Sức sống ở vùng biên giới Sóc Hà - Cao Bằng

VOV.VN - Từng là vùng đất hứng chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tháng 2/1979, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng hôm nay đã có những phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội và là một trong những xã biên giới đầu tiên của tỉnh Cao Bằng đạt chuẩn nông thôn mới.

Vợ chồng ông Vy Văn Ngọc và bà Nông Thị Tích (xóm Địa Long) vẫn nhớ như in sự khốc liệt và mùi khét nồng của khói súng những ngày tháng 2/1979. Cuộc chiến nổ ra lúc rạng sáng và xóm Địa Long cũng như cả xã Sóc Hà đã trở thành chiến trường ác liệt trong nhiều ngày đêm.

 “Lúc ấy bà con tham gia bảo vệ biên giới thì ngày đi làm, thấy bộ đội mình thì ủng hộ lương thực, thực phẩm cho bộ đội trên chốt. Khi chiến sự kết thúc, nhà cửa cái đổ, cái cháy, trâu bò cũng không còn, vắng vẻ hết”.

 “Lúc đó bản làng tan hoang hết, nhà tôi bị quả đạn cối vào sập đi một nửa, đời sống khó khăn lắm. Sau đó, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm, giúp cho các loại giống cây năng suất cao, hỗ trợ phân bón, vốn vay cho hộ nghèo… nên đời sống bà con đã dần khá lên”.

Sau gần nửa thế kỷ, khung cảnh hoang tàn, đổ nát năm xưa đã không còn dấu tích mà thay vào đó là một vùng quê biên giới mang dáng dấp phố thị với những con đường bê tông thẳng tắp cùng những ngôi nhà xây kiên cố và những cánh đồng ngô, lúa, thuốc lá xanh ngút tầm mắt.

Sóc Hà hiện có 7 xóm, hơn 700 hộ với gần 3.000 nhân khẩu. Là xã thuần nông, cuộc sống vài chục năm trước của người dân chỉ tạm đủ ăn. Để nâng cao thu nhập, một số hộ mạnh dạn đưa các loại cây công nghiệp như lạc, đỗ, thuốc lá vào canh tác. Các loại cây này hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên năng suất khá cao, giá bán ổn định đã góp phần tăng thu nhập trên cùng diện tích gieo trồng cho người nông dân. Nhiều hộ còn xây dựng chuồng trại để nuôi lợn nái, nuôi trâu bò vỗ béo theo hướng gia trại với thu nhập cao gấp cả chục lần trồng ngô, cấy lúa.

Ông Quách Văn Ém (xóm Nà Nghiềng, xã Sóc Hà) phấn khởi cho biết, từ chăn nuôi lợn, mỗi năm đã cho gia đình ông có lãi khoảng 100-120 triệu đồng: “Trước kia gia đình tôi vất vả lắm, sau quyết tâm chọn chăn nuôi lợn. Từ con lợn tôi làm được nhà xây, mua được ô tô rồi. Sóc Hà bây giờ khá lắm rồi, gần như bà con thoát nghèo hết, đồng ruộng có kênh mương 3 mặt, có đường liên thôn, liên xã, đường ra tận ruộng, sạch sẽ, văn minh lắm rồi”.

Năm 2019, Sóc Hà đạt xã Nông thôn mới với tất cả các tiêu chí hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, chợ và các thiết chế văn hóa, tiêu chí môi trường, an ninh trật tự,... thu nhập bình quân đầu người hiện đạt gần 40 triệu đồng/năm. Để tiếp tục nâng cao đời sống người dân, Sóc Hà xác định tiếp tục phát triển các loại cây trồng như lạc, thuốc lá và thử nghiệm một số loại cây như mắc-ca hay cây mít da xanh, phát triển chăn nuôi quy mô trang trại.

 Ông Nông Văn Vương, Chủ tịch Hội nông dân xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng nói: “Sau khi được tuyên truyền vận động cũng như đầu tư từ Nhà nước, bà con đã có ý thức tự vươn lên, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây, vật nuôi trồng cho năng suất cao. Thời gian tới, thực hiện chủ trương Nghị quyết của Đảng bộ xã là “3 cây 2 con” mang tính chủ lực, xã tiếp tục chọn một số cây trồng như cây thuốc lá năng suất cao cho một số xứ đồng, hay cây lạc hàng hóa”.

 Không chỉ phát triển kinh tế nông nghiệp, người dân Sóc Hà còn khai thác tốt lợi thế của cửa khẩu Sóc Giang với các mô hình thương mại quy mô nhỏ, thành lập các tổ dịch vụ bốc xếp hàng hóa... vừa góp phần mang lại thu nhập cho người dân, vừa góp phần giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới, cửa khẩu.

Ông Hoàng Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng cho biết: Đồng bào các DTTS trên địa bàn cũng luôn ý thức và chủ động tham gia các buổi tuần tra, phát dọn đường biên, bảo vệ và tôn tạo khu vực mốc chủ quyền biên giới: “UBND xã đã xây dựng chương trình bảo vệ đường biên mốc giới, hàng tháng, tổ chức tuần tra bảo vệ. Ngoài ra, thường xuyên tuyên truyền về nghị định biên giới và quy định liên quan, người dân từ các cháu nhỏ đến người lớn đều được tuyên truyền rộng rãi, từ đó người dân hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân tại biên giới, cửa khẩu. Luôn cùng nhau đoàn kết bảo vệ đường biên mốc giới”.

Sóc Hà đang phấn đấu để trở thành đô thị loại V vào năm 2030, khi đó thị trấn vùng biên này sẽ là một cửa ngõ quan trọng của tỉnh Cao Bằng trong phát triển kinh tế cũng như góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền biên cương Đông bắc của Tổ quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai người lính Thái Bình “bước ra” từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc
Hai người lính Thái Bình “bước ra” từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc

VOV.VN - Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc bắt đầu từ 17/2/1979 và trên thực tế đã kéo dài 10 năm, để lại nhiều vết tích ở 6 tỉnh biên giới và trong lòng những người lính một thời lửa đạn.

Hai người lính Thái Bình “bước ra” từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc

Hai người lính Thái Bình “bước ra” từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc

VOV.VN - Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc bắt đầu từ 17/2/1979 và trên thực tế đã kéo dài 10 năm, để lại nhiều vết tích ở 6 tỉnh biên giới và trong lòng những người lính một thời lửa đạn.

Những người giữ mùa xuân trên biên giới
Những người giữ mùa xuân trên biên giới

VOV.VN - Giữa lúc nhà nhà đang sum vầy đón Tết thì nhiều cán bộ, chiến sĩ mang quân hàm xanh vẫn ngày đêm bám biên với những nhiệm vụ đặc thù để giữ cho tổ quốc yên bình, nhân dân an vui.

Những người giữ mùa xuân trên biên giới

Những người giữ mùa xuân trên biên giới

VOV.VN - Giữa lúc nhà nhà đang sum vầy đón Tết thì nhiều cán bộ, chiến sĩ mang quân hàm xanh vẫn ngày đêm bám biên với những nhiệm vụ đặc thù để giữ cho tổ quốc yên bình, nhân dân an vui.

Xuân mới yên vui ở biên giới Ia O
Xuân mới yên vui ở biên giới Ia O

VOV.VN -  Năm 2022 là năm nhiều thử thách với bà con Jrai ở làng Kloong, xã biên giới Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Sau đại dịch Covid-19, biết bà con cần việc làm nên một số kẻ xấu đã người lừa đưa người làng Kloong sang Campuchia để đòi tiền chuộc

Xuân mới yên vui ở biên giới Ia O

Xuân mới yên vui ở biên giới Ia O

VOV.VN -  Năm 2022 là năm nhiều thử thách với bà con Jrai ở làng Kloong, xã biên giới Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Sau đại dịch Covid-19, biết bà con cần việc làm nên một số kẻ xấu đã người lừa đưa người làng Kloong sang Campuchia để đòi tiền chuộc