Thừa Thiên - Huế: Di dời dân để làm quán cà phê

VOV.VN -Sự việc này khiến 113 hộ dân sống dọc bờ sông trên đường Đặng Văn Ngữ
đã di dời đến khu tái định cư bức xúc.

Nhường đất cho dự án chỉnh trang, xây dựng bờ kè sông An Cựu, thành phố Huế (Thừa Thiên – Huế), thay vì thực hiện dự án, chính quyền địa phương lại cho phép một doanh nghiệp đầu tư xây quán cà phê ngay trên khu đất vừa giải tỏa.

 Công trình xây dựng quán cà phê trên khu đất được quy hoạch làm công viên ở phường An Đông, thành phố Huế

Thời gian gần đây, hàng chục hộ dân ở khu tái định cư Đông Nam Thủy An, phường An Đông, thành phố Huế rất bức xúc về việc UBND thành phố Huế di dời nhà cửa của họ, nhưng lại giao cho một doanh nghiệp đầu tư làm quán cà phê.

Bà Trần Thị Mỹ Nhung, một hộ dân nằm trong diện di dời giải tỏa ở đây cho biết: “Chính quyền nói dời đi để làm đẹp bờ sông An Cựu từ cầu An Cựu đến cầu Phát Lát, rồi xây bờ kè. Nghe đi thì dân đồng lòng, nhưng bây giờ bức xúc vì đuổi dân đi mà nay lại thấy quán cà phê mọc lên”.

 Hàng ngày người dân diện giải tỏa vẫn đi ngang qua công trình trái khoáy này

Tháng 12/2011, UBND thành phố Huế có quyết định di dời 113 hộ dân nằm trong dự án giải tỏa, chỉnh trang và xây dựng bờ kè sông An Cựu, đoạn từ cầu An Cựu đến cống Phát Lát đường Đặng Văn Ngữ, phường An Đông, thành phố Huế đến khu tái định cư Đông Nam Thủy An. Kinh phí thực hiện di dời lên tới gần 38 tỉ đồng. Đến tháng 9 năm ngoái, việc di dời giải tỏa hoàn tất. Từ đó đến nay, dự án vẫn chưa triển khai xây dựng bờ kè tại đoạn này với lý do thiếu kinh phí.

Ông Nguyễn Đình Nghị, Chủ tịch UBND phường An Đông, thành phố Huế cho biết: “Sau khi di dời nhà dân, khu vực này ngổn ngang, hoang phế làm mất mỹ quan thành phố. Trong khi đó, ngân sách của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa bố trí xây dựng công viên cây xanh. Vì vậy, sau khi tiến hành san ủi mặt bằng, UBND phường An Đông đã đề xuất với UBND thành phố Huế xã hội hóa xây dựng một công viên cây xanh kết hợp quán cà phê giải khát tại khu đất này và được chấp thuận”.

 Quán cà phê ngang nhiên được xây dựng dọc bờ sông An Cựu vì sự nương tay của chính quyền địa phương

Ngày 22/1/2015, UBND phường An Đông đã ký hợp đồng bàn giao toàn bộ khu đất rộng khoảng 9.000m2 cho Công ty TNHH một thành viên Sinh vật cảnh An Đông để xây dựng công trình khai thác dịch vụ giải khát; kinh phí xây dựng khoảng 6,5 tỉ đồng; thời gian hợp đồng 20 năm. Đến nay, doanh nghiệp này đã xây dựng một ngôi nhà rường hai tầng rộng khoảng 200m2 cùng hệ thống sân vườn cây cảnh làm quán cà phê.

“Công trình này được thành phố chấp thuận đầu tư thì đơn vị đầu tư tiến hành đầu tư, nếu không được thành phố phê duyệt thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật thôi” - ông Nguyễn Đình Nghị lý giải.

Qua kiểm tra công trình này, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên-Huế đã lập biên bản yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thi công và yêu cầu phường An Đông có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã phớt lờ và công trình này vẫn tiếp tục xây dựng trái phép, khẩn trương hoàn thiện quán cà phê đồ sộ, án ngữ bên bờ sông An Cựu.

Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản gửi UBND phường An Đông, thành phố Huế nêu rõ: Nếu việc xây dựng trái phép quán cà phê tái diễn, Thanh tra Sở xây dựng sẽ ra quyết định cưỡng chế và kiến nghị xử lý kỷ luật.

“Về mặt phê duyệt của cấp có thẩm quyền là chưa có, đó không phải là dự án và cũng chưa phải là báo cáo kinh tế kỹ thuật đã thực hiện mà chỉ là những dạng công văn, tờ trình và chấp thuận chủ trương của cấp thành phố để hợp tác đầu tư xây dựng. Công trình xây dựng kiên cố, hoạt động dịch vụ như vậy phải có giấy phép xây dựng” - ông Nguyễn Phước Bửu Hùng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định.

Doanh nghiệp coi thường các quy định của pháp luật và có sự nương tay của chính quyền địa phương khiến hơn 100 hộ dân vừa rời nơi ở cũ kiên quyết phản đối hành vi sai trái này. Chiều qua (9/4), Chủ tịch UBND thành phố Huế có thông báo tạm dừng việc thi công công trình Công viên cây xanh dọc bờ sông An Cựu, phường An Đông, thành phố Huế.

UBND thành phố Huế yêu cầu UBND phường An Đông tạm dừng ngay việc thi công công trình, đồng thời rà soát lại thủ tục hồ sơ dự án, trong đó gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ quản lý chất lượng, quy mô và kết cấu - kiến trúc của công trình, điều kiện khởi công công trình... và báo cáo cho UBND thành phố Huế trước ngày 25/4./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bổ sung 3 dự án giao thông vào danh mục công trình trọng điểm
Bổ sung 3 dự án giao thông vào danh mục công trình trọng điểm

Ba dự án gồm hầm đường bộ qua Đèo Cả trên quốc lộ 1; đường ôtô Tân Vũ-Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng...

Bổ sung 3 dự án giao thông vào danh mục công trình trọng điểm

Bổ sung 3 dự án giao thông vào danh mục công trình trọng điểm

Ba dự án gồm hầm đường bộ qua Đèo Cả trên quốc lộ 1; đường ôtô Tân Vũ-Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng...

Dỡ bỏ công trình trái phép đòi hỏi sự quyết tâm
Dỡ bỏ công trình trái phép đòi hỏi sự quyết tâm

VOV.VN -Hai quyết định tháo dỡ các biệt thự tại Đà Nẵng đã nhận được sự đồng thuận rất lớn của người dân và Hội Cựu chiến binh địa phương.

Dỡ bỏ công trình trái phép đòi hỏi sự quyết tâm

Dỡ bỏ công trình trái phép đòi hỏi sự quyết tâm

VOV.VN -Hai quyết định tháo dỡ các biệt thự tại Đà Nẵng đã nhận được sự đồng thuận rất lớn của người dân và Hội Cựu chiến binh địa phương.

Chùm ảnh: Dấu ấn Đà Nẵng và những công trình biểu tượng
Chùm ảnh: Dấu ấn Đà Nẵng và những công trình biểu tượng

VOV.VN - Hơn 120 năm hình thành và phát triển, Đà Nẵng là một trong những thành phố hiện đại được coi là đáng sống nhất ở Việt Nam.

Chùm ảnh: Dấu ấn Đà Nẵng và những công trình biểu tượng

Chùm ảnh: Dấu ấn Đà Nẵng và những công trình biểu tượng

VOV.VN - Hơn 120 năm hình thành và phát triển, Đà Nẵng là một trong những thành phố hiện đại được coi là đáng sống nhất ở Việt Nam.

Nhiều công trình khoa học bị “đắp chiếu”, bỏ quên: Lãng phí quá lớn!
Nhiều công trình khoa học bị “đắp chiếu”, bỏ quên: Lãng phí quá lớn!

VOV.VN-Nếu công trình khoa học có hiệu quả kinh tế-xã hội thì sự đầu tư của Nhà nước là quá rẻ và chưa trả tiền xứng đáng cho tác giả nghiên cứu ra chúng.

Nhiều công trình khoa học bị “đắp chiếu”, bỏ quên: Lãng phí quá lớn!

Nhiều công trình khoa học bị “đắp chiếu”, bỏ quên: Lãng phí quá lớn!

VOV.VN-Nếu công trình khoa học có hiệu quả kinh tế-xã hội thì sự đầu tư của Nhà nước là quá rẻ và chưa trả tiền xứng đáng cho tác giả nghiên cứu ra chúng.