Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Tránh lạm thu dưới mọi hình thức

VOV.VN - Bộ GD-ĐT mong muốn báo chí sẽ có thông tin kịp thời nếu phát hiện những khoản thu trái quy định của pháp luật, hoặc những khoản thu không công khai minh bạch của các trường đại học để có những hướng xử lý.

Bộ GD-ĐT có biện pháp gì để bảo đảm kinh phí duy trì các trường đại học? Trả lời câu hỏi này tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 9/9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, với chức năng của mình, bộ có vai trò chủ yếu xây dựng quy định học phí đối với các trường đại học công lập.

Hiện nay Bộ đã hoàn thành dự thảo Nghị định 81 sửa đổi, bổ sung, xin ý kiến các bộ ngành và các thành viên Chính phủ. Theo đó, hy vọng trong thời gian tới Nghị định được thông qua và ban hành sẽ giúp một phần để các trường đại học tháo gỡ khó khăn, từng bước đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, kinh phí để duy trì các trường đại học và tái đầu tư đến từ 3 nguồn chính là học phí, ngân sách Nhà nước cấp chi cho các hoạt động và hợp tác với các doanh nghiệp để có nguồn tài trợ. Trong những năm qua, mức trần học phí không tăng, điều này cũng dẫn đến khó khăn cho các trường đại học trong việc duy trì hoạt động và tái đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo ông Sơn, đối với các trường đại học, Bộ GD-ĐT không quản lý trực tiếp kinh phí, cơ chế thu của các trường. Mọi khoản thu đều phải công khai, minh bạch đối với người học và đúng quy định pháp luật. Đối với các trường trực thuộc bộ, cơ quan thanh tra của bộ sẽ tăng cường kiểm tra, đồng thời, mong muốn báo chí sẽ có thông tin kịp thời nếu phát hiện những khoản thu trái quy định của pháp luật, hoặc những khoản thu không công khai minh bạch của các trường để có những hướng xử lý.

"Bộ GD-ĐT quản lý 34 trường đại học, các trường đại học khác thuộc các bộ ngành và địa phương. Về nguồn kinh phí Nhà nước chi cho các trường dựa trên chi thường xuyên và chi đầu tư. Qua đây, Bộ mong các bộ ngành địa phương quan tâm làm sao để có kinh phí chi thường xuyên và đầu tư cho các trường trong bối cảnh vật dụng tăng giá để tạo điều kiện cho các trường nâng cao chất lượng", ông Sơn nói.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, về vấn đề tránh lạm thu đối với khối THPT, Bộ GD-ĐT đã có thông tư hướng dẫn, điều lệ cho đại diện phụ huynh, cha mẹ học sinh. Về thông tư liên quan đến tài trợ cho giáo dục, đào tạo tới các địa phương, bộ cũng đã hướng dẫn rất kỹ.

"Văn bản đã có rồi, các địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra phân cấp cho địa phương tránh lạm thu dưới mọi hình thức. Một chủ trương lớn của Chính phủ là hướng tới mọi khoản thu không dùng tiền mặt, một phần sẽ khắc phục được vấn đề này", ông Sơn nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không tăng học phí, các trường mong sớm ban hành chính sách phù hợp
Không tăng học phí, các trường mong sớm ban hành chính sách phù hợp

VOV.VN - Năm học mới đã bắt đầu, nhiều cơ sở giáo dục đại học mong muốn, các cấp quản lý sớm ban hành các chính sách phù hợp để hỗ trợ các trường trong bối cảnh phải thực hiện tự chủ tài chính.

Không tăng học phí, các trường mong sớm ban hành chính sách phù hợp

Không tăng học phí, các trường mong sớm ban hành chính sách phù hợp

VOV.VN - Năm học mới đã bắt đầu, nhiều cơ sở giáo dục đại học mong muốn, các cấp quản lý sớm ban hành các chính sách phù hợp để hỗ trợ các trường trong bối cảnh phải thực hiện tự chủ tài chính.

Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ 327 tỷ đồng học phí năm học 2023-2024
Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ 327 tỷ đồng học phí năm học 2023-2024

VOV.VN - Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Nghị quyết số 11/2023 về hỗ trợ học phí cho trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ 327 tỷ đồng học phí năm học 2023-2024

Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ 327 tỷ đồng học phí năm học 2023-2024

VOV.VN - Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Nghị quyết số 11/2023 về hỗ trợ học phí cho trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Tự chủ đại học vẫn đang được hiểu là tự thu học phí
Tự chủ đại học vẫn đang được hiểu là tự thu học phí

VOV.VN - Khó khăn khi thực hiện tự chủ đại học là sự hiểu sai về tự chủ; có nơi hiểu chưa hết, không dám làm hết; có nơi hiểu tự chủ là thích làm gì thì làm - cả hai cách hiểu trên đều dẫn đến sai lệch trong quá trình thực hiện.

Tự chủ đại học vẫn đang được hiểu là tự thu học phí

Tự chủ đại học vẫn đang được hiểu là tự thu học phí

VOV.VN - Khó khăn khi thực hiện tự chủ đại học là sự hiểu sai về tự chủ; có nơi hiểu chưa hết, không dám làm hết; có nơi hiểu tự chủ là thích làm gì thì làm - cả hai cách hiểu trên đều dẫn đến sai lệch trong quá trình thực hiện.