Sẽ có phương án khắc phục thiếu cát san lấp cho công trình cao tốc ở ĐBSCL

VOV.VN - Hiện nay các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc đang chậm tiến độ. Nguyên nhân chính là do thiếu vật liệu cát phục vụ san lấp. Nhiều ý kiến cho rằng việc lấy cát biển để thay thế cát sông sẽ gây ô nhiễm môi trường. Thực tế trong khu vực ĐBSCL hiện nay như thế nào?

Tại Cần Thơ đang có hai dự án cao tốc đi qua gồm: Cao tốc Bắc - Nam (đoạn Cần Thơ - Cà Mau) và cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ – Sóc Trăng. Đối với cao tốc Cần Thơ - Cà Mau qua Cần Thơ có nhu cầu 800.000 m3 cát và hiện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT, chủ đầu tư) đã cân đối đủ nguồn từ các mỏ cát ở An Giang và Đồng Tháp.

Riêng cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn đi qua địa bàn Cần Thơ cần khoảng 7 triệu m3 cát. Hiện nay tỉnh An Giang đã được cấp một mỏ cát ở xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới với trữ lượng 2,4 triệu m3 cát và dự án vẫn cần số lượng cát lớn để phục vụ nhu cầu của dự án.  

Ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ chia sẻ, những dự án cao tốc đi qua Cần Thơ chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu cát, số cát còn thiếu rất lớn. Vì vậy, địa phương đang phối hợp với các sở ngành, địa phương trong vùng để xem xét ở những mỏ cát còn lại để đáp ứng nguồn cát cho các công trình đường giao thông trên địa bàn: "Đối với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng thì trên địa bàn TP. Cần Thơ với chiều dài 37,5 km hiện nay cân đối được 2,4 triệu m3 ở mỏ Bình Phước Xuân, tỉnh An Giang, còn số lượng còn lại chưa cân đối được".

Theo lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt “Báo cáo kết quả đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển khu B1” với trữ lượng cấp 333 và cấp 222 đạt gần 684 triệu m3, trong đó, cấp tài nguyên 222 là hơn 144 triệu m3 có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn vật liệu xây dựng, san lấp phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các tuyến đường cao tốc. Ủỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển tỉnh Sóc Trăng phục vụ các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội.

Ông Ngô Thái Chân, Giám đốc sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm: "Hiện nay chúng tôi cũng đã làm thủ tục gần đến bước cuối cùng đối với đơn xin giao 6 triệu m3 cát biển của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận. Hiện nay chỉ còn vướng duy nhất là thẩm quyền của tỉnh Sóc Trăng quản lý khu vực biển đến 6 hải lý, còn khoảng 145 triệu m3 này nằm khoảng từ 10-15 hải lý, cho nên đồng chí chủ tịch tỉnh cũng đã có văn bản gửi Chính phủ".

Theo Bộ GTVT, giai đoạn 2021-2025, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ triển khai thi công 16 dự án giao thông trọng điểm. Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền đường cho các dự án trên khoảng 70 triệu m3 (trong đó đất đắp khoảng 7 triệu m3, cát đắp khoảng 63 triệu m3). Đối với đất đắp, nguồn cung chủ yếu tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, đến nay đã xác định được nguồn cung cho 2/7 triệu m3.

Đối với vật liệu cát, nguồn cung đảm bảo chất lượng tập trung chủ yếu tại các tỉnh có Sông Tiền và Sông Hậu đi qua, trong đó trữ lượng lớn có tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, đến nay đã xác định được nguồn cung cho 37/63 triệu m3, còn thiếu 26 triệu m3 chưa xác định được nguồn, cấp.

Tỉnh Tiền Giang có khoảng 40 triệu m3 từ 35 mỏ. Trong đó 15 giấy phép đã phê duyệt trữ lượng, chưa cấp phép khai thác với tổng trữ lượng đã phê duyệt là 21,9 triệu m3; 20 mỏ đã tạm dừng khai thác nhưng chưa thực hiện đóng cửa mỏ, trữ lượng còn lại khoảng 19,9 triệu m3. Tỉnh Bến Tre có 06 mỏ cát thuộc kế hoạch đấu giá năm 2024 với tổng trữ lượng là 15 triệu m3. Tỉnh An Giang: các khu mỏ nằm trong quy hoạch đã thu hồi theo kết luận của Thanh tra Chính phủ còn đủ điều kiện để khai thác (khoảng 2,5 triệu m3).

Tuy nhiên với lượng mỏ cát hiện có trong khu vực đủ điều kiện để khai thác vẫn còn ít so với nhu cầu thực tế của các công trình. Để giải quyết khó khăn này, mới đây Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Tại buổi làm việc Phó thủ tướng đồng ý phương án lấy cát biển thay thế cho cát sông. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đang diễn ra Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bổ sung các nguồn cát, trong đó có việc nghiên cứu và sử dụng đá xay và nhập vật liệu cát ở nước ngoài về.

Cũng có ý kiến băn khoăn cho rằng việc sử dụng cát biển thay cát sông có thể mang mặn vào hệ sinh thái ngọt; với thời gian sẽ có một số tác động đến ruộng đất, môi trường nước mặt và nước ngầm ngoài khu vực san lấp. Mặt khác, việc khai thác lượng lớn cát biển cũng có khả năng làm cho sạt lở bờ biển.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiên Giang thiếu khoảng 1,7 triệu m3 cát san lấp cho các công trình xây dựng
Kiên Giang thiếu khoảng 1,7 triệu m3 cát san lấp cho các công trình xây dựng

VOV.VN - Hiện nay, qua khảo sát thực tế, tỉnh Kiên Giang cần khoảng 1,7 triệu m3 cát (sông) để san lấp mặt bằng cho các công trình xây dựng trên địa bàn.

Kiên Giang thiếu khoảng 1,7 triệu m3 cát san lấp cho các công trình xây dựng

Kiên Giang thiếu khoảng 1,7 triệu m3 cát san lấp cho các công trình xây dựng

VOV.VN - Hiện nay, qua khảo sát thực tế, tỉnh Kiên Giang cần khoảng 1,7 triệu m3 cát (sông) để san lấp mặt bằng cho các công trình xây dựng trên địa bàn.

Thị trường vật liệu xây dựng miền Tây hỗn loạn vì đứt gãy nguồn cung cát san lấp
Thị trường vật liệu xây dựng miền Tây hỗn loạn vì đứt gãy nguồn cung cát san lấp

VOV.VN - Đã hơn 3 tuần nay, tình hình vật liệu xây dựng tại khu vực miền Tây biến động lớn. Từ đơn vị thi công cao tốc, công trình khẩn cấp chống sạt lở đến các công trình xây dựng dân dụng… đều đang “đỏ mắt” tìm kiếm mọi nguồn để có cát vì nguồn cung loại vật liệu này đang bị đứt gãy.

Thị trường vật liệu xây dựng miền Tây hỗn loạn vì đứt gãy nguồn cung cát san lấp

Thị trường vật liệu xây dựng miền Tây hỗn loạn vì đứt gãy nguồn cung cát san lấp

VOV.VN - Đã hơn 3 tuần nay, tình hình vật liệu xây dựng tại khu vực miền Tây biến động lớn. Từ đơn vị thi công cao tốc, công trình khẩn cấp chống sạt lở đến các công trình xây dựng dân dụng… đều đang “đỏ mắt” tìm kiếm mọi nguồn để có cát vì nguồn cung loại vật liệu này đang bị đứt gãy.

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp cho công trình trọng điểm phía Nam
Tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp cho công trình trọng điểm phía Nam

VOV.VN - Chiều nay 11/5 tại Vĩnh Long, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cùng các Bộ ngành có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh trong khu vực để tháo gỡ khó khăn về việc thiếu vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp cho công trình trọng điểm phía Nam

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp cho công trình trọng điểm phía Nam

VOV.VN - Chiều nay 11/5 tại Vĩnh Long, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cùng các Bộ ngành có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh trong khu vực để tháo gỡ khó khăn về việc thiếu vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.