Tăng lương tối thiểu vùng: Cần cân nhắc kỹ nguồn lực thực tế

VOV.VN - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có kiến nghị Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 thay vì hoãn tăng lương cả năm 2021.

Nói về vấn đề này, ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, năm 2020, tình hình kinh tế xã hội, lao động việc làm của Việt Nam có nhiều thành tích nổi bật, song vẫn còn rất nhiều khó khăn. 

Năm 2020, cả nước có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm 2019. Mỗi tháng cũng có gần 8.500 doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường.

Những con số trên cho thấy doanh nghiệp trong nước hiện còn rất khó khăn, tình hình lao động, việc làm chưa thể phục hồi như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Do đó, cần có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, mục tiêu trước mắt là cần phát huy được tốc độ tăng trưởng như quý 4 vừa rồi để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế trong năm 2021.

Theo ông Phạm Quang Vinh, cần phải hướng đến những doanh nghiệp bị giảm sút nhiều trong mùa dịch, bên cạnh đó cũng cần chú ý đến những doanh nghiệp lớn mang tính dẫn dắt các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp thâm dụng lao động. Về phía người lao động, cũng cần chú ý hỗ trợ những lao động bị giảm thu nhập sâu, bị mất việc làm và đặc biệt là nhóm lao động phi chính thức.

Từ đó, ông Phạm Quang Vinh cho rằng, việc có tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 hay không cần nhìn nhận tổng thể chung, xem xét về nguồn lực, thứ tự ưu tiên để có chiến lược và kế hoạch phù hợp.

“Chắc chắn Chính phủ sẽ cân nhắc để đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo tính bền vững chung cho toàn xã hội”, ông Vinh nói.

Trước đó, Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết, căn cứ quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021); sau khi đánh giá, phân tích tình hình dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, sản xuất của doanh nghiệp, việc làm, đời sống của người lao động và trên cơ sở kết quả thương lượng, Hội đồng tiền lương quốc gia khuyến nghị với Chính phủ tiếp tục duy trì đến hết năm 2021 áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng hiện hành (chưa điều chỉnh mức lương tối thiểu hiện hành tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).

Chưa ban hành mới về mức lương tối thiểu theo giờ để đồng bộ với phạm vi, đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng.

Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng, ưu điểm của phương án này là để doanh nghiệp chủ động sắp xếp, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, góp phần tranh thủ thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong bối cảnh xung đột thương mại giữa những nước lớn.

Người lao động, doanh nghiệp và nhà nước cùng chia sẻ khó khăn và thực hiện trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động theo Nghị quyết của Chính phủ.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, lấy đà phục hồi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và sau nhiều năm liên tục điều chỉnh mức lương tối thiểu để duy trì sản xuất, việc làm.

Tạo thuận lợi cho người lao động giữ được việc làm, hoặc có cơ hội thuận lợi tái tham gia thị trường lao động.

Tuy nhiên, Hội đồng tiền lương quốc gia cũng cho rằng, hạn chế của phương án là trong ngắn hạn, trong năm 2021 nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng cao (trên 2,5%) thì tiền lương tối thiểu thực tế sẽ bị giảm so mức sống tối thiểu của người lao động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ năm 2021, thêm nhiều quy định mới về lương tối thiểu vùng
Từ năm 2021, thêm nhiều quy định mới về lương tối thiểu vùng

VOV.VN - Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 quy định nhiều điểm mới liên quan đến mức lương tối thiểu.

Từ năm 2021, thêm nhiều quy định mới về lương tối thiểu vùng

Từ năm 2021, thêm nhiều quy định mới về lương tối thiểu vùng

VOV.VN - Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 quy định nhiều điểm mới liên quan đến mức lương tối thiểu.

Mức lương tối thiểu vùng 2020 cao vượt dự kiến 0,3%
Mức lương tối thiểu vùng 2020 cao vượt dự kiến 0,3%

VOV.VN - Mức lương tối thiểu vùng 2020 bình quân đã bảo đảm cao hơn 1,51% so với mức sống tối thiểu năm 2020, vượt theo CPI thực tế 2019 là 1,21%.

Mức lương tối thiểu vùng 2020 cao vượt dự kiến 0,3%

Mức lương tối thiểu vùng 2020 cao vượt dự kiến 0,3%

VOV.VN - Mức lương tối thiểu vùng 2020 bình quân đã bảo đảm cao hơn 1,51% so với mức sống tối thiểu năm 2020, vượt theo CPI thực tế 2019 là 1,21%.

Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng 2021
Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng 2021

VOV.VN -Hội đồng tiền lương quốc gia vừa có văn bản gửi Chính phủ, khuyến nghị về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.

Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng 2021

Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng 2021

VOV.VN -Hội đồng tiền lương quốc gia vừa có văn bản gửi Chính phủ, khuyến nghị về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.