Sau vụ bé tử vong ở Thái Bình, các gia đình cấp tốc dạy kỹ năng an toàn cho con

VOV.VN - Sau vụ việc bé 5 tuổi ở Thái Bình tử vong vì bị bỏ quên trên xe đưa đón tới trường, nhiều gia đình, trường học ở Hà Nội cấp tốc dạy cho trẻ các kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng đảm bảo an toàn trong mọi tình huống. Để trẻ an toàn và vui khoẻ là mong mỏi của tất cả mọi người, nhất là trong tháng hành động vì trẻ em, khởi động từ hôm nay (1/6)

 

Những ngày gần đây, các cô giáo trường Mầm non Ngôi nhà Mario ở đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thường xuyên nhắc nhở và tổ chức tập huấn cho trẻ những kỹ năng cần thiết nhất khi trẻ đi lạc, bị bỏ quên trong phòng, trong xe ô tô rồi khi nhà có hoả hoạn…

Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thu Hằng trường Mầm non Ngôi nhà Mario cũng liên tục nhắc nhở con gái 5 tuổi ở nhà: "Sau vụ bé 5 tuổi Thái Bình tử vong vì bị bỏ rơi trên xe, là người mẹ có con 5 tuổi và cũng là giáo viên ở trường mầm non Ngôi nhà Mario, tôi đã đưa và dạy các kỹ năng sống cho con mình ở nhà và các con ở trường mầm non cách bấm còi trên xe thu hút sự chú ý của người khác khi không may bị bỏ quên trong ô tô, luôn theo sát người lớn, cho các con trải nghiệm các tình huống khi không may có hoả hoạn và đuối nước để nếu chẳng may có sự cố xảy ra, các con có kỹ năng thoát hiểm an toàn"- Thu Hằng.

"Con tên là Vương Khả Hân, con 5 tuổi, đang học tại trường mầm non Ngôi nhà Mario. Con được các cô dạy trải nghiệm chạy trốn khi có đám cháy, chúng con phải la hét gây sự chú ý xin mọi người giúp đỡ khi bị người lạ kéo đi".

Sau vụ việc em bé 5 tuổi ở Thái Bình tử vong vì bị quên trên xe, rất nhiều gia đình tại Hà Nội cũng nhắc nhở con em mình những bài học đơn giản như phải bấm còi, mở cửa chỗ lái xe khi bị bỏ quên trên xe, hay theo sát người lớn khi đi ra đường, khi không may nhà bị cháy sẽ làm gì, chạy bằng cách nào… Các phụ huynh cho rằng, những kỹ năng này vô cùng cần thiết bởi sẽ quyết định sự sống của trẻ nếu không may gặp phải những tình huống xấu:

"-Không chỉ nhà trường mà chính phụ huynh mình cũng cần trang bị cho con mình. Nếu gặp tình huống như thế bé phải biết đập vào cửa kính, la lên để thu hút sự chú ý của mọi người. Trong một đám cháy, bé cũng phải biết lấy khăn ướt bịt vào mũi đảm bảo an toàn cho mình.

-Em nghĩ là mình cần trang bị cho các bé nhận thức trước, các bé phải biết đang trong tình huống nguy hiểm và các bé đang cần sự giúp đỡ. Nếu chưa có ai giúp thì các bé phải tự giúp mình trước. Ví dụ khi bị mắc kẹt trong ô tô như vụ gần đây chẳng hạn, tắt xe ô tô nhưng cái còi vẫn hoạt động thì mình hướng dẫn các bé bấm còi như thế này.

-Chủ yếu nhà trường sẽ dạy trẻ như thế nào ví dụ như kỹ năng thoát hiểm, những kỹ năng để trẻ an toàn".

Những ngày trẻ nghỉ hè trong khi bố mẹ đi làm, thiếu sự giám sát của người lớn, trẻ đối diện với rất nhiều nguy cơ như đuối nước, cháy nổ, tai nạn thương tích, ngã, ngạt, bỏng rồi tai nạn giao thông, động vật tấn công và ngộ độc … Có thể thấy, những rủi ro có thể đến với trẻ bất cứ lúc nào nên việc gia đình, nhà trường thường xuyên nhắc lại nhiều lần các kỹ năng an toàn với trẻ là rất quan trọng, bởi trẻ thường hay quên. 

TS tâm lý Lê Thị Thanh Thuỷ, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam phân tích: "Mình muốn phòng ngừa cho con các nguy hiểm giống như các vòng tròn trong môi trường. Môi trường nhỏ nhất là môi trường gia đình thì mình cần phải dạy những cái trong gia đình trước. Mình khoá cầu dao như thế nào, hoặc ổ điện nào chỉ bị bung ra một chút thôi là mình phải có phương án xử lý luôn và mình phải dặn con như thế nào. Rồi phích nước nóng, khi con tắm con tắt cái át điện và tắt rồi thì mới được vào tắm. Nói chung là mình phải tận dụng từng thứ một hoặc đơn giản nhất khi mình đi làm về muộn, con kêu đói thì lúc ấy kỹ năng sinh tồn là con tự pha được bát mì tôm làm thế nào để không bị bỏng. Và nếu lỡ bị bỏng thì xử lý thế nào tình huống ấy".

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, ngoài dạy trẻ các kỹ năng an toàn cần thiết phòng khi có sự cố xảy ra, trong các chuyến đi tập thể, các bậc phụ huynh vẫn cần quản lý chặt chẽ theo sát con em mình:

Băng: Việc đào tạo cho trẻ những kỹ năng cần thiết là nên làm tuy nhiên chúng ta cũng không thể thả nổi cho trẻ tự do các hoạt động ngoài trời mà không có sự kiểm soát người lớn. Các bậc phụ huynh nên tạo nhóm, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm như phân công công việc để theo dõi trẻ để kiểm soát trẻ tốt hơn và có thể xử lý các tình huống khẩn cấp.

Để trẻ có kỳ nghỉ hè an toàn, vui khoẻ là mong muốn của mọi gia đình, nhưng để làm được điều đó đòi hỏi sự đồng hành chặt chẽ từ gia đình và nhà trường. Các địa phương cũng cần có những cảnh báo về nguy cơ, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước để tổ chức lực lượng ứng cứu nhanh nhằm góp phần giảm đến mức thấp nhất các sự cố tai nạn thương tâm xảy đến. Và quan trọng hơn cả là trang bị kiến thức kỹ năng an toàn cho trẻ, để trẻ luôn có ý thức chủ động phòng tránh được nguy hiểm, bất kể là dịp hè hay mọi thời điểm trong năm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ bé trai 5 tuổi tử vong do bị quên trên xe đưa đón: Lái xe là nhân viên mới
Vụ bé trai 5 tuổi tử vong do bị quên trên xe đưa đón: Lái xe là nhân viên mới

VOV.VN - Lái xe đưa đón học sinh là ông N.V.L, Ông N.V.L tham gia lái xe đưa đón học sinh từ ngày 22/5, do người lái xe chính xin nghỉ phép 1 tuần và bàn giao lại cho lái xe mới. Phương tiện đưa đón là xe ô tô 29 chỗ (do nhà trường ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ).

Vụ bé trai 5 tuổi tử vong do bị quên trên xe đưa đón: Lái xe là nhân viên mới

Vụ bé trai 5 tuổi tử vong do bị quên trên xe đưa đón: Lái xe là nhân viên mới

VOV.VN - Lái xe đưa đón học sinh là ông N.V.L, Ông N.V.L tham gia lái xe đưa đón học sinh từ ngày 22/5, do người lái xe chính xin nghỉ phép 1 tuần và bàn giao lại cho lái xe mới. Phương tiện đưa đón là xe ô tô 29 chỗ (do nhà trường ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ).

Vì sao xe đưa đón học sinh phải có nhận diện riêng?
Vì sao xe đưa đón học sinh phải có nhận diện riêng?

VOV.VN - Bộ GTVT đang chủ trì soạn thảo Luật Đường bộ. Đáng chú, Bộ GTVT đã đưa ra một số quy định đối với xe đưa đón học sinh, trong đó có những dấu hiệu nhận diện, phân biệt xe đưa đón học sinh với những xe chở hành khách khác.

Vì sao xe đưa đón học sinh phải có nhận diện riêng?

Vì sao xe đưa đón học sinh phải có nhận diện riêng?

VOV.VN - Bộ GTVT đang chủ trì soạn thảo Luật Đường bộ. Đáng chú, Bộ GTVT đã đưa ra một số quy định đối với xe đưa đón học sinh, trong đó có những dấu hiệu nhận diện, phân biệt xe đưa đón học sinh với những xe chở hành khách khác.