Tây Bắc ứng phó mưa lớn, Thanh Hóa cảnh báo nguy cơ sạt lở ở miền núi

VOV.VN - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, các tỉnh Tây Bắc xuất hiện mưa vừa, có nơi mưa to, gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét. Tại Thanh Hóa, hàng nghìn hộ dân đang phải đối mặt với nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

 

Do ảnh hưởng của áp thấp suy yếu từ cơn bão số 2, từ đêm 10/8 đến sáng 11/8, các tỉnh Tây Bắc như Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai… bắt đầu xuất hiện mưa vừa, có nơi mưa to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các địa bàn vùng cao và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Để giảm thiểu thiệt hại, các địa phương trong khu vực đang chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Cụ thể, hầu khắp các địa phương trong tỉnh Yên Bái đã có mưa vừa và hiện tại mưa đang mỗi lúc một to dần lên. Để chủ động phòng ngừa, ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái đã yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 2 và hoàn lưu gây mưa sau bão; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh, nhất là với lũ quét và sạt lở đất; sẵn sàng sơ tán, di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, sạt lở.

Ông Vàng Nỏ Dia, Phó Chủ tịch UBND xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái cho biết: "Nghe thông tin cảnh báo thời tiết sắp mưa thì các thôn đã phân công đội thường trực gồm Bí thư chi bộ, công an viên, thôn đội trưởng, đoàn thanh niên dùng loa tay để tuyên truyền cả sáng và tối để bà con biết không đi xa, không đi đến các khe suối, không đến các vách núi, gần cây to hay xảy ra sét đánh".

Tại tỉnh Sơn La, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2, nên từ đêm qua đến sáng nay 11/8, các địa phương trong tỉnh đều có mưa, với tổng lượng mưa phổ biến từ 10-50mm, có nơi hơn 60mm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Vân Hồ, Phù Yên, Bắc Yên và Yên Châu.

Các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ ở Sơn La hiện đang khẩn trương sửa chữa các đoạn đường bị hư hỏng, xuống cấp; đồng thời nạo vét khơi thông cống rãnh, sửa chữa cọc tiêu, biển báo hệ thống an toàn…đảm bảo các tuyến đường luôn được thông suốt, an toàn.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Phó Giám đốc Ban Quản lý bảo trì đường bộ, Sở Giao thông vận tải tỉnh Sơn La cho biết: "Ban Quản lý bảo trì đường bộ đã phối hợp với các đơn vị Quản lý bảo trì đường bộ xây dựng các phương án đảm bảo giao thông; bố trí vật tư, máy móc, thiết bị, nhân vật lực tại chỗ phù hợp với từng tuyến đường cụ thể. Đặc biệt là đối với các vị trí xung yếu, thường xuyên xảy ra sạt lở, ngập lụt và các vị trí đất đá lăn, hư hỏng cầu cống thì cũng đã yêu cầu các đơn vị bố trí biển cảnh báo đầy đủ và sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có tình huống, sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn giao thông".

Trong sáng 11/8, trên địa bàn tỉnh Lai Châu cũng đã xuất hiện mưa nhỏ trên diện rộng, gây ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống và giao thông đi lại của người dân. Để ứng phó với tình hình mưa lũ, hiện nay các đơn vị chức năng và chính quyền các cấp ở Lai Châu đang chủ động các phương án ứng phó, nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Ông Hoàng Tiến Quý, Giám đốc Công ty Cổ phần quản lý đường bộ I tỉnh Lai Châu cho biết: "Doanh nghiệp chúng tôi được giao bảo trì và quản lý trên 260km quốc lộ và trên 200km đường địa phương. Hiện nay chúng tôi đã rà soát toàn bộ tất các vị trí tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra sạt lở để báo cáo về Sở và xin phương án khắc phục. Hiện tại chúng tôi đã chủ động trên 33 đầu xe, đầu máy và đã tiến hành dải dọc trên các vị trí. Về cơ bản vật tư, vật liệu chúng tôi chắc chắn đáp ứng đủ khi bão lũ xảy ra để đảm bảo thông thoáng cho bà con và nhân dân đi lại". 

Tại Thanh Hóa, liên tục những ngày gần đây, khu vực miền núi trên địa bàn có mưa vừa đến mưa to. Và hiện do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, nên khu vực miền núi Thanh Hóa có hàng nghìn hộ dân đang phải đối mặt với nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

 

Một vết nứt to, kéo dài, xuất hiện dọc ngọn núi ở bản Lở, xã Nam Động, huyện miền núi Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa đã mấy năm nay. Mỗi khi trời mưa là nước dưới chân núi ùa ra, vết nứt ngày một rộng thêm, như muốn đè bẹp 34 hộ dân sinh sống dưới chân núi.

Chị Lương Thị Xuân, người dân bản Lở chia sẻ: "Khi mưa bão là chúng tôi lại lo lắng không ngủ được. Khi nước to là phải cùng con cháu, ông bà sơ tán vì nguy cơ sạt lở".

Bản Lở là 1 trong 3 điểm được tỉnh Thanh Hóa xác định có nguy cơ cao sạt lở, lên phương án di chuyển dân khẩn cấp. Năm 2021-2022, tỉnh Thanh Hóa có 112 hộ dân thuộc 3 điểm là bản Ngàm (huyện Quan Sơn), bản Ón (huyện Mường Lát), bản Lở (huyện Quan Hóa) có nguy cơ cao sạt lở, thuộc diện phải di chuyển khẩn cấp trước mùa mưa năm nay. Thế nhưng, do địa hình phức tạp, đến thời điểm này phần lớn hộ dân chưa được di chuyển đến nơi ở mới, như bản Ón xã Tam Trung huyện Mường Lát, hay bản Ngàm huyện Quan Sơn... đối mặt nguy cơ sạt lở.

Về giải pháp đảm bảo an toàn khi có mưa lớn, ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá cho biết: "Cái nào nguy cơ cao làm trước, chúng tôi cũng đã họp và có biện pháp phòng chống thiên tai, chỉ đạo các xã tập trung rà soát các hộ dân, thường xuyên cập nhật, đánh giá nguy cơ, xuất hiện nguy cơ phải có biện pháp di dời người dân đến nơi an toàn, đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản".

Theo rà soát, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có trên 2.800 hộ dân trong vùng có nguy cơ rất cao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng việc di chuyển số hộ dân này đến nơi an toàn không phải nói là làm ngay được. Trước tình hình thời tiết mưa lớn như những ngày qua và hiện do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa rất dễ xảy ra tình trạng sạt lở, người dân cần chủ động ứng phó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Áp thấp nhiệt đới tan dần, cảnh báo khu vực Hà Nội ngập lụt do mưa lớn
Áp thấp nhiệt đới tan dần, cảnh báo khu vực Hà Nội ngập lụt do mưa lớn

VOV.VN - Sáng nay (11/8), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 2) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ.

Áp thấp nhiệt đới tan dần, cảnh báo khu vực Hà Nội ngập lụt do mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới tan dần, cảnh báo khu vực Hà Nội ngập lụt do mưa lớn

VOV.VN - Sáng nay (11/8), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 2) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ.

Áp thấp nhiệt đới đi vào Quảng Ninh, Hải Phòng gây mưa lớn trên diện rộng
Áp thấp nhiệt đới đi vào Quảng Ninh, Hải Phòng gây mưa lớn trên diện rộng

VOV.VN - Hồi 7h ngày 11/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Áp thấp nhiệt đới đi vào Quảng Ninh, Hải Phòng gây mưa lớn trên diện rộng

Áp thấp nhiệt đới đi vào Quảng Ninh, Hải Phòng gây mưa lớn trên diện rộng

VOV.VN - Hồi 7h ngày 11/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Áp thấp nhiệt đới từ bão số 2 suy yếu: Bắc bộ có mưa to, gió giật mạnh
Áp thấp nhiệt đới từ bão số 2 suy yếu: Bắc bộ có mưa to, gió giật mạnh

VOV.VN - Trong 2 ngày 11-12/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt. Khu vực Hà Nội có mưa to kèm gió giật mạnh

Áp thấp nhiệt đới từ bão số 2 suy yếu: Bắc bộ có mưa to, gió giật mạnh

Áp thấp nhiệt đới từ bão số 2 suy yếu: Bắc bộ có mưa to, gió giật mạnh

VOV.VN - Trong 2 ngày 11-12/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt. Khu vực Hà Nội có mưa to kèm gió giật mạnh

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tiến vào Móng Cái (Quảng Ninh)
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tiến vào Móng Cái (Quảng Ninh)

VOV.VN - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, vào chiều 9/8 áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2022 và có tên quốc tế là MULAN.

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tiến vào Móng Cái (Quảng Ninh)

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tiến vào Móng Cái (Quảng Ninh)

VOV.VN - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, vào chiều 9/8 áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2022 và có tên quốc tế là MULAN.