Sở Y tế TPHCM kiến nghị giám sát hành trình những người giao hàng

VOV.VN - Trong tình hình tạm ngưng hoạt động tại các khách sạn, nhà hàng, quán ăn thì sẽ gia tăng việc giao hàng online

Trong tình hình tạm ngưng hoạt động tại các khách sạn, nhà hàng, quán ăn thì sẽ gia tăng việc giao hàng online. Vì vậy cần phải có sự quản lý về hành trình, điểm gặp gỡ và tiếp xúc của những người giao hàng nhằm kịp thời phát hiện, xử lý tình huống khi có ca mắc Covid-19.

Shipper quá tải đơn hàng vì các cửa hàng đóng cửa mùa dịch Covid-19.

Đó là đề xuất của Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh trong cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh Covid-19 của TP triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ chiều 31/3.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, đến nay TP đã xác định được 4.831 trường hợp nghi ngờ tiếp xúc liên quan đến các ca nhiễm, trong đó 3.236 người được lấy mẫu đã có kết quả xét nghiệm. Hệ thống y tế tiếp tục rà soát lại những trường hợp nhập cảnh từ ngày 8/3. Hiện các quận huyện đã tiếp cận 5218 trường hợp, trong đó đã lấy 2.286 mẫu xét nghiệm và phát hiện một bệnh nhân là thứ 171 của Việt Nam.

Ông Bỉnh nhận định, hiện nay TP chưa phát hiện các ổ dịch tiềm ẩn trong cộng đồng. Vì vậy công tác rà soát đang tiếp tục tăng cường nhằm phát hiện kịp thời để khẩn trương cô lập ổ dịch nếu có.

Đặc biệt, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cho rằng những người giao hàng (còn gọi là shipper) cần phải có cơ quan chức năng quản lý, đứng ra đăng ký số lượng, cũng như có nhật ký lộ trình giao hàng để biết được địa điểm, những người tiếp xúc của họ. Từ đó, hệ thống y tế có thể nắm được số liệu, sẵn sàng có đường dây nóng quản lý, nhằm phát hiện ra những triệu chứng hoặc có sự khai báo y tế thì kịp thời xử lý.

Riêng đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện vẫn tiếp tục sản xuất, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM đã đến các doanh nghiệp trên địa bàn quân Bình Tân để khảo sát thực địa, hướng dẫn quy định cụ thể thực hiện yêu cầu chống dịch của Bộ Y tế.

Ông Bỉnh nhấn mạnh, sẽ tăng cường kiểm tra giám sát đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, đó là UBND các quận huyện, Trung tâm y tế quận huyện.

Cũng theo ông Bỉnh, cho đến nay Bộ Y tế chưa công bố tỉnh thành nào là ổ dịch nhưng TP cần có sự chuẩn bị. Về việc giải tỏa người được cách ly tại các khu cách ly kiểm dịch tập trung, đưa họ trở về địa phương cũng cần tính toán. 

Những trường hợp ở tỉnh xa đưa về quy định như thế nào thì Bộ Y tế sẽ hướng dẫn còn đối với thành phố, tất cả những trường hợp đó thì Bộ Tư lệnh cùng Sở Giao thông, Sở Y tế sẽ đưa về tận địa phương cho người dân an tâm ở khu cách ly.

Cũng tại cuộc họp, Giám đốc Sở Công thương TPHCM Phạm Thành Kiên cho biết sau khi có chỉ thị về cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, số người dân đến mua hàng tại các siêu thị rất đông, tăng 20 – 30% so với hôm qua. Các chợ, siêu thị, cơ sở, cửa hàng kinh doanh dịch vụ, hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu vẫn duy trì hoạt động bình thường sau 0h ngày 1/4, để đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố. Hệ thống siêu thị, cửa hàng cũng đã có kế hoạch dự trữ, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn.

Vì vậy, Sở Công thương cũng khuyến cáo người dân thành phố yên tâm, không mua tích trữ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm trong thời điểm hiện nay, gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng thị trường; chấp hành nghiêm yêu cầu không tập trung đông người, không ra khỏi nhà khi không cần thiết.

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Công thương phối hợp các đơn vị doanh nghiệp triển khai cung ứng hàng hóa thực phẩm đẩy đủ. Đặc biệt, cần phải mở rộng phương thức giao hàng tại nhà. Sở Công thương cần khuyến khích các cơ sở kinh doanh lương thực thực phẩm thiết yếu thực hiện phương thức mua hàng trực tuyến và giao hàng tận nhà. Hiện nay người dân tụ tập mua sắm ở siêu thị sẽ dẫn đến việc tụ tập đông người, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Các siêu thị của Coopmart số người mua hàng đến rất đông, dẫn tới tình trạng chen lấn không đảm bảo được khoảng cách. Tôi đề nghị ban lãnh đạo Sài Gòn Co.op phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức hướng dẫn cho người dân mua hàng theo từng nhóm, để giảm áp lực không đảm bảo cự ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TPHCM đảm bảo an toàn cho đội ngũ y tế trong mọi tình huống
TPHCM đảm bảo an toàn cho đội ngũ y tế trong mọi tình huống

VOV.VN -Lãnh đạo TP. HCM cho bài bài học từ Bệnh viện Bạch Mai cần phải được ngành y tế TP nghiêm túc mổ xẻ, rút ra kinh nghiệm.

TPHCM đảm bảo an toàn cho đội ngũ y tế trong mọi tình huống

TPHCM đảm bảo an toàn cho đội ngũ y tế trong mọi tình huống

VOV.VN -Lãnh đạo TP. HCM cho bài bài học từ Bệnh viện Bạch Mai cần phải được ngành y tế TP nghiêm túc mổ xẻ, rút ra kinh nghiệm.

Nhiều người vẫn tụ tập, không đeo khẩu trang nơi công cộng ở TPHCM
Nhiều người vẫn tụ tập, không đeo khẩu trang nơi công cộng ở TPHCM

VOV.VN - Tại một số địa điểm ở TPHCM, nhiều người dân vẫn không đeo khẩu trang khi đi đến các nơi công cộng, phớt lờ khuyến cáo về phòng dịch Covid-19.

Nhiều người vẫn tụ tập, không đeo khẩu trang nơi công cộng ở TPHCM

Nhiều người vẫn tụ tập, không đeo khẩu trang nơi công cộng ở TPHCM

VOV.VN - Tại một số địa điểm ở TPHCM, nhiều người dân vẫn không đeo khẩu trang khi đi đến các nơi công cộng, phớt lờ khuyến cáo về phòng dịch Covid-19.

TPHCM: Hàng hóa thiết yếu dùng 6 tháng không hết
TPHCM: Hàng hóa thiết yếu dùng 6 tháng không hết

VOV.VN - Lãnh đạo Saigon Co.op khẳng định các nguồn lương thực, thực phẩm đủ để người dân có thể ăn 3- 6 tháng cũng không hết. Người dân không cần tích trữ

TPHCM: Hàng hóa thiết yếu dùng 6 tháng không hết

TPHCM: Hàng hóa thiết yếu dùng 6 tháng không hết

VOV.VN - Lãnh đạo Saigon Co.op khẳng định các nguồn lương thực, thực phẩm đủ để người dân có thể ăn 3- 6 tháng cũng không hết. Người dân không cần tích trữ