Sức trẻ ngành Y nơi tuyến đầu chống dịch

VOV.VN - Môi trường thực tế khó khăn, gian nan và vất vả đã đem lại những cảm xúc đặc biệt, trải nghiệm khó quên để tích luỹ, trau dồi trên con đường trở thành những bác sĩ trong tương lai.

Tại tỉnh Lạng Sơn, ngay từ khi bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, nhiều sinh viên ngành y đã nhanh chóng lên đường tình nguyện lên đường vào tâm dịch huyện Hữu Lũng hỗ trợ công tác truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch…

Sinh nhật tuổi 21 năm nay thật đặc biệt với Dương Thị Hoài, cô sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn tình nguyện lên đường hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại tâm dịch Hữu Lũng.

Không nến, không bánh gato và những món quà cùng sự quây quần của bạn bè, người thân gia đình nhưng với Hoài có lẽ là sinh nhật đáng nhớ nhất. Những ngày hè nắng nóng trực tiếp tham gia công tác truy vết, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm… là những kiến thức mà cô và các bạn sinh viên ngành Y khó có dịp học được khi ngồi trên ghế nhà trường.

“Ngày 19/5, ngày sinh nhật Bác cũng là sinh nhật em, đúng hôm ấy chúng em bắt đầu lên xe đi chống dịch, ai nấy đều tràn đầy năng lượng. Ở đây công việc cũng nhiều mà chúng em chưa trải qua bao giờ, nhưng em thấy đi vui lắm. Nắng lắm mà cả đoàn chẳng ai dám uống nước vì sợ lây nhiễm, nhưng mọi người đều khỏe một cách kì lạ. Những việc làm của chúng em nhỏ bé thôi, nó chẳng thấm vào đâu cả so với các anh chị y bác sĩ ở đây, họ còn vất vả hơn chúng em nhiều. Chúng em đều rất tự hào khi có mặt ở đây, tự hào về bản thân mình, tự hào về các bạn, về cả tỉnh mình nữa khi mọi người đều rất đoàn kết để chống dịch”, Hoài tâm sự.

Đối với Nguyễn Thanh Sơn, ước mơ trở thành 1 bác sĩ đã được ấp ủ từ khi còn là một cậu bé. Xung phong vào tâm dịch huyện Hữu Lũng, chàng sinh viên trẻ này đang bước những bước đi đầu tiên để đạt được ước mơ của mình.

“Công tác chống dịch ở Hữu Lũng thực sự căng thẳng. Khác nhiều so với tưởng tượng của em. Ở trường chúng em cũng được học cấp cứu, tiêm truyền cho bệnh nhân, nhưng vẫn chưa tưởng tượng ra được là ở dưới này dịch bệnh lại căng thẳng đến thế, công cuộc chống dịch nó lại khốc liệt như vậy. Chúng em cũng thống nhất nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi người cần chúng em sẵn sàng tiếp tục ở lại chiến đấu tiếp, sẵn sàng lên đường cho đến khi nào dịch bệnh được đẩy lùi”, Nguyễn Thanh Sơn nói.

Sự lạc quan, yêu đời, năng động, sáng tạo của của đội ngũ sinh viên trẻ tình nguyện đã giúp những cán bộ, y bác sĩ rất nhiều trong công tác chống dịch, không chỉ về mặt chuyên môn mà còn lại sự động viên, khích lệ to lớn về mặt tinh thần.

Bà Lê Thị Thanh Nga, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn, đánh giá, các em đi với tinh thần tình nguyện rất cao, vui vẻ và háo hức. Hiện tại các em đã đi được 2 tuần rồi thì qua quá trình trao đổi cũng như thông tin ở dưới Trung tâm y tế thì đoàn tiếp nhận công việc rất là nhanh, đáp ứng được yêu cầu và tinh thần của các em sinh viên rất vui vẻ và vẫn tiếp tục muốn thực hiện nhiệm vụ đến khi nào dịch ổn định thì các em mới về.

“Cũng rất nhiều thầy cô và các em ở trường vẫn đăng ký sẽ tiếp tục đi hỗ trợ tiếp nếu như có yêu cầu. Hiện tại rất nhiều em thường xuyên gọi điện cho chúng tôi hỏi rằng “đến lượt em đi chưa? Em có được đi không?”. Nhà trường cũng cảm thấy rất tự hào khi các em sinh viên được đào tạo lại có tinh thần vì cộng đồng rất là cao như vậy”, bà Nga tự hào.

“Ở đâu có tuổi trẻ là ở đó có sự vui tươi, tràn đây sự năng lượng”. “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Luồng gió năng lượng và nhiệt huyết của thanh xuân, của tuổi trẻ “thổi” qua nơi tâm dịch đã xua đi phần nào sự căng thẳng, vất vả và khó khăn của các lực lượng tuyến đầu trong công tác chống lại bệnh dịch.

Dẫu cuộc chiến “không tiếng súng” với dịch bệnh còn nhiều gian nan vất vả, nhưng đội ngũ những sinh viên tình nguyện ngành y đã và đang phát huy tinh thần thanh niên xung kích của mình, góp phần vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh của đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giọt máu nghĩa tình của các chiến sĩ công an trong vùng phong tỏa ở Bắc Giang
Giọt máu nghĩa tình của các chiến sĩ công an trong vùng phong tỏa ở Bắc Giang

VOV.VN - Vì hoàn cảnh xã bị phong tỏa do dịch bệnh Covid-19, nhiều cháu bé bị bệnh tan máu bẩm sinh không thể đến bệnh viện. Các chiến sĩ công an, cảnh sát cơ động đang làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch bệnh đã xung phong hiến máu cứu người.

Giọt máu nghĩa tình của các chiến sĩ công an trong vùng phong tỏa ở Bắc Giang

Giọt máu nghĩa tình của các chiến sĩ công an trong vùng phong tỏa ở Bắc Giang

VOV.VN - Vì hoàn cảnh xã bị phong tỏa do dịch bệnh Covid-19, nhiều cháu bé bị bệnh tan máu bẩm sinh không thể đến bệnh viện. Các chiến sĩ công an, cảnh sát cơ động đang làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch bệnh đã xung phong hiến máu cứu người.

Ông bố chuyển suất học bổng 100 triệu của con vào Quỹ Vaccine phòng COVID-19
Ông bố chuyển suất học bổng 100 triệu của con vào Quỹ Vaccine phòng COVID-19

VOV.VN - Sau khi bàn bạc với con trai, hai bố con anh Nguyễn Đức Hùng ở Hà Nội đã quyết định chuyển khoản số tiền tương đương ủng hộ cho Quỹ Vaccine phòng COVID-19.

Ông bố chuyển suất học bổng 100 triệu của con vào Quỹ Vaccine phòng COVID-19

Ông bố chuyển suất học bổng 100 triệu của con vào Quỹ Vaccine phòng COVID-19

VOV.VN - Sau khi bàn bạc với con trai, hai bố con anh Nguyễn Đức Hùng ở Hà Nội đã quyết định chuyển khoản số tiền tương đương ủng hộ cho Quỹ Vaccine phòng COVID-19.

Lần đầu tiên Việt Nam có bản đồ chống dịch COVID-19
Lần đầu tiên Việt Nam có bản đồ chống dịch COVID-19

VOV.VN - 4 mức độ nguy cơ được các chuyên gia cụ thể hóa trên bản đồ chống dịch COVID-19 giúp từng địa phương có thể chủ động xác định nguy cơ và đưa ra biện pháp đối phó phù hợp.

Lần đầu tiên Việt Nam có bản đồ chống dịch COVID-19

Lần đầu tiên Việt Nam có bản đồ chống dịch COVID-19

VOV.VN - 4 mức độ nguy cơ được các chuyên gia cụ thể hóa trên bản đồ chống dịch COVID-19 giúp từng địa phương có thể chủ động xác định nguy cơ và đưa ra biện pháp đối phó phù hợp.