Thi đua lao động sôi nổi tại các khu, cụm công nghiệp ở Đắk Lắk

VOV.VN - Tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, khí thế thi đua lao động sản xuất diễn ra sôi nổi, khẩn trương. các chuyến xe hối hả vận chuyển hàng hóa, công nhân nhộn nhịp vào ca sản xuất.

 

Tại công ty may mặc Lực Thiêm, thuộc cụm công nghiệp Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, không khí làm việc tại nhiều bộ phận diễn ra nhộn nhịp. Công nhân H’Ly na Ayun chia sẻ, từ đầu năm đến nay, công ty nhận được nhiều đơn hàng, mức lương thưởng cũng tăng cao, nên không khí lao động rất sôi nổi: “Công ty và công đoàn cơ sở đã chung tay chăm lo tốt cho người lao động như thưởng một tháng lương cơ bản và tặng quà cho người có thành tích xuất sắc. Mong công ty sẽ phát triển hơn để có mức lương và phúc lợi tốt hơn nữa”.

Tại khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, hơn 2.400 công nhân cũng đang thi đua lao động sản xuất. Thời gian qua, phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật do các cấp công đoàn phát động đã thu hút đông đảo công nhân các doanh nghiệp tham gia. Nhiều sáng kiến hữu ích đã cải thiện môi trường làm việc, tiết kiệm nguyên liệu và đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ sản xuất.

Tiêu biểu là 2 sáng kiến kỹ thuật làm giá thổi ô xy cho lò luyện thép và bơm nước giải nhiệt khuôn đúc của công nhân Lê Trung Hiếu, phụ trách kỹ thuật điện - phân xưởng luyện thuộc Công ty Cổ phần thép ASEAN, giúp tiết kiệm nhân công, tiết kiệm điện và hạn chế rủi ro.

Anh Lê Trung Hiếu cho biết: “Khi vào làm trong môi trường này được học hỏi nhiều, tay nghề mình càng phát triển. Chính những kinh nghiệm tích lũy đó mình mới tạo ra những sáng kiến cải tiến như vậy. Khi đạt được những thành quả, mình thấy rất hạnh phúc khi giúp cho anh em bạn bè đồng nghiệp trong công việc thuận lợi, đảm bảo an toàn”.

Bà Lê Thị Tuyết Hạ, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần thép ASEAN cho biết, Công ty luôn quan tâm tạo điều kiện để người lao động làm việc an toàn và thi đua nâng cao hiệu quả sản suất: “Đặc thù công việc của Nhà máy là sản xuất công nghiệp nặng thì luôn luôn đòi hỏi phải cải tiến. Nhà máy luôn luôn đưa ra tiêu chí để cho người lao động phấn đấu, luôn luôn có phương châm chúng ta là một gia đình cho nên hiệu quả được san sẻ từ đó cũng tạo động lực cho người lao động cố gắng làm việc khi mà cá nhân và tập thể đều có hiệu quả”.

Ông Trương Hồ Anh Hoàng, Phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã khơi dậy được tiềm năng, trí tuệ của công nhân viên chức lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp: “Trong thời gian tới, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh sẽ tích cực phối hợp với các sở, ngành tuyên truyền vận động cho người lao động, người sử dụng lao động tích cực lao động hăng say, đặc biệt là triển khai nhiều chương trình thi đua lao động sản xuất cho người lao động.

Khi điều kiện làm việc được cải thiện, thu nhập tăng lên, các chế độ, chính sách được bảo đảm sẽ giúp công nhân, viên chức, người lao động tại Đắk Lắk yên tâm gắn bó với công việc, hăng say lao động.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phục hồi thị trường lao động: Đưa sinh viên trường nghề năm cuối hỗ trợ DN sản xuất
Phục hồi thị trường lao động: Đưa sinh viên trường nghề năm cuối hỗ trợ DN sản xuất

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến cho nguồn nhân lực bị giãn đoạn, đứt gãy. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của doanh nghiệp đang rất lớn. Đây là cơ hội để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đưa sinh viên, nhất là các sinh viên năm cuối đến doanh nghiệp làm việc.

Phục hồi thị trường lao động: Đưa sinh viên trường nghề năm cuối hỗ trợ DN sản xuất

Phục hồi thị trường lao động: Đưa sinh viên trường nghề năm cuối hỗ trợ DN sản xuất

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến cho nguồn nhân lực bị giãn đoạn, đứt gãy. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của doanh nghiệp đang rất lớn. Đây là cơ hội để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đưa sinh viên, nhất là các sinh viên năm cuối đến doanh nghiệp làm việc.

Thí điểm đưa lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại Đức trong một số ngành nghề
Thí điểm đưa lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại Đức trong một số ngành nghề

VOV.VN - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đặt mục tiêu đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm nay. Bộ LĐ-TB&XH giao cho Trung tâm lao động ngoài nước thực hiện thí điểm Chương trình đưa lao động chất lượng cao đi làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức.

Thí điểm đưa lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại Đức trong một số ngành nghề

Thí điểm đưa lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại Đức trong một số ngành nghề

VOV.VN - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đặt mục tiêu đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm nay. Bộ LĐ-TB&XH giao cho Trung tâm lao động ngoài nước thực hiện thí điểm Chương trình đưa lao động chất lượng cao đi làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức.