Quảng Nam chủ động phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam có 9 huyện miền núi, chiếm trên 70% diện tích toàn tỉnh. Đây là địa bàn cư trú tập trung, lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số như: Cơ Tu, Cor, Xơ đăng, Gié triêng… Những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt việc phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đối với các đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Năm 16 tuổi, Ka Phu Lê, ở thôn Pà Ong, xã Cà Dy, huyện Nam Giang yêu bạn gái cùng tuổi qua mạng xã hội. Gia đình và bản thân chuẩn bị tổ chức kết hôn. Biết tin này, cán bộ thôn đã khuyên Ka Phu Lê không nên lấy vợ sớm.

“Năm con học lớp 11, con quen bạn cùng tuổi và sau đó các cô chú trong thôn khuyên nhủ con không nên lấy vợ sớm. Con nghe theo các cô chú và con sẽ thực hiện đúng lời cô chú dạy bảo. Đến tuổi mới kết hôn”, Ka Phu Lê nói.

Việc yêu đương và dự định kết hôn sớm như Ka Phu Lê ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi không phải trường hợp hiếm gặp. Già làng Zoãn Phú, ở thôn Rô, xã Cà Dy huyện Nam Giang cho biết, ông đã tuyên truyền, ngăn chặn 4 vụ tảo hôn ở địa phương. Mới nhất là vụ ông Đinh Văn T. dự định cưới vợ sớm cho con. Già làng Zoãn Phú đã tuyên truyền, vận động gia đình dừng vụ tảo hôn này. Hay như ở cụm Pà Dồn, thôn Pà Ong, xã Cà Dy, chính ông đã ngăn chặn 1 vụ kết hôn sớm.

Già làng Zoãn Phú khẳng định: “Ngày xưa thường có lệ gả con nhỏ, đòi của nhiều. Mình phải tuyên truyền chấm dứt cái đó. Tuyên truyền sâu rộng để đảm bảo dân phải hiểu được rằng, pháp luật ta cấm tảo hôn. Bữa nay nói chung tương đối ổn định, hết rồi, cưới nhau phải đúng độ tuổi. Có mấy vụ chưa đúng tuổi, tảo hôn, mình không cho, ngăn chặn liền, để đủ tuổi mới được kết hôn”.

Công tác tuyên truyền, phòng, chống nạn “gả con sớm, đòi của nhiều” như già làng Zoãn Phú vừa nói luôn được các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam duy trì bằng nhiều hình thức. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số  và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã phối hợp chặt chẽ với các Hội, Đoàn thể ở cơ sở triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền. Cán bộ Hội Phụ nữ “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân vùng cao. Chính quyền các địa phương da dạng hóa hình thức tuyên truyền, tập trung đưa chính sách bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình đến từng hộ dân, góp phần ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ông Hồ Văn Sinh, Chủ tịch UBND xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Chúng tôi đã nỗ lực tuyên truyền bằng mọi biện pháp. Trong đó lồng ghép các cuộc họp. Định kỳ hàng năm chúng tôi tổ chức truyền thông dân số sức khỏe sinh sản. Trong đó có nhấn mạnh đến vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tuyên truyền pháp luật. Hàng năm đều có kế hoạch tuyên truyền pháp luật đến bà con nhân dân”.

Tình trạng tảo hôn ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã giảm nhiều nhưng vẫn còn phức tạp. Trước tình trạng này, Huyện ủy Đông Giang đã ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Qua 7 năm thực hiện, đã có 2.500 hộ gia đình tại 11 xã, thị trấn ký cam kết không để gia đình vi phạm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Hàng trăm học sinh ký cam kết “Tuổi trẻ học đường nói không với tảo hôn”. Các địa phương ở huyện Đông Giang đưa nội dung cam kết không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào Quy ước thôn, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên và nhân dân thôn để thực hiện.

Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đánh giá, những biện pháp đồng bộ, hiệu quả từ cơ sở tác động từng bước thay đổi hành vi, nhận thức trong hôn nhân và gia đình: “Tuyên truyền vận động Đoàn viên, hội viên, tuyên truyền vận động người dân, người thân của mình phòng, chống tảo hôn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là vấn đề rất quan trọng. Làm sao đó để giữ gìn văn hóa truyền thống của người Cơ tu và phát triển được nòi giống. Trong thời gian vừa qua và sắp tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các ngành, nhất là phòng Dân tộc phối hợp với Huyện đoàn, hội liên hiệp Phụ nữ tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”.

Tỉnh Quảng Nam phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số. Hơn 90% cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là ở cơ sở xã, thôn, nóc phải được tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng vận động tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. 

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Nạn tảo hôn, tôi cho rằng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và đời sống phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chúng ta phải thực hiện một cuộc cách mạng quyết liệt mới xóa bỏ được. Để làm được việc này, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chương trình kế hoạch. Trước hết là phải thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bi kịch của những gia đình có hôn nhân cận huyết thống
Bi kịch của những gia đình có hôn nhân cận huyết thống

VOV.VN - Những đứa trẻ bệnh tật nheo nhóc lần lượt ra đời. Khi phát hiện con “không được bình thường”, những cặp vợ chồng mang đến bệnh viện mới biết đó là hậu quả của việc hôn nhân cận huyết. Cùng bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ bàn luận về vấn đề này.

Bi kịch của những gia đình có hôn nhân cận huyết thống

Bi kịch của những gia đình có hôn nhân cận huyết thống

VOV.VN - Những đứa trẻ bệnh tật nheo nhóc lần lượt ra đời. Khi phát hiện con “không được bình thường”, những cặp vợ chồng mang đến bệnh viện mới biết đó là hậu quả của việc hôn nhân cận huyết. Cùng bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ bàn luận về vấn đề này.

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống: Có thể bị xử lý hình sự
Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống: Có thể bị xử lý hình sự

VOV.VN -Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh người phạm tội giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì có thể bị truy cứu hình sự về Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật hình sự hiện hành.

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống: Có thể bị xử lý hình sự

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống: Có thể bị xử lý hình sự

VOV.VN -Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh người phạm tội giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì có thể bị truy cứu hình sự về Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật hình sự hiện hành.

Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số
Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Ngày 29/12, tại Đài phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số

Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Ngày 29/12, tại Đài phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.