Sáng mùng 3 Tết, thêm 3 bệnh nhân COVID-19 tại Hải Dương khỏi bệnh

VOV.VN - Các bệnh nhân gồm BN1885, BN1963, BN1964. Sau khi công bố khỏi bệnh, các bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày. 

Theo Bác sĩ Vũ Minh Điền, chuyên gia điều trị của Bộ Y tế đang trực tiếp chi viện cho Bệnh viện Dã chiến số 1 Hải Dương (đặt tại Trung tâm Y tế TP Chí Linh), sáng mùng 3 Tết (14/2), có thêm 3 bệnh nhân tại đây được công bố khỏi bệnh.

Các bệnh nhân gồm BN1885, BN1963, BN1964. Sau khi công bố khỏi bệnh, các bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày. 

Trước đó, sáng mùng 3 Tết, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19. Số ca mắc mới tính COVID-19 trên cả nước tính từ ngày 27/1 đến nay là 604 người. Trong đó, tại tỉnh Hải Dương ghi nhận 430 trường hợp mắc. Riêng ngày mùng 2 Tết, Hải Dương phát hiện 47 ca (BN2143, 2150-2195), gồm 43 trường hợp là F1 đã được cách ly tập trung từ trước, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng; và 4 trường hợp tại khu vực đã cách ly phong tỏa đang được điều tra dịch tễ bổ sung.

Đến nay, ổ dịch tại huyện Cẩm Giàng, TP Chí Linh vẫn tiếp tục phong tỏa để kiểm soát tình hình dịch bệnh, đồng thời vẫn có khả năng xuất hiện thêm các trường hợp mắc tại đây. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Cẩm Giàng là đầu mối giao thông khá phức tạp, có sự giao lưu rộng, nên lượng người từ Cẩm Giàng toả đi khắp nơi đã khá nhiều. Bộ trưởng đề nghị các địa phương phải giám sát người đi từ Cẩm Giàng trở về.

“Người từ Cẩm Giàng về các địa phương từ ngày 15/1/2021 phải lập tức khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm. Cũng cần giám sát và lấy mẫu xét nghiệm cả người sống cùng nhà với họ để đảm bảo an toàn hơn”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Hải Dương đang xây dựng kế hoạch liên ngành để triển khai xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho toàn bộ cán bộ, công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, ưu tiên tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tại các doanh nghiệp trong vùng có dịch như các khu công nghiệm thuộc địa bàn thành phố Chí Linh, huyện Cẩm Giàng…

Theo đó, các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài các cụm công nghiệp bắt buộc đăng ký xét nghiệm SARS-CoV-2 cho toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động; các nhà máy, phân xưởng và công nhân phải bảo đảm an toàn về phòng chống dịch mới được tiếp tục sản xuất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM cần "dệt tấm lưới dày" để tầm soát mọi nguy cơ lây lan COVID-19
TP.HCM cần "dệt tấm lưới dày" để tầm soát mọi nguy cơ lây lan COVID-19

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, đây là điều rất quan trọng đối với những đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, đòi hỏi sự linh hoạt, nhạy bén của các lực lượng trên thực địa.

TP.HCM cần "dệt tấm lưới dày" để tầm soát mọi nguy cơ lây lan COVID-19

TP.HCM cần "dệt tấm lưới dày" để tầm soát mọi nguy cơ lây lan COVID-19

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, đây là điều rất quan trọng đối với những đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, đòi hỏi sự linh hoạt, nhạy bén của các lực lượng trên thực địa.

12/13 tỉnh có ca COVID-19 đang có xu hướng giảm số ca mắc trong ngày
12/13 tỉnh có ca COVID-19 đang có xu hướng giảm số ca mắc trong ngày

VOV.VN - 12/13 tỉnh (trừ Hải Dương), đang có xu hướng giảm 50% số ca mắc mới trong ngày.

12/13 tỉnh có ca COVID-19 đang có xu hướng giảm số ca mắc trong ngày

12/13 tỉnh có ca COVID-19 đang có xu hướng giảm số ca mắc trong ngày

VOV.VN - 12/13 tỉnh (trừ Hải Dương), đang có xu hướng giảm 50% số ca mắc mới trong ngày.

Biến chủng COVID-19 tại tổ bốc xếp sân bay Tân Sơn Nhất có nguồn gốc châu Phi
Biến chủng COVID-19 tại tổ bốc xếp sân bay Tân Sơn Nhất có nguồn gốc châu Phi

VOV.VN - Kết quả giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 thu nhận tại tổ bốc xếp sân bay Tân Sơn Nhất xác định đây là chủng A.23.1, được phát hiện lần đầu tiên ở Rwanda, châu Phi.

Biến chủng COVID-19 tại tổ bốc xếp sân bay Tân Sơn Nhất có nguồn gốc châu Phi

Biến chủng COVID-19 tại tổ bốc xếp sân bay Tân Sơn Nhất có nguồn gốc châu Phi

VOV.VN - Kết quả giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 thu nhận tại tổ bốc xếp sân bay Tân Sơn Nhất xác định đây là chủng A.23.1, được phát hiện lần đầu tiên ở Rwanda, châu Phi.