Thí điểm cấp thuốc Methadone: Sáng kiến để đạt mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS ở Việt Nam

VOV.VN - Chương trình đã thí điểm tại Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng từ tháng 3/2021. Chương trình mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở điều trị, cho người bệnh và cho cộng đồng.

Sau 1 năm triển khai thí điểm tại 3 tỉnh, thành phố, Việt Nam đã có kế hoạch mở rộng hơn nữa dựa trên bài học kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới và qua đánh giá hiệu quả 1 năm thí điểm.

Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS nhấn mạnh lợi ích của việc điều trị Methadone. Một trong những nguyên nhân gây bỏ trị là họ phải đi lại quá nhiều. Do đó việc thí điểm mang thuốc Methadone về nhà sẽ đem lại nhiều thuận lợi, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19. Chương trình đã thí điểm tại Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng từ tháng 3/2021. Chương trình mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở điều trị, cho người bệnh và cho cộng đồng.

 Bs. Maria Elena G. Filio-Borromeo, Giám đốc UNAIDS tại Việt Nam cho rằng đây là một sáng kiến tiên phong và quan trọng để đạt được mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS ở Việt Nam.

Tính khả thi của chương trình là bệnh nhân hài lòng khi tham gia, có khả năng thực hiện tốt khi uống thuốc tại nhà. An toàn trong việc triển khai. Tăng số giờ làm việc, cải thiện kinh tế gia đình, giảm nguy cơ tai nạn giao thông khi đi lấy thuốc. Việc triển khai mang thuốc về nhà cũng đảm bảo an toàn trong bối cảnh Covid-19.

Người bệnh được mang thuốc Methadone nhiều ngày cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, người có đầy đủ các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được cân nhắc cho mang thuốc về sử dụng: Đã đạt liều điều trị duy trì từ 2 tháng trở lên; Không phát hiện sử dụng thêm chất dạng thuốc phiện hoặc các loại ma túy khác trong 2 tháng gần đây; Không bỏ liều điều trị Methadone nào trong 2 tháng gần đây mà không có xin phép hoặc báo cáo với cơ sở điều trị; Không vi phạm các quy định của cơ sở điều trị Methadone, không phát hiện hành vi vi phạm pháp luật nào khác trong 12 tháng gần đây.

Nếu có một trong các điểm sau, người bệnh sẽ không được cấp phát thuốc về: Trong quá trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã từng xảy ra ngộ độc do quá liều với bất cứ chất gây nghiện nào; Người bệnh hiện có các rối loạn tâm thần chưa điều trị hoặc đang điều trị mà chưa ổn định; Bản thân người bệnh không có nơi bảo quản thuốc an toàn (như hòm/tủ có khóa…).

Số liều thuốc Methadone được mang về phụ thuộc vào mức độ tuân thủ của từng người bệnh sau khi theo dõi và đánh giá hàng tháng và theo nguyên tắc tăng dần nếu người bệnh tuân thủ tốt và giảm dần hoặc chấm dứt cho người bệnh mang thuốc về nếu người bệnh không tuân thủ tốt. Số liều tối đa cho người bệnh mang về mỗi lần trong giai đoạn thí điểm không quá 06 liều/lần mang về (không tính 01 liều uống tại cơ sở y tế khi đến lĩnh thuốc).

Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng cho biết, để theo dõi, đánh giá sự tuân thủ của người bệnh khi sử dụng thuốc, các cơ sở điều trị Methadone tại từng tỉnh tổ chức theo dõi và hàng tháng đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc Methadone của người bệnh với rất nhiều biện pháp, bao gồm:  theo dõi người bệnh có tuân thủ điều trị đầy đủ, tham gia đủ các cuộc hẹn khám, tư vấn, nhận thuốc và uống thuốc không? Có nộp vỏ lọ thuốc đã qua sử dụng không? Yêu cầu người bệnh mang thuốc đang sử dụng và vỏ chai về kiểm tra đột xuất xem có sử dụng đúng không. Định kỳ cán bộ y tế đến nhà người bệnh để giám sát. Xét nghiệm nước tiểu ngẫu nhiên có tìm Heroin và các ma túy khác. Thiết lập hình thức liên lạc thường xuyên phù hợp với người bệnh (điện thoại, nhắn tin, internet…) để nhận thông tin và xử lý kịp thời các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình bệnh nhân sử dụng thuốc Methadone cấp nhiều ngày.

Kết quả theo dõi, đánh giá làm cơ sở cho việc tăng số liều, giảm số liều hoặc chấm dứt việc cho người bệnh mang thuốc về.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS chia sẻ, việc kê thuốc cho bệnh nhân mang về uống được người bệnh rất hài lòng do đáp ứng được mong đợi của người bệnh.

Nhìn chung, người bệnh muốn được nhận thuốc Methadone mang về đều phải được sàng lọc trước. Hầu hết các nước đều có tiêu chí này như: Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Canada, Afganistan.... Điều kiện để người bệnh mang thuốc về có thể khác nhau nhưng cơ bản vẫn phải trên tinh thần tự nguyện (phải có đơn tự nguyện xin mang thuốc về); người bệnh tuân thủ điều trị tốt (uống thuốc đều, xét nghiệm nước tiểu với Heroin/Morphine âm tính). Một số nước đặt tiêu chuẩn: người bệnh phải tham gia điều trị ít nhất đủ 3 tháng mới được xem xét cho mang thuốc về.

Việc quản lý và theo dõi người bệnh sử dụng thuốc cũng được áp dụng khác nhau tùy thuộc từng quốc gia. Đối với Thái Lan sẽ có sự tham gia kiểm tra đột xuất của Trưởng thôn hoặc y tế cơ sở. Với Trung Quốc, mỗi lọ thuốc Methadone người bệnh mang về đều được kết nối với hệ thống phần mềm thông minh, khi người bệnh mở nắp sử dụng thì thông tin được báo lên phần mềm. Việc giám sát sử dụng thuốc Methadone chủ yếu là để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh và người nhà của người bệnh để tránh việc sử dụng thuốc sai mục đích./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điện Biên thí điểm phát thuốc Methadone cho người nghiện thuốc phiện
Điện Biên thí điểm phát thuốc Methadone cho người nghiện thuốc phiện

VOV.VN - Sáng nay (5/4), Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế tỉnh Điện Biên và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức chương trình “Khởi động cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày cho người bệnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện”.

Điện Biên thí điểm phát thuốc Methadone cho người nghiện thuốc phiện

Điện Biên thí điểm phát thuốc Methadone cho người nghiện thuốc phiện

VOV.VN - Sáng nay (5/4), Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế tỉnh Điện Biên và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức chương trình “Khởi động cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày cho người bệnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện”.

Có nên mở rộng điều trị Methadone ở Việt Nam?
Có nên mở rộng điều trị Methadone ở Việt Nam?

VOV.VN - Điều trị bằng Methadone hiệu quả cho những người nghiện các chất dạng thuốc phiện, không có tác dụng điều trị cho người nghiện ma túy tổng hợp.

Có nên mở rộng điều trị Methadone ở Việt Nam?

Có nên mở rộng điều trị Methadone ở Việt Nam?

VOV.VN - Điều trị bằng Methadone hiệu quả cho những người nghiện các chất dạng thuốc phiện, không có tác dụng điều trị cho người nghiện ma túy tổng hợp.

Bắc Kạn di dời cơ sở điều trị Methadone gần trường học trong quý I/2021
Bắc Kạn di dời cơ sở điều trị Methadone gần trường học trong quý I/2021

VOV.VN - Tiếp nhận phản ánh của VOV, UBND huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho biết, địa phương này đang cố gắng bố trí di dời cơ sở điều trị Methadone gần trường học ngay trong quý I/2021.

Bắc Kạn di dời cơ sở điều trị Methadone gần trường học trong quý I/2021

Bắc Kạn di dời cơ sở điều trị Methadone gần trường học trong quý I/2021

VOV.VN - Tiếp nhận phản ánh của VOV, UBND huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho biết, địa phương này đang cố gắng bố trí di dời cơ sở điều trị Methadone gần trường học ngay trong quý I/2021.