Bài 1:

Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống - câu chuyện ăn sâu, bám rễ

(VOV) -Kết hôn cận huyêt thống, dẫn đến trẻ em sinh ra mắc các bệnh bạch tạng dị dạng, tan huyết bẩm sinh

Mặc dù đã 12 năm thực hiên Luật hôn nhân và gia đình, song tình trạng  tảo hôn, kết hôn cận huyết thống  vẫn  diễn ra khá phổ biến ở các  tỉnh Tây Bắc.  Có những xã tỷ lệ tảo hôn trong  độ tuổi từ 12 đến 17  lên đến 50%. Kết hôn cận huyêt thống cũng không phải là  hiếm, dẫn đến trẻ em sinh ra mắc các bệnh bạch tạng dị dạng, tan huyết bẩm sinh, nhẹ  cũng mù màu, vẩy nến vẩy rồng,  ảnh hưởng đến chất lượng  cuộc sống của nhiều thế hệ gia đình ...VOV đăng loạt bài “Sơn La: Hệ lụy khôn lường từ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống”. 

Những đứa trẻ ó cha me cận huyết thống

Vàng A Sớ, ở bản Chiềng Đi 1, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là con “ông” cậu. Vợ Sớ  là con “bà” cô.  Học hết lớp 6 ở nhà, đến tháng 2 vừa qua “bắt” con cô về làm vợ,  khi Sớ  chưa tròn 19 tuổi. Sớ bảo, người Mông ở đây chỉ cùng họ là không lấy  được nhau, còn cô đi lấy chồng mang họ khác rồi: Con trai cậu, lấy con cô cũng được. Lúc yêu thích cưới cứ cưới thôi. Không để lâu có thằng khác nó lại cướp mất…

Trường hợp kết hôn cận huyết thống, tảo hôn của Sớ ở bản Chiềng Đi 1, xã Vân Hồ  không phải là hiếm. Cách gia đình Sớ không xa có đôi vợ chồng tảo hôn, nhà lấp ló giữa vườn mận đang cho  thu hoạch.  Anh chồng là  Vàng A Sái  kể,  vợ học  hết lớp 5 nghỉ giúp bố mẹ, còn mình gia đình neo đơn nên lấy vợ sớm. Vợ năm nay mới 16 hay 17 tuổi gì đó,  vì gia đình nhà ngoại  không nhớ rõ. Nhưng  cả 2 chưa đủ tuổi, xã không đồng ý cho đăng ký kết hôn và còn phạt 200.000 đồng.  Hay như  trường hợp cộng tác viên dân số của bản - y tá  Vàng A Cơ thường xuyên tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ 3 và tảo hôn cho bà con, cũng lấy vợ rất sớm. Anh Cơ tâm sự thật:  Mình sinh năm 1983, nhưng đến năm 1997 đã lấy vợ. Người Mông ở đây là vậy, mọi người hay lấy vợ, lấy chồng sớm.

Chị Mùi Thị Hân, cán bộ chuyên trách Dân số - kế hoạch hóa gia đình xã Vân Hồ thông tin, 6 tháng đầu năm 2012,  xã có 76 cặp vợ chồng lấy nhau, thì có 44 cặp tảo hôn. Việc tuyên truyền vận động không kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống chưa mang lại hiệu quả như mong muốn: mình đi tuyên truyền vào các cuộc hội họp, hoặc là tổ chức đêm giao lưu văn nghệ  để nói cho người ta biết tác hại của tảo hôn. Có gia đình chồng hiểu, nhưng vợ không hiểu. Chính quyền can thiệp thì chỉ phạt như hương ước, qui ước làng bản chỉ mấy trăm nghìn thôi thì  người ta vẫn nộp phạt cho con người ta rồi vẫn tổ chức cưới)..

Phóng viên VOV - Tây Bắc phỏng vấn đôi vợ chồng cận huyết thống

Ở Sơn La không chỉ các xã vùng sâu, vùng xa mà ngay trung tâm thành phố tình trạng kết hôn vẫn diễn ra khá phổ biến. Xã Hua La, thành phố Sơn La là một minh chứng. Nếu như năm ngoái xã có 27 cặp tảo hôn thì quý I năm nay, xã đã có 9 cặp lấy chồng, lấy vợ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Chị Tòng Thị Xuân, cán bộ dân số xã Hua La thừa nhận: vẫn có tình trạng tảo hôn, chủ yếu là các em đang trong độ tuổi học lớp 9, lớp 10. Do lớp trẻ tìm hiểu sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn từ đó trở thành người không thực hiện Luật hôn nhân gia đình).

Có thể thấy nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở Sơn La  là do nhận thức của đồng bào còn hạn chế, phong tục tập quán lạc hậu. Nhất là đối với đồng bào Mông thì vẫn còn quan niệm con gái giống như một bông hoa nở,  để lâu sẽ tàn phai,  để quá thì sẽ khó lấy chồng. Con cái của anh chị em lấy nhau sẽ gần gũi và nhận được sự đùm bọc, thương yêu  hơn của cả hai bên nội ngoại. Chính vì thế mà  tình trạng "bắt chồng, bắt vợ" sớm và kết hôn cận huyết thống diễn ra khá phổ biến.

Theo  Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La, ở  26 xã điểm trong ba năm gần đây có 6.200 cặp vợ chồng tảo hôn, chiếm hơn 23% trong tổng số cặp vợ chồng kết hôn và  có gần 800 trường hợp kết hôn cận huyết thống, chiếm gần 3% so với tổng số cặp kết hôn tại địa bàn. Riêng năm 2012, có gần 270 trường hợp tảo hôn, 12 trường hợp kết hôn cận huyết thống.  Câu chuyện tảo hôn, kết hôn cận huyết thống xem ra đang tiếp tục ăn sâu, bám rễ trong đồng bào các dân tộc ở Sơn La./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo động về hôn nhân cận huyết thống
Báo động về hôn nhân cận huyết thống

Ở Lào Cai, có hàng trăm cặp kết hôn cận huyết thống: con bá lấy con dì, con chị gái lấy con em trai, cháu lấy dì, chú lấy cháu…  

Báo động về hôn nhân cận huyết thống

Báo động về hôn nhân cận huyết thống

Ở Lào Cai, có hàng trăm cặp kết hôn cận huyết thống: con bá lấy con dì, con chị gái lấy con em trai, cháu lấy dì, chú lấy cháu…