, quản lý tổng hợp tài nguyên nước là phối hợp với các ngành, quản lý theo cung-cầu, tổ chức mở, minh bạch và có thông tin qua lại với sự hỗ trợ của kỹ thuật và chuyên môn.
Nước ta hiện đã xây dựng được hơn 3.000 hồ chứa lớn nhỏ, với tổng dung tích hữu ích các hồ khoảng 37 tỷ m3 (chiếm 4,5% tổng lượng nước mặt bình quân), trong đó 45% trên sông Hồng -Thái Bình; 22% trên sông Đồng Nai; Đáng chú ý, trong tổng dung tích hữu ích các hồ thì các hồ thuỷ điện chiếm gần 30 tỷ m3 (81%). Tuy nhiên, Sự hợp tác giữa các Bộ, ngành và địa phương trong vận hành hồ còn hạn chế. Quyền dùng nước không được xác định rõ ràng. Việc cấp phép khai thác nước là quá muộn, thậm chí khi công trình đã bắt đầu được xây dựng. Đánh giá tác động môi trường hiện tại còn hạn chế. Việc nhận thiết kế và xây dựng đập không xem xét đầy đủ nhu cầu hạ du, khi nhận thức được thì không có cơ hội sửa chữa.
Tại Hội thảo, các tham luận đã tập trung nêu lên các vấn đề cần quan tâm đó là: Hiện nay chúng ta chưa có quy hoạch về lưu vực sông đạt kết quả cao để các quy hoạch của các ngành dựa vào để quy hoạch cho phù hợp. Chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý tài nguyên nước và con người. Các hồ thiết kế của ngành điện cần tăng dung tích đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho dân để xả vào các mùa khô.... Do đó, Bộ tài nguyên và Môi trường và các ngành cần phối hợp chặt chẽ với nhau để xác định mức độ tối thiểu của dòng chảy môi trường cho phù hợp./.