Tạm dừng đứng lớp đối với giáo viên xúc phạm học sinh trên bục giảng

VOV.VN - Lãnh đạo Trường THPT Phan Huy Chú, huyện Thạch Thất, Hà Nội cho biết, đã đình chỉ việc đứng lớp đối với giáo viên xưng “mày-tao”, chỉ tay vào mặt và mắng chửi học sinh trước lớp từ sáng 2/10.

 

Trước đó, tối 1/10, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 20 giây ghi lại cảnh một thầy giáo đứng trên bục giảng, bóp cằm, chỉ tay vào mặt và liên tiếp mắng chửi một nam sinh với ngôn ngữ xúc phạm, chợ búa, thậm chí xưng "mày - tao" và còn chửi học sinh là "con chó". Theo nội dung clip đăng tải, sự việc được cho là xảy ra tại Trường THPT Phan Huy Chú (huyện Thạch Thất, Hà Nội).

Trao đổi với phóng viên Đài TNVN sáng nay (02/10), ông Phùng Đức Ánh, Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú (huyện Thạch Thất, Hà Nội) xác nhận sự việc này xảy ra tại trường trong tiết học môn tiếng Anh của lớp 10A9 vào thứ Bảy, ngày 30/9. Thầy giáo trong đoạn clip công tác tại trường từ năm 2021. Ngay sau khi nhận được thông tin, nhà trường đã triệu tập thầy giáo trong clip, giáo viên chủ nhiệm và mời phụ huynh đến trường họp khẩn, đồng thời phối hợp với công an để xác minh, làm rõ vụ việc theo đúng quy định. Trong sáng nay (02/10), nhà trường tiếp tục có buổi làm việc với giáo viên bộ môn, học sinh và phụ huynh học sinh.

“Sáng nay chúng tôi đã làm việc thì thầy giáo đã nhận lỗi sai về mình và xin lỗi học sinh, xin lỗi phụ huynh học sinh, xin lỗi phụ huynh học sinh. Học sinh thì cũng nhận lỗi đó là khi nói xưng hô với thầy giáo, trao đổi với thầy giáo thì câu từ cũng chưa có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, gây ra sự bực trong thầy. Phụ huynh học sinh chấp thuận lời xin lỗi của thầy giáo bộ môn”, ông Ánh cho hay.

Ông Phùng Đức Ánh cũng cho biết, trước mắt, nhà trường tạm dừng đứng lớp đối với giáo viên bộ môn trong clip từ hôm nay và bố trí giáo viên khác dạy thay. Khi nào có kết luận của cơ quan chức năng, nhà trường sẽ có quyết định xử lý chính thức theo đúng quy định của ngành, của pháp luật. Hiện nhà trường đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp, thông báo rõ về vụ việc tới học sinh, phụ huynh để các em ổn định tâm lý. Trong buổi sinh hoạt dưới cờ sáng nay, nhà trường cũng thông báo cũng như tuyên truyền để các học sinh ổn định tâm lý, yên tâm học tập.

Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cho biết, tinh thần chỉ đạo của Sở là xử lý nghiêm khắc với sai phạm, tuyệt đối không bao che, nể nang với các hành vi không chuẩn mực của nghề.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ học sinh quỳ khóc kiệt sức trước cửa lớp: Điều chuyển cô giáo
Vụ học sinh quỳ khóc kiệt sức trước cửa lớp: Điều chuyển cô giáo

Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) thống nhất không cử cô Nguyễn Thị P. làm công tác tư vấn học đường, chuyển công tác giảng dạy môn giáo dục công dân và chủ nhiệm lớp 12D4 sang giáo viên khác.

Vụ học sinh quỳ khóc kiệt sức trước cửa lớp: Điều chuyển cô giáo

Vụ học sinh quỳ khóc kiệt sức trước cửa lớp: Điều chuyển cô giáo

Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) thống nhất không cử cô Nguyễn Thị P. làm công tác tư vấn học đường, chuyển công tác giảng dạy môn giáo dục công dân và chủ nhiệm lớp 12D4 sang giáo viên khác.

Nghệ An: Cứu sống 2 cô giáo ở biên giới bị đất đá sạt lở
Nghệ An: Cứu sống 2 cô giáo ở biên giới bị đất đá sạt lở

VOV.VN - Chiều tối 29/9, trong khi đi dạy về 2 cô giáo ở huyện biên giới Tương Dương, Nghệ An bị đất đá sạt lở, trôi dạt và mắc kẹt lan can đường. Rất may người dân phát hiện và kịp thời cứu sống.

Nghệ An: Cứu sống 2 cô giáo ở biên giới bị đất đá sạt lở

Nghệ An: Cứu sống 2 cô giáo ở biên giới bị đất đá sạt lở

VOV.VN - Chiều tối 29/9, trong khi đi dạy về 2 cô giáo ở huyện biên giới Tương Dương, Nghệ An bị đất đá sạt lở, trôi dạt và mắc kẹt lan can đường. Rất may người dân phát hiện và kịp thời cứu sống.

Thầy, cô giáo ở Quảng Bình cõng trò lội bùn đến trường
Thầy, cô giáo ở Quảng Bình cõng trò lội bùn đến trường

VOV.VN - Chiều 27/9, tại tỉnh Quảng Bình trời tạnh mưa, nước lũ bắt đầu rút chậm. Tỉnh Quảng Bình đang tập trung khắc phục hậu quả, thu dọn đất đá tại những tuyến đường sạt lở. Một số địa phương miền núi đã cho học sinh trở lại trường. Nhiều thầy, cô giáo đã cõng trò lội bùn đến trường học. 

Thầy, cô giáo ở Quảng Bình cõng trò lội bùn đến trường

Thầy, cô giáo ở Quảng Bình cõng trò lội bùn đến trường

VOV.VN - Chiều 27/9, tại tỉnh Quảng Bình trời tạnh mưa, nước lũ bắt đầu rút chậm. Tỉnh Quảng Bình đang tập trung khắc phục hậu quả, thu dọn đất đá tại những tuyến đường sạt lở. Một số địa phương miền núi đã cho học sinh trở lại trường. Nhiều thầy, cô giáo đã cõng trò lội bùn đến trường học. 

Gia đình tố cáo cô giáo dạy trẻ tự kỷ bạo hành bé trai 9 tuổi
Gia đình tố cáo cô giáo dạy trẻ tự kỷ bạo hành bé trai 9 tuổi

VOV.VN - Sau vụ việc, bé trai 9 tuổi đến nay vẫn còn hoảng loạn, trốn vào tủ khi nhắc đến việc “đi học” hay tên cô giáo Th.

Gia đình tố cáo cô giáo dạy trẻ tự kỷ bạo hành bé trai 9 tuổi

Gia đình tố cáo cô giáo dạy trẻ tự kỷ bạo hành bé trai 9 tuổi

VOV.VN - Sau vụ việc, bé trai 9 tuổi đến nay vẫn còn hoảng loạn, trốn vào tủ khi nhắc đến việc “đi học” hay tên cô giáo Th.

TP.HCM đề nghị giáo viên không yêu cầu học sinh trả bài bất chợt
TP.HCM đề nghị giáo viên không yêu cầu học sinh trả bài bất chợt

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết đã đề nghị giáo viên không yêu cầu học sinh trả bài đầu giờ bất chợt theo kiểu học thuộc lòng vì dễ khiến các em căng thẳng, bị áp lực.

TP.HCM đề nghị giáo viên không yêu cầu học sinh trả bài bất chợt

TP.HCM đề nghị giáo viên không yêu cầu học sinh trả bài bất chợt

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết đã đề nghị giáo viên không yêu cầu học sinh trả bài đầu giờ bất chợt theo kiểu học thuộc lòng vì dễ khiến các em căng thẳng, bị áp lực.

Đắk Nông thiếu hơn 1000 giáo viên, vẫn phải tinh giản biên chế
Đắk Nông thiếu hơn 1000 giáo viên, vẫn phải tinh giản biên chế

VOV.VN - Năm học 2023-2024 tỉnh Đắk Nông thiếu hơn 1.000 giáo viên, công tác dạy và học ở nhiều địa bàn, nhất ở là ở vùng sâu, vùng xa đang gặp nhiều khó khăn.

Đắk Nông thiếu hơn 1000 giáo viên, vẫn phải tinh giản biên chế

Đắk Nông thiếu hơn 1000 giáo viên, vẫn phải tinh giản biên chế

VOV.VN - Năm học 2023-2024 tỉnh Đắk Nông thiếu hơn 1.000 giáo viên, công tác dạy và học ở nhiều địa bàn, nhất ở là ở vùng sâu, vùng xa đang gặp nhiều khó khăn.