Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực biên giới

VOV.VN - Qua nhiều năm triển khai, chương trình Nâng bước em tới trường và Con nuôi đồn biên phòng đã giúp học sinh con em dân tộc khu vực biên giới hoàn cảnh khó khăn tự tin đến trường và có môi trường phát triển tốt.

Đây là đánh giá của Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy BĐBP khi trao đổi với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, nhìn lại 5 năm thực hiện chương trình (2016-2021), với mục tiêu chiến lược là tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực biên giới. 

PV: Thưa Trung tướng Đỗ Danh Vượng, chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi Đồn Biên phòng” đã và đang chắp cánh cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có thêm cơ hội vươn lên học tập. Ông có thể phân tích tính nhân văn sâu sắc và hiệu quả thiết thực, tính lan tỏa của chương trình này?

Trung tướng Đỗ Danh Vượng: Xuất phát điểm, mục đích ban đầu là sự tri ân của cán bộ chiến sĩ biên phòng với đồng bào dân tộc suốt cả chặng đường vừa rồi đã cùng cán bộ chiến sĩ Biên phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới. Đầu tiên đó chỉ là hoạt động thuần túy hỗ trợ giúp đỡ các em đến trường, với phương châm là cố gắng mỗi đồn biên phòng đỡ đầu 2 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách, các đối tượng có thành tích có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ biên giới. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát, tiến hành, nhiều cơ quan, nhiều ban, ngành cấp ủy chính quyền địa phương, nhiều tổ chức đánh giá rất cao, Bộ Tư lệnh quyết định phát động trong phạm vi toàn lực lượng, tự nhiên nó phát triển thành phong trào chung, cái được đầu tiên là củng cố lòng tin của dân, xây dựng mối quan hệ giữa nhân dân biên giới với cán bộ chiến sỹ biên phòng.

Thứ hai là chuẩn bị nguồn lực rất tốt cho tương lai sau này, cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ biên giới, hàng nghìn các cháu học sinh này chính là chủ nhân tương lai của biên giới, bằng sự đào tạo, bằng sự bồi dưỡng, bằng việc được đến trường sẽ trở thành những người có đủ tri thức, có đủ trình độ, có đủ khả năng để xây dựng quê hương mình, để bảo vệ biên cương- nơi mình sinh ra lớn lên.

Sự kế thừa truyền thống 63 năm của các thế hệ cha anh đi trước, 1 trong 5 truyền thống quý báu của biên phòng là gắn bó mật thiết với nhân dân. Đây là hoạt động nhằm giáo dục bồi dưỡng truyền thống, để giáo dục cán bộ chiến sĩ biên phòng tiếp tục kế thừa phát huy giữ gìn truyền thống của cha anh. Cuối cùng là tác động đến ý thức trách nhiệm của nhiều cấp nhiều ngành, nhiều tổ chức, thông qua đó huy động sức mạnh toàn dân vì sự nghiệp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ ở địa bàn biên giới, chuẩn bị nguồn nhân lực lâu dài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên giới.

PV: Trong quá trình chúng tôi đến các đồn biên phòng công tác, có rất nhiều cháu thể hiện mong muốn là được theo ngành của các chú biên phòng và thực tế là đã có những cháu đã tốt nghiệp, đã vào được Học viện biên phòng. Đây là một minh chứng rõ nhất cho hiệu quả của chương trình. Biết được những câu chuyện này thì cảm xúc của những người lính biên phòng như thế nào?

Trung tướng Đỗ Danh Vượng: Mục tiêu ban đầu của chương trình là bồi dưỡng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới thì không gì phấn khởi hơn là “sản phẩm” của mình đến nay tiếp tục tiếp nối sự nghiệp của mình. Đây là điều hết sức hạnh phúc, là thành công lớn nhất, ai cũng mong muốn các cháu tiếp bước truyền thống, kể cả các cháu không đeo quân hàm quân hiệu chăng nữa.

Sự nghiệp biên phòng là sự nghiệp của toàn dân, các cháu sẽ là người tiên phong trong thực hiện quy chế biên giới, trong vận động tuyên truyền mọi người hiểu biết về trách nhiệm, về ý thức quốc gia quốc giới, về những việc gì được làm và không được làm theo quy định của pháp luật, để tôn trọng chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia của chúng ta, để giữ gìn bảo vệ non sông gấm vóc của chúng ta. Khi các cháu trưởng thành lên, trở thành những cán bộ đảng viên quần chúng ưu tú ở địa bàn vùng biên giới đó thì không gì hơn, đó là thành quả của cách mạng, đây là niềm cổ vũ động viên rất lớn. Qua đó để thấy được rằng trách nhiệm ngược trở lại, trách nhiệm của chúng ta phải tiếp tục sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng thế hệ sau, để kế thừa truyền thống của đất nước, để bảo vệ đất nước này, để giữ biên cương Tổ quốc, đó mới là sức mạnh to lớn.

PV: Vâng xin cảm ơn Trung tướng!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẻ chia từ chương trình “Nâng bước em tới trường” của BĐBP Sóc Trăng
Sẻ chia từ chương trình “Nâng bước em tới trường” của BĐBP Sóc Trăng

VOV.VN - Chương trình “nâng bước em tới trường” đã hỗ trợ 36 học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở 11 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới biển Sóc Trăng.

Sẻ chia từ chương trình “Nâng bước em tới trường” của BĐBP Sóc Trăng

Sẻ chia từ chương trình “Nâng bước em tới trường” của BĐBP Sóc Trăng

VOV.VN - Chương trình “nâng bước em tới trường” đã hỗ trợ 36 học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở 11 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới biển Sóc Trăng.

Chương trình “Con nuôi đồn biên phòng”: Nhận nuôi học sinh trực tiếp tại đồn biên phòng
Chương trình “Con nuôi đồn biên phòng”: Nhận nuôi học sinh trực tiếp tại đồn biên phòng

VOV.VN - Sáng 29/3, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gặp mặt học sinh, sinh viên tiêu biểu trong Chương trình Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng” giai đoạn 2016-2021.

Chương trình “Con nuôi đồn biên phòng”: Nhận nuôi học sinh trực tiếp tại đồn biên phòng

Chương trình “Con nuôi đồn biên phòng”: Nhận nuôi học sinh trực tiếp tại đồn biên phòng

VOV.VN - Sáng 29/3, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gặp mặt học sinh, sinh viên tiêu biểu trong Chương trình Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng” giai đoạn 2016-2021.