Thầy cô giáo vùng sâu nỗ lực bám trường

VOV.VN - Tại xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, giữa vùng rừng núi xa xôi, những thầy cô giáo đang ngày ngày "gieo chữ" với tất cả tâm huyết của mình. Nơi vùng sâu heo hút, họ vẫn kiên trì bám trường, bám bản để mang ánh sáng tri thức đến với học trò nghèo.

 

Cách trung tâm huyện Kbang 80 km, xã Kon Pne như một ốc đảo biệt lập giữa đại ngàn. Nơi đây, gần 100% dân số là người dân tộc Ba Na với cuộc sống còn nhiều thiếu thốn. Ở vùng sâu heu hút này, có những thầy cô giáo vẫn thầm lặng gắn bó với học sinh.

Thầy Nguyễn Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Kon Pne, cho biết: “Hiện nhà trường đang được giao 21 biên chế, nhưng nhà trường chỉ có 17 người, thiếu 4 giáo viên. Bản thân tôi là hiệu trưởng nhưng trước mắt cũng phải đứng lớp để dạy cho các em môn toán”.

Khó khăn chồng chất khi từ cuối năm 2021, Kon Pne không còn được xếp là xã đặc biệt khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc các chế độ đãi ngộ đối với giáo viên bị cắt giảm. Cô giáo Lê Thị Xuân Hồng, giáo viên dạy Mỹ thuật đến nhận công tác tại trường vào đúng thời điểm các chế độ đãi ngộ không còn. Cô phải kiêm nhiệm nhiều công việc để bù đắp tình trạng thiếu giáo viên.

“Mọi năm tôi thường kiêm nhiệm thêm làm giáo viên chủ nhiệm, chủ nhiệm từ lớp 6 bây giờ lên lớp 8 và sẽ chủ nhiệm đến hết khóa của các em. Ngoài ra môn Mỹ Thuật thì ít tiết nhà trường sẽ phân dạy thêm cho một số môn khác như hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, giáo dục công dân cho đủ tiết, bởi vì thiếu giáo viên quá”, cô Hồng nói.

Đối với cô giáo Đinh Thị Lất, tròn 10 năm gắn bó với Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Kon Pne. Nếm trải đủ các khó khăn vất vả, cô cũng tâm tư khi xã vùng sâu này bất ngờ không còn được hưởng các chế độ ở vùng đặc biệt khó khăn:

“Nhà cách trường 100 km, đi lại bằng xe máy nhiều khi mưa gió rất vất vả. Vì công việc nên mình cũng vào để cống hiến. Thiếu giáo viên, không có giáo viên dạy môn phụ nên phải kiêm hết tất cả các môn phụ nên cũng rất vất vả. Bây giờ lên vùng I nên thu nhập thấp lại, cho nên cũng khó khăn hơn. Mong là sẽ có chế độ chính sách ưu đãi hơn để cho giáo viên công tác ở đây lâu dài và yêu nghề và an tâm công tác", cô Lất chia sẻ.

Xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đang thiếu tới 10 giáo viên, áp lực nặng nề lên đội ngũ giáo viên hiện tại. Ông Dương Quốc Điệp - Chủ tịch UBND xã Kon Pne thông tin, từ khi xã không có tên trong danh sách xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã có nhiều cán bộ, công chức, viên chức xin chuyển công tác hoặc nghỉ việc, vì điều kiện công tác quá khó khăn mà không có các chế độ ưu đãi.

“Sau khi có Quyết định 861 thì từ đó đến nay có 24 trường hợp là công chức, viên chức xin chuyển công tác hoặc nghỉ việc. Đặc biệt là hai trường học hiện nay đang thiếu giáo viên. Cũng mong rằng các cấp có thẩm quyền xem xét, kịp thời có chính sách đặc thù hỗ trợ các đơn vị để có đầy đủ giáo viên để phục vụ công tác giảng dạy cho nhân dân trên địa bàn”, ông Điệp cho biết.

Mong rằng giữa vùng núi rừng Kon Pne, sự hy sinh thầm lặng của các thầy cô giáo cần được ghi nhận một cách xứng đáng, không chỉ là đãi ngộ vật chất mà còn là sự quan tâm, đồng hành từ cộng đồng và các cấp chính quyền.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp
Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp

VOV.VN - Ung thư vú, ung thư tử cung, rồi u não… nhưng cô giáo Đoàn Thị Nghĩa Thái, giáo viên môn lịch sử (Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn kiên trì vượt qua bạo bệnh bám lớp, bám trường.

Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp

Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp

VOV.VN - Ung thư vú, ung thư tử cung, rồi u não… nhưng cô giáo Đoàn Thị Nghĩa Thái, giáo viên môn lịch sử (Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn kiên trì vượt qua bạo bệnh bám lớp, bám trường.

Những thầy cô giáo bám bản, gieo chữ nơi vùng cao biên giới Sơn La
Những thầy cô giáo bám bản, gieo chữ nơi vùng cao biên giới Sơn La

VOV.VN - Ở xã biên giới Chiềng Tương, Yên Châu, Sơn La, những giáo viên nơi đây đã vượt mọi khó khăn cho sự nghiệp “trồng người” cho con em đồng bào các dân tộc, thực hiện phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Những thầy cô giáo bám bản, gieo chữ nơi vùng cao biên giới Sơn La

Những thầy cô giáo bám bản, gieo chữ nơi vùng cao biên giới Sơn La

VOV.VN - Ở xã biên giới Chiềng Tương, Yên Châu, Sơn La, những giáo viên nơi đây đã vượt mọi khó khăn cho sự nghiệp “trồng người” cho con em đồng bào các dân tộc, thực hiện phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Giáo viên mầm non sau lũ dữ: Xếp lại những ngổn ngang, vẫn bám bản, yêu nghề, yêu trẻ
Giáo viên mầm non sau lũ dữ: Xếp lại những ngổn ngang, vẫn bám bản, yêu nghề, yêu trẻ

VOV.VN - Lũ quét Kỳ Sơn đầu tháng 10/2022 gây thiệt hại nặng nề. 40 giáo vên bị trôi nhà, mất tài sản, toàn huyện có 81 giáo viên chịu ảnh hưởng của cơn lũ ống, lũ quét càn qua. Gác lại những lo toan, các cô giáo vùng cao lại tiếp tục ê, a con chữ, cùng các em nhỏ tới trường.

Giáo viên mầm non sau lũ dữ: Xếp lại những ngổn ngang, vẫn bám bản, yêu nghề, yêu trẻ

Giáo viên mầm non sau lũ dữ: Xếp lại những ngổn ngang, vẫn bám bản, yêu nghề, yêu trẻ

VOV.VN - Lũ quét Kỳ Sơn đầu tháng 10/2022 gây thiệt hại nặng nề. 40 giáo vên bị trôi nhà, mất tài sản, toàn huyện có 81 giáo viên chịu ảnh hưởng của cơn lũ ống, lũ quét càn qua. Gác lại những lo toan, các cô giáo vùng cao lại tiếp tục ê, a con chữ, cùng các em nhỏ tới trường.