Số hóa học bạ: Đảm bảo toàn vẹn thông tin, không thể thay đổi khi đã phát hành

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đang thí điểm học bạ số ở bậc tiểu học. Theo đó, học bạ số đảm bảo lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về học sinh và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình học tập tại cấp tiểu học. Đồng thời đảm bảo nhất quán, toàn vẹn thông tin khi học bạ đã được phát hành (không thể thay đổi thông tin).

Bộ GD-ĐT đang thí điểm triển khai học bạ số ở bậc tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết, học bạ số là học bạ được số hóa, lưu trữ trên môi trường số, có ký xác thực điện tử của cá nhân và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý để sử dụng trên môi trường số.

Học bạ số đảm bảo lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về học sinh và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình học tập tại cấp Tiểu học. Đồng thời đảm bảo nhất quán, toàn vẹn thông tin khi học bạ đã được phát hành (không thể thay đổi thông tin).

Ngoài ra, học bạ số đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng, quản lý, tra cứu, xác thực học bạ trực tuyến cũng như cho phép xuất ra bản mềm của học bạ số, có thể in được trên giấy theo mẫu học bạ quy định của Bộ GD-ĐT, để sử dụng trong một số trường hợp cụ thể.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cũng cho hay, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thí điểm hệ thống học bạ số, cung cấp quy trình, thủ tục quản lý, sử dụng học bạ của học sinh tiểu học, bao gồm: phần mềm hệ thống; tập huấn sử dụng, vận hành các chức năng, nghiệp vụ cơ bản trong tạo lập và sử dụng học bạ số.

Phạm vi thí điểm là các cơ sở giáo dục cấp tiểu học bảo đảm các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, chủ động về nhân lực, nguồn lực để thực hiện các giải pháp, nội dung, yêu cầu đối với học bạ số, bảo đảm 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm. Việc thí điểm thực hiện đối với các khối lớp 1, 2, 3, 4 năm học 2023-2024.

Từ thực tế triển khai học bạ điện tử trên phạm vi toàn tỉnh bước vào năm học thứ ba, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên cho biết, sau một thời gian triển khai nhận thấy học bạ điện tử có nhiều lợi thế, ưu điểm như giúp cải cách, giảm thủ tục hành chính, giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, tiết kiệm nhiều thời gian cho giáo viên, đổi mới công tác quản lý cho nhà trường và phụ huynh cũng thuận tiện trong việc tra cứu kết quả học tập của con em mình, phối hợp nhắc nhở học sinh học tập, đồng hành cùng nhà trường.

Song bên cạnh đó, việc chưa có nền tảng, hệ thống phần mềm dùng chung thống nhất cho các nhà trường tại Lạng Sơn dẫn tới việc học bạ điện tử chỉ có thể sử dụng, lưu hành, quản lý nội bộ, chưa thể kết nối với những trường đã triển khai. Do đó, việc thống nhất liên thông dữ liệu của địa phương với cơ sở dữ liệu của Bộ GD-ĐT, đặc biệt để thực hiện tốt quản lý hồ sơ, học bạ điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy cô giáo thực hiện chuyển đổi số là cần thiết.

Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhận định, thí điểm học bạ số cấp tiểu học là thí điểm để làm, làm tốt hơn, chắc chắn hơn, hiệu quả hơn từ khung pháp lý đến nội dung chuyên môn và quan trọng nhất là đạt được kết quả đặt ra trong kế hoạch, chuyên môn.

Các Sở GD-ĐT cần xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của năm học bởi sự cấp thiết cần triển khai. Đây không chỉ là việc riêng của cấp tiểu học hay phổ thông mà phải có sự quan tâm, phối hợp, chỉ đạo, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị liên quan. Việc thí điểm học bạ số nhằm phục vụ cho công tác quản lý, chuyên môn của Bộ GD-ĐT, ngành GD-ĐT đồng thời phục vụ cho công tác chuyển đổi số quốc gia. Đây là hai nhiệm vụ song song cần phải thực hiện.

Thứ trưởng lưu ý, việc triển khai không đợi đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ mới thực hiện thí điểm và thực hiện đại trà mà tận dụng tối đa các điều kiện của những nơi làm tốt, hướng dẫn, phối hợp với nơi làm chưa tốt, tháo gỡ vướng mắc ở những nơi còn khó khăn.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, với đặc thù của công nghệ thông tin là phát triển nhanh, có ảnh hưởng lớn nên bên cạnh thận trọng cần đặt những mục tiêu cao để phấn đấu thực hiện. Thí điểm triển khai học bạ điện tử ở bậc tiểu học cần thận trọng, kỹ lưỡng nhưng cũng cần khẩn trương áp dụng đại trà.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các Sở GD-ĐT đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên, học sinh, phụ huynh về nội dung học bạ số. Trong quá trình làm xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vì đây là công việc khó, mới, trọng tâm và lâu dài.

Đối với các đơn vị của Bộ GD-ĐT, cần nắm bắt, tổng hợp đầy đủ ý kiến của địa phương, kịp thời cùng địa phương tháo gỡ vướng mắc. Đồng thời tham mưu thực hiện giám sát cho lãnh đạo Bộ trong quá trình thực hiện.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tìm con chữ cho bà con dân tộc thiểu số ở Bình Phước
Tìm con chữ cho bà con dân tộc thiểu số ở Bình Phước

VOV.VN - Thời gian qua, các lớp xóa mù tại Bình Phước liên tục được tổ chức đã góp phần nâng cao dân trí, phát triển giáo dục góp phần phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tìm con chữ cho bà con dân tộc thiểu số ở Bình Phước

Tìm con chữ cho bà con dân tộc thiểu số ở Bình Phước

VOV.VN - Thời gian qua, các lớp xóa mù tại Bình Phước liên tục được tổ chức đã góp phần nâng cao dân trí, phát triển giáo dục góp phần phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Bà giáo già sáng đi bán vé số, tối lên lớp với trẻ em nghèo
Bà giáo già sáng đi bán vé số, tối lên lớp với trẻ em nghèo

VOV.VN - Từng là một nhà giáo, sau khi nghỉ hưu, bà Nguyễn Thị Ba (năm nay 75 tuổi) vẫn không muốn nghỉ ngơi, bà giáo già quyết tâm "gieo chữ" cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn phải đi làm thay vì đi học tại lớp học tình thương ở phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 

Bà giáo già sáng đi bán vé số, tối lên lớp với trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng đi bán vé số, tối lên lớp với trẻ em nghèo

VOV.VN - Từng là một nhà giáo, sau khi nghỉ hưu, bà Nguyễn Thị Ba (năm nay 75 tuổi) vẫn không muốn nghỉ ngơi, bà giáo già quyết tâm "gieo chữ" cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn phải đi làm thay vì đi học tại lớp học tình thương ở phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 

Bà Rịa – Vũng Tàu miễn 100% học phí cho một số cấp học
Bà Rịa – Vũng Tàu miễn 100% học phí cho một số cấp học

VOV.VN - Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã thông qua nghị quyết hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh cấp học THCS.

Bà Rịa – Vũng Tàu miễn 100% học phí cho một số cấp học

Bà Rịa – Vũng Tàu miễn 100% học phí cho một số cấp học

VOV.VN - Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã thông qua nghị quyết hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh cấp học THCS.