Sốt xuất huyết đang ở giai đoạn cao điểm: Thai phụ nên cẩn trọng

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, hiện đang là giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết khi số ca mắc tăng lên kèm theo nhiều ca sốc, nặng, thậm chí một số bệnh nhân đã tử vong. Thai phụ là một trong những nhóm bệnh nhân dễ diễn biến nặng khi mắc căn bệnh này.

 

Đang mang thai tuần thứ 26, chị Nguyễn Thị T. (ở phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội) bỗng nhiên thấy đau đầu, khó chịu, chân tay đau nhức và lên cơn sốt cao, gần 40 độ C. Khi cơn sốt không dứt, người mệt lả, không ăn uống được, chị T. được người nhà đưa đến Bệnh viện Bạch Mai nhập viện trong tình trạng bị tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, tiểu cầu giảm, cô đặc máu, có nguy cơ rất cao bị sốc và xuất huyết các cơ quan nội tạng, xuất huyết tử cung, sảy thai. Thai phụ đã nhanh chóng được các bác sĩ Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cấp cứu, truyền dịch, truyền khối tiểu cầu đồng thời phối hợp với bác sĩ chuyên khoa sản theo dõi chặt chẽ.

Sau khi được điều trị tích cực, chị Nguyễn Thị T. đã tỉnh táo hơn, tuy nhiên vẫn còn mệt mỏi, ăn uống kém. Chị T. cho biết, trước đó, gần nhà chị đã có 2 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Mặc dù chú ý giữ gìn vệ sinh nhà cửa và diệt muỗi song chị vẫn bị nhiễm bệnh. Hiện tại, mối lo lắng nhất của chị là sự an toàn và sức khỏe của thai nhi trong bụng.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Bảng, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi mắc sốt xuất huyết, thai phụ có thể bị sốt cao. Nếu sốt cao quá sẽ dẫn đến tình trạng nhịp tim thai đập nhanh hơn và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Đồng thời, thai phụ cũng đối diện với hai nguy cơ: thứ nhất là giảm tiểu cầu, dẫn đến hiện tượng xuất huyết dưới da và niêm mạc, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết tử cung và dẫn đến sảy thai. Thứ hai là tình trạng cô đặc máu, có thể dẫn đến sốc, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

“Trong giai đoạn này bất cứ ai khi bị sốt, đặc biệt là sốt cao kèm theo đau mỏi người nên đi khám tại cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết. Đối với thai phụ mắc sốt xuất huyết, tuyệt đối không nên tự điều trị ở nhà, nên nhập viện để được nhân viên y tế theo dõi sát và có hướng xử trí kịp thời khi bệnh diễn biến nặng, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng của bà mẹ và thai nhi” – bác sĩ Nguyễn Hữu Bảng khuyến cáo.

Đồng thời, bác sĩ Nguyễn Hữu Bảng cũng hướng dẫn, thai phụ mắc sốt xuất huyết cần được kiểm soát tốt thân nhiệt. Với người bình thường, khi bị sốt từ 38,5 độ C trở lên mới cần dùng thuốc hạ sốt, tuy nhiên với thai phụ, khi nhiệt độ cơ thể lên đến 38 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, đặc biệt là thai phụ không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, đặc biệt tuyệt đối không sử dụng các thuốc hạ sốt như Aspirin, Ibuprofen vì các thuốc này tăng nguy cơ chảy máu khó cầm. Bà mẹ nên ăn uống đủ chất, ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước, sữa, nước hoa quả, nghỉ ngơi tại giường.

Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của các bà mẹ giảm sút đáng kể, chính vì vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là tránh để mắc bệnh. Thai phụ nên chủ động diệt muỗi cũng như tránh bị muỗi đốt để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Buôn Ma Thuột còn lơ là, chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết
Người dân Buôn Ma Thuột còn lơ là, chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết

VOV.VN - Thành phố Buôn Ma Thuột vừa ghi nhận một trường hợp tử vong vì bệnh sốt xuất huyết và cũng là nơi có số ca mắc mắc sốt xuất huyết cao nhất của tỉnh Đắk Lắk. Trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, thì không ít người dân tại đây vẫn lơ là trong công tác phòng, chống bệnh.

Người dân Buôn Ma Thuột còn lơ là, chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết

Người dân Buôn Ma Thuột còn lơ là, chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết

VOV.VN - Thành phố Buôn Ma Thuột vừa ghi nhận một trường hợp tử vong vì bệnh sốt xuất huyết và cũng là nơi có số ca mắc mắc sốt xuất huyết cao nhất của tỉnh Đắk Lắk. Trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, thì không ít người dân tại đây vẫn lơ là trong công tác phòng, chống bệnh.

Cao điểm của sốt xuất huyết, cần cảnh giác với các dấu hiệu nặng
Cao điểm của sốt xuất huyết, cần cảnh giác với các dấu hiệu nặng

VOV.VN - Khi có những dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, đau mỏi người, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám, xét nghiệm. Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán và có phác đồ điều trị sớm, tuyệt đối không tự ý uống thuốc và truyền dịch tại nhà.

Cao điểm của sốt xuất huyết, cần cảnh giác với các dấu hiệu nặng

Cao điểm của sốt xuất huyết, cần cảnh giác với các dấu hiệu nặng

VOV.VN - Khi có những dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, đau mỏi người, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám, xét nghiệm. Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán và có phác đồ điều trị sớm, tuyệt đối không tự ý uống thuốc và truyền dịch tại nhà.

Lạ lùng công việc “chăm muỗi” để nghiên cứu phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Lạ lùng công việc “chăm muỗi” để nghiên cứu phòng chống bệnh sốt xuất huyết

VOV.VN - “Chăm muỗi” là công việc hàng ngày của các cán bộ, kỹ thuật viên ở Khoa Côn trùng - Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương. Công việc này cũng phải tỉ mẩn, chu tất như chăm “con mọn”, phải để ý từng chút, quan sát vòng đời, kiểm tra hoạt động của muỗi theo giờ, cho muỗi ăn.

Lạ lùng công việc “chăm muỗi” để nghiên cứu phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Lạ lùng công việc “chăm muỗi” để nghiên cứu phòng chống bệnh sốt xuất huyết

VOV.VN - “Chăm muỗi” là công việc hàng ngày của các cán bộ, kỹ thuật viên ở Khoa Côn trùng - Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương. Công việc này cũng phải tỉ mẩn, chu tất như chăm “con mọn”, phải để ý từng chút, quan sát vòng đời, kiểm tra hoạt động của muỗi theo giờ, cho muỗi ăn.