Sẽ không còn giấy khai sinh, sổ hộ khẩu

Các loại giấy tờ như: giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, sổ hộ khẩu.... sẽ được thay thế bằng số định danh

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 8/6.

Thay bằng số định danh

Theo đó, ngày 8/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020.

Mục tiêu của đề án này nhằm đổi mới căn bản tổ chức, hoạt động quản lý Nhà nước về dân cư, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.

Trong giai đoạn 2013-2014, việc triển khai đề án tập trung vào hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc cấp số định danh cá nhân; xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư; hệ thống hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các CSDL liên quan đến quản lý dân cư; rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các CSDL liên quan đến quản lý dân cư…

Theo đề án, đến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật CSDL quốc gia về dân cư trong phạm vi toàn quốc. Từ năm 2016, tổ chức triển khai nhập thông tin cá nhân vào CSDL quốc gia về dân cư.

Giai đoạn 2015-2020, việc cấp số định danh cá nhân cho công dân sẽ được triển khai theo lộ trình do Bộ Công an chủ trì phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Ngoại giao thực hiện. Đồng thời, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các CSDL liên quan đến quản lý dân cư.

Giảm dần gánh nặng thủ tục

Với quy mô dân số lên tới trên 90 triệu dân, số lượng giao dịch hành chính công giữa công dân và cơ quan hành chính, sự nghiệp được thực hiện ở nước ta trung bình khoảng 600.000 giao dịch/ngày.

Hầu hết thủ tục hành chính đều được thực hiện thủ công và đòi hỏi công dân phải tự chứng minh về nhân thân của mình thông qua việc xuất trình hoặc nộp bản sao hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ; hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính chưa được chia sẻ, sử dụng chung nên đã tạo ra gánh nặng hành chính lên tới cả nghìn tỉ đồng/năm.

Nhưng gánh nặng này sẽ được giảm dần khi quá trình cấp số định danh cá nhân được thực hiện dựa trên việc kết nối cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư.

Theo ước tính của Bộ Tư pháp, với số định danh cá nhân, người dân sẽ không phải khai thông tin công dân hoặc xuất trình/nộp bản sao/bản sao có chứng thực giấy tờ công dân khi thực hiện  1.300 thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền.

Các loại giấy tờ như: giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử sẽ được thay thế bằng số định danh, đồng thời, với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thì số định danh cá nhân này sẽ tiếp tục thay thế thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe…

Thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL chuyên ngành khác, nhiều nhóm thủ tục hành chính sẽ chuyển đổi hình thức, cách thức thực hiện theo hướng tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian thực hiện TTHC, tăng tính phục vụ và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước.

Chẳng hạn như thủ tục cấp số mã thuế cá nhân hiện nay người dân phải đăng ký và cơ quan quản lý cấp cho một mã số thuế cá nhân để người dân thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Khi CSDL quốc gia về dân cư được chia sẻ, kết nối với các CSDL chuyên ngành thì người dân sẽ không phải làm thủ tục này nữa, khi khai thuế hoặc làm các thủ tục liên quan tới thuế người dân chỉ cần khai số định danh cá nhân, cơ quan quản lý thuế sẽ căn cứ trên số định danh này tự động cấp mã số thuế cho cá nhân đó để quản lý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Áp dụng quy định mới về nhập hộ khẩu
Áp dụng quy định mới về nhập hộ khẩu

Từ 10/7, công an các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu triển khai thực hiện Nghị định 56/2010/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP (ngày 25/6/2007) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú.

Áp dụng quy định mới về nhập hộ khẩu

Áp dụng quy định mới về nhập hộ khẩu

Từ 10/7, công an các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu triển khai thực hiện Nghị định 56/2010/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP (ngày 25/6/2007) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú.

Người mua sẽ không bị giới hạn hộ khẩu quận, huyện
Người mua sẽ không bị giới hạn hộ khẩu quận, huyện

Trong đợt này 864 căn hộ sẽ được bán.  

Người mua sẽ không bị giới hạn hộ khẩu quận, huyện

Người mua sẽ không bị giới hạn hộ khẩu quận, huyện

Trong đợt này 864 căn hộ sẽ được bán.  

Ngày 10/10 tổng kiểm tra hộ khẩu tại Hà Nội
Ngày 10/10 tổng kiểm tra hộ khẩu tại Hà Nội

Thời gian tổng kiểm tra bắt đầu từ ngày 10/10 và kéo dài trong vòng 20 ngày

Ngày 10/10 tổng kiểm tra hộ khẩu tại Hà Nội

Ngày 10/10 tổng kiểm tra hộ khẩu tại Hà Nội

Thời gian tổng kiểm tra bắt đầu từ ngày 10/10 và kéo dài trong vòng 20 ngày

Cấm cho người khác nhập hộ khẩu để trục lợi
Cấm cho người khác nhập hộ khẩu để trục lợi

Chính phủ vừa ban hành nghị định mới (số 56/2010/NĐ-CP) sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định (số 107/2007/NĐ-CP) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cư trú.

Cấm cho người khác nhập hộ khẩu để trục lợi

Cấm cho người khác nhập hộ khẩu để trục lợi

Chính phủ vừa ban hành nghị định mới (số 56/2010/NĐ-CP) sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định (số 107/2007/NĐ-CP) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cư trú.