Thầy cô giáo lên rẫy vận động học sinh đến lớp

VOV.VN - Những ngày này, các thầy, cô giáo vùng cao tỉnh Quảng Nam phải băng rừng, lội suối đến tận những thôn, nóc xa xôi để giúp học sinh đến lớp trong ngày tựu trường. Nhiều thầy, cô giáo nói tiếng của đồng bào trong lúc vận động học sinh và phụ huynh. Các trường học nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao đang tập trung các giải pháp hướng đến một năm học mới an toàn.

Dưới cái nắng gắt của những ngày cuối tháng 8, cô giáo Hà Thị Thanh Thanh băng rừng, lội suối đến từng thôn nóc ở huyện vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam vận động học sinh đến lớp. Nhiều em theo cha mẹ lên nương, rẫy. Đôi chân cô giáo trẻ vẫn mãi miết tìm đến tận nơi với mong muốn không một em học sinh nào vắng mặt trong ngày tựa trường.

Hơn 10 năm từ dưới xuôi lên công tác tại huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, cô giáo Hà Thị Thanh Thanh sử dụng thành thạo hai thứ tiếng bản địa là Xê Đăng và Ca Dong. Nhờ nói tiếng của đồng bào nên mỗi lần cô Thanh đến vận động, bà con dễ dàng tiếp nhận thông tin. Cô Hà Thị Thanh Thanh chia sẻ. “Nhiều nóc ở rất xa, các thầy, cô ở lại điểm trường nên buổi chiều khi phụ huynh đi làm rẫy về thì giáo viên tìm đến nhà để vận động. Vì đường xa, chưa có đường đi xe nên phải đi bộ, khi đến nơi thì trời sập tối, nhiều lúc giáo viên phải ngủ lại nhà học sinh để chờ đến sáng hôm sau mới đưa các em xuống lớp”.

Xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cách đây 3 năm xảy trận sạt lở núi kinh hoàng làm 31 người chết, mất tích, nhiều học sinh mồ côi cha mẹ, mất người thân. Hành trình đi tìm con chữ ở vùng sạt lở núi này chưa bao giờ dễ dàng. Thầy giáo Bùi Quang Ngọc, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng cho biết, trường có hơn 400 học sinh thì khoảng 350 em học bán trú, 100% là người đồng bào Mơ Nông. Sau trận sạt lở núi, lũ quét cuối năm 2020, rất nhiều em có ý định bỏ học do cuộc sống gia đình đảo lộn. Ngoài ra, việc đi lại khó khăn, nhiều em phải đi bộ gần 10 km, vượt qua những cung đường đèo dốc, lầy lội mới có thể đến trường.

Thầy giáo Bùi Quang Ngọc cho biết, đầu năm học mới, nhà trường quan tâm động viên tinh thần học sinh, nhất là các em gia đình bị thiệt hại do sạt lở núi: “Một vài em theo bố mẹ lên rẫy nên hay vắng học. Vừa rồi, nhà trường tổ chức tất cả giáo viên đi vận động học sinh đến lớp. Quan trọng là công tác tuyên truyền của nhà trường và chính quyền địa phương tập trung vận động phụ huynh và học sinh. Chúng tôi phối hợp với Thôn trưởng, Bí thư Chi bộ các thôn, nóc để làm tốt công tác vận động này”.

Tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, nhiều trường học, khu nội trú đang nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao, đe dọa tính mạng hàng ngàn học sinh. Trước đó, năm 2020, nhiều học sinh tại các xã vùng cao huyện Phước Sơn đã tử vong do sạt lở núi, lũ quét.

Em Hồ Văn Mạnh, học sinh lớp 9, Trường Tiểu học - THCS Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, dù còn lắm khó khăn nhưng được sự động viên của thầy, cô giáo nên các em luôn cố gắng học tập: “Con muốn họ sơn sửa lại đường để đường đẹp, bọn con mới đi được, đi bằng xe, không đi bộ nữa, đi bộ xa. Con cố gắng học để tốt cho tương lai, con rất muốn được làm thầy, được dạy cho trẻ em miền núi và cho những trẻ em khó khăn”.

Bước vào năm học mới 2023 - 2024, các trường học ở miền núi tỉnh Quảng Nam phối hợp với phụ huynh và chính quyền địa phương xây dựng phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh trong mùa mưa bão. Các trường học ở vùng cao đã xây dựng phương án cho học sinh ăn, ở tại chỗ, chuẩn bị kho gạo dự trữ, phòng khi xảy ra tình trạng cô lập dài ngày trong mùa mưa.  

Ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho biết, ngành Giáo dục đang phối hợp với các huyện miền núi cao tiến hành khảo sát, đánh giá, sắp xếp lại các trường học, tập trung nguồn lực để xóa các phòng học tạm, kiên cố hóa các phòng học, phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy.

“Huy động các nguồn lực để kiên cố hoá cơ sở vật chất trường lớp, giảm đi các trường học tạm, lớp học tạm đồng thời tổ chức sắp xếp, bố trí lại đội ngũ giáo viên cho phù hợp. Ngoài ra, cần triển khai các cơ chế, chính sách của Nhà nước dành cho giáo dục tại khu vực biên giới, miền núi, một số chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để hỗ trợ cho giáo dục tại khu vực này”, ông Tường nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội phòng dịch sốt xuất huyết, sẵn sàng đón năm học mới 2023-2024
Hà Nội phòng dịch sốt xuất huyết, sẵn sàng đón năm học mới 2023-2024

VOV.VN - Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi học sinh quay trở lại trường học, dịch bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, bệnh thủy đậu, tay chân miệng có nguy cơ bùng phát, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn cần sự chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh từ sớm, từ xa.

Hà Nội phòng dịch sốt xuất huyết, sẵn sàng đón năm học mới 2023-2024

Hà Nội phòng dịch sốt xuất huyết, sẵn sàng đón năm học mới 2023-2024

VOV.VN - Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi học sinh quay trở lại trường học, dịch bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, bệnh thủy đậu, tay chân miệng có nguy cơ bùng phát, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn cần sự chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh từ sớm, từ xa.

Điện Biên thiếu khoảng 2.000 giáo viên trong năm học 2023 - 2024
Điện Biên thiếu khoảng 2.000 giáo viên trong năm học 2023 - 2024

VOV.VN - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, năm học 2023 - 2024, so với định mức được giao, địa phương còn thiếu khoảng 2.000 giáo viên các bậc học từ Mầm non đến THPT.

Điện Biên thiếu khoảng 2.000 giáo viên trong năm học 2023 - 2024

Điện Biên thiếu khoảng 2.000 giáo viên trong năm học 2023 - 2024

VOV.VN - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, năm học 2023 - 2024, so với định mức được giao, địa phương còn thiếu khoảng 2.000 giáo viên các bậc học từ Mầm non đến THPT.

Nhiều ngôi trường mới khang trang ở Cần Thơ đón chào năm học mới
Nhiều ngôi trường mới khang trang ở Cần Thơ đón chào năm học mới

VOV.VN - Năm học 2023-2024, nhiều ngôi trường mới khang trang, nhiều thiết bị dạy học đã được thành phố Cần Thơ đầu tư sửa chữa, cải tạo; đồng thời nỗ lực hoàn thiện mô hình giáo dục thông minh, xứng tầm thành phố trung tâm vùng ĐBSCL.

Nhiều ngôi trường mới khang trang ở Cần Thơ đón chào năm học mới

Nhiều ngôi trường mới khang trang ở Cần Thơ đón chào năm học mới

VOV.VN - Năm học 2023-2024, nhiều ngôi trường mới khang trang, nhiều thiết bị dạy học đã được thành phố Cần Thơ đầu tư sửa chữa, cải tạo; đồng thời nỗ lực hoàn thiện mô hình giáo dục thông minh, xứng tầm thành phố trung tâm vùng ĐBSCL.