Tăng phí cao tốc: Cần nhưng tránh thời điểm “nhạy cảm”

VOV.VN - Mới đây, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận chủ trương điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ một số tuyến cao tốc. Vậy đâu là căn cứ để VEC đề xuất điều chỉnh tăng phí?

Sau thời gian dài đi vào khai thác, thậm chí có tuyến đã khai thác 12 năm, 4 tuyến cao tốc là Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội – Lào Cai, Đà Nẵng – Quảng Ngãi và TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư, quản lý khai thác chưa một lần tăng phí.

cao-toc-1.jpg

Trong đó một số tuyến đã xuất hiện hư hỏng cần phải bảo trì, sửa chữa, mới đây VEC đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận chủ trương điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ các tuyến cao tốc này. Vậy đâu là căn cứ để VEC đề xuất điều chỉnh tăng phí? Việc tăng phí vào đầu năm 2024 liệu có khả thi và sẽ tác động thế nào tới hoạt động vận tải dịp tết sắp tới? 

Liên quan vấn đề này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với đại diện của VEC và một số hiệp hội vận tải.

PV: Thưa ông, căn cứ vào đâu đơn vị đề xuất điều chỉnh tăng phí 4 tuyến cao tốc do VEC đầu tư, quản lý khai thác?

Ông Bùi Đình Tuấn - Giám đốc Ban quản lý khai thác (VEC): Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam hiện tại đang quản lý khai thác 4 tuyến cao tốc và 1 tuyến đang trong quá trình đầu tư là Bến Lức – Long Thành; các tuyến đang khai thác đến thời điểm này đã đưa vào khai thác từ 5 - 12 năm.

Theo phương án tài chính đã được Bộ GTVT phê duyệt từ năm 2016 thì 5 dự án đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư có lộ trình tăng phí và thời gian tăng phí cụ thể. Tuy nhiên, thực hiện theo Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, nên toàn bộ thời gian vừa qua, từ ngày đưa vào khai thác tất cả các tuyến cao tốc của VEC chưa một lần tăng phí.

cao-toc-2.jpg

Năm 2021, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 2323 phê duyệt phương án tài chính 5 dự án của VEC. Trong đó có lộ trình tăng phí 3 năm/lần, mỗi lần tăng 12%, thời điểm tăng lần 1 là năm 2024. Như vậy tính đến hết năm 2023, mặc dù các tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác hơn 10 năm, nhưng VEC cũng chưa tăng phí, thời điểm hiện tại tăng phí là phù hợp với Quyết định phương án tài chính 5 dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt.

Ngoài ra, để đảm bảo dòng tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các khoản vay để đầu tư xây dựng đường cao tốc, hoàn thành một số công trình VEC đang đầu tư; đồng thời đảm bảo duy trì vận hành, bảo dưỡng các tuyến đường đang khai thác một cách tốt nhất thì việc tăng phí thời điểm này là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật.

PV: Được biết VEC đã xây dựng 3 kịch bản tăng phí, các phương án này đều thực hiện theo lộ trình tăng phí 3 năm/lần với tỷ lệ tăng là 12%. Trong đó phương án 1 dự kiến tăng phí từ đầu năm năm 2024. Lộ trình này liệu có phù hợp và khả thi không, khi tăng phí vào đúng dịp cao điểm tết?

Ông Bùi Đình Tuấn: Khi chúng tôi báo cáo Bộ GTVT về chủ trương tăng giá sử dụng dịch vụ đường cao tốc cho các tuyến VEC làm chủ đầu tư chúng tôi đã đánh giá tác động cũng như cập nhật lại các phương án tài chính để tính toán, đảm bảo dòng tiền một cách phù hợp nhất và có so sánh với các phương án khác.

Qua đánh giá so sánh, nếu chúng tôi không tăng phí theo phương án 1 làm năm 2024 thì dòng tiền của VEC sẽ bị thiếu hụt khá lớn, ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng như duy trì hoạt động thường xuyên và đầu tư các dự án đang dở dang.

Qua đinh giá tác động, mức tăng 12% tương đường với khoảng 100-180 đồng/1km/1CPU đối với 1 xe tiêu chuẩn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá vận tải. Ngoài ra cũng phải nói thêm việc điều chỉnh mức phí cho phù hợp chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều. Chúng tôi mong muốn sự chia sẻ của xã hội, các hiệp hội vận tải, các nhà xe, theo đúng phương châm “Khi có lợi ích phải hài hòa, khi khó khăn phải cùng chia sẻ” của Thủ tướng Chính phủ đã nói.

PV: Xin cảm ơn ông

PV: Thưa ông, liên quan đến đề nghị tăng phí cao tốc của VEC, quan điểm của ông thế nào?

Ông Nguyễn Văn Quyền (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN): Theo tôi nếu như cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có quy định cho phép theo định kỳ VEC được phép điều chỉnh tăng giá dịch vụ thu phí đường bộ và đã đến định kỳ rồi, thậm chí còn kéo dài hơn so với định kỳ đã quy định, nay nhà đầu tư thấy cần thiết phải điều chỉnh tăng giá thì về phía Hiệp hội vận tải chúng tôi đồng tình.

Đặc biệt những tuyến cao tốc này đều có các tuyến đường khác được đầu tư bằng vốn nhà nước chạy song song, tức là người vận tải có sự lựa chọn sử dụng đường này hay đường kia, thì việc điều chỉnh tăng mức thu phí để đảm bảo phương án tài chính của các nhà đầu tư và kích thích nhà đầu tư, về phía ngành vận tải chúng tôi không phản đối.

Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ xã hội, xét đến các yếu tố về đảm bảo lưu thông hàng hóa trong dịp tết và các yêu cầu bình ổn giá cả của thị trường, tôi đề nghị VEC nghiên cứu thời điểm thực hiện sao cho phù hợp, giảm thiểu thấp nhất sự tác động đối với các hoạt động KTXH.

PV: Xin cảm ơn ông.

cao-toc-3.jpg

PV: Thưa ông, quan điểm của ông thế nào về đề xuất tăng phí cao tốc của VEC?

Ông Lê Trung Tính (Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách TP.HCM): 

Hiện nay kinh tế đang khó khăn, lực lượng vận tải đang chuẩn bị phục vụ cao điểm tết dương lịch và tết nguyên đán.

Vì thế nếu điều chỉnh tăng phí cao tốc thì nên để sau dịp tết nguyên đán, tức là tăng vào khoảng tháng ba tháng tư là năm sau là tốt nhất.

PV: Xin cảm ơn ông!.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GTVT kiến nghị cấp mới 9 mỏ vật liệu để đẩy tiến độ cao tốc Cần Thơ-Cà Mau
Bộ GTVT kiến nghị cấp mới 9 mỏ vật liệu để đẩy tiến độ cao tốc Cần Thơ-Cà Mau

VOV.VN - Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị 3 tỉnh khu vực ĐBSCL đẩy nhanh thủ tục, cấp 9 mỏ vật liệu mới cho nhà thầu ngay trong tháng 12/2023 để đáp ứng tiến độ thi công cao tốc Bắc-Nam đoạn Cần Thơ-Cà Mau.

Bộ GTVT kiến nghị cấp mới 9 mỏ vật liệu để đẩy tiến độ cao tốc Cần Thơ-Cà Mau

Bộ GTVT kiến nghị cấp mới 9 mỏ vật liệu để đẩy tiến độ cao tốc Cần Thơ-Cà Mau

VOV.VN - Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị 3 tỉnh khu vực ĐBSCL đẩy nhanh thủ tục, cấp 9 mỏ vật liệu mới cho nhà thầu ngay trong tháng 12/2023 để đáp ứng tiến độ thi công cao tốc Bắc-Nam đoạn Cần Thơ-Cà Mau.

Quảng Bình gấp rút xây dựng khu tái định cho người dân ảnh hưởng dự án cao tốc
Quảng Bình gấp rút xây dựng khu tái định cho người dân ảnh hưởng dự án cao tốc

VOV.VN - Đến 30/12, tỉnh Quảng Bình sẽ bàn giao 100% mặt bằng sạch phục vụ dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông. Tỉnh này đang gấp rút xây dựng các khu tái định để những hộ dân bị ảnh hưởng của dự án kịp thời có nơi ở mới khi nơi ở cũ bị giải phóng mặt bằng.

Quảng Bình gấp rút xây dựng khu tái định cho người dân ảnh hưởng dự án cao tốc

Quảng Bình gấp rút xây dựng khu tái định cho người dân ảnh hưởng dự án cao tốc

VOV.VN - Đến 30/12, tỉnh Quảng Bình sẽ bàn giao 100% mặt bằng sạch phục vụ dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông. Tỉnh này đang gấp rút xây dựng các khu tái định để những hộ dân bị ảnh hưởng của dự án kịp thời có nơi ở mới khi nơi ở cũ bị giải phóng mặt bằng.

Hà Nội ùn tắc do hạ tầng "chới với" đuổi theo tốc độ tăng phương tiện cá nhân?
Hà Nội ùn tắc do hạ tầng "chới với" đuổi theo tốc độ tăng phương tiện cá nhân?

VOV.VN - Tốc độ phát triển hạ tầng giao thông hiện tăng 0,5%/năm, trong khi tốc độ phát triển phương tiện cá nhân tăng gấp 10 lần, từ 4-5%/năm. Do đó, việc xây dựng hạ tầng luôn "chới với đuổi theo” tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân, là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội.

Hà Nội ùn tắc do hạ tầng "chới với" đuổi theo tốc độ tăng phương tiện cá nhân?

Hà Nội ùn tắc do hạ tầng "chới với" đuổi theo tốc độ tăng phương tiện cá nhân?

VOV.VN - Tốc độ phát triển hạ tầng giao thông hiện tăng 0,5%/năm, trong khi tốc độ phát triển phương tiện cá nhân tăng gấp 10 lần, từ 4-5%/năm. Do đó, việc xây dựng hạ tầng luôn "chới với đuổi theo” tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân, là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội.