Tiền bạc - Hòn đá tảng chặn đường hạnh phúc?

VOV.VN -Tiền bạc ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc mỗi gia đình. Vợ chồng cần ứng xử ra sao để tiền bạc không là “hòn đá tảng” làm hủy hoại hôn nhân?

Để tiền bạc không ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình?

Lấy chồng với suy nghĩ đơn giản chỉ cần tình yêu là sẽ vượt qua tất cả nhưng chỉ không đầy 1 năm sau khi kết hôn, chị Hồng Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) đã gầy rộc đi vì lo nghĩ nhiều.

Vợ chồng nên thẳng thắn trao đổi với nhau chuyện tiền bạc. Ảnh minh họa.

“Cùng là dân tỉnh lẻ lên Hà Nội học đại học, chúng tôi có nhiều đồng cảm nên thời gian yêu nhau 3 năm thời sinh viên của chúng tôi khá ngọt ngào. Ra trường cả hai may mắn tìm được việc làm tại Hà Nội. Sau 1 năm đi làm, khi người yêu nói chuyện cưới xin tôi đồng ý ngay mà chẳng nghĩ ngợi nhiều. Thế nhưng sau khi lấy nhau, tôi cảm thấy bị sốc vì cuộc sống chẳng còn thơ mộng như lúc đang yêu. Chúng tôi phải thuê nhà ở, cuộc sống càng chật vật hơn khi có con. Điều đáng nói là hầu như mọi chi tiêu trong gia đình chồng tôi để một mình tôi xoay xở vì anh nói còn phải giúp đỡ hai em anh đang ăn học. Tôi cứ nghĩ tiền nong là chuyện tế nhị, vì thế trước khi cưới, tôi không đả động gì đến chuyện sau này lấy nhau, cả hai sẽ đóng góp cho chi tiêu trong gia đình như thế nào. Bây giờ mỗi khi nói chuyện tiền nong là vợ chồng lại căng thẳng. Chồng tôi nói tôi ích kỷ chỉ biết nghĩ cho gia đình riêng. Nhiều khi tôi cũng tự động viên mình cố thêm mấy năm nữa, hai em của chồng ra trường, cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, điều tôi lo ngại là khi đó chồng vẫn có thói quen giữ tiền mà không muốn đưa cho vợ quản lý bởi bây giờ mỗi khi tôi hỏi thu nhập là anh ấy lại khó chịu và không nói” - chị Hồng Anh chia sẻ. 

“Các cặp vợ chồng phải có bản lĩnh trước chuyện tiền bạc. Bản lĩnh ấy là kiểm soát được cảm xúc, cả khi nhiều tiền và khi ít tiền. Hãy coi tiền chỉ là một phương tiện phục vụ cuộc sống và ứng xử với nó một cách chừng mực thì sẽ vượt qua được hòn đá ngáng đường hôn nhân”, nhà văn Di Li.

Theo nhiều người, tiền bạc ảnh hưởng lớn tới hôn nhân. Gia đình nhiều tiền hay ít tiền đều bị ảnh hưởng theo những cách khác nhau. Nhà văn Di Li ví von, hôn nhân là một chặng đường dài, tiền bạc như hòn đá chặn ngang đường, gia đình nào cũng phải đối mặt với nó, nó như một thử thách của cuộc sống mà mỗi gia đình phải tìm cách vượt qua.

Vợ chồng nên chia sẻ cởi mở chuyện tiền bạc

Khác với chị Hồng Anh, chị Thùy Lê (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Ngay từ khi có ý định tiến tới hôn nhân, vợ chồng chị đã thẳng thắn chia sẻ chuyện chi tiêu sau này. Hai vợ chồng thống nhất sẽ dành bao nhiêu phần trăm tổng số tiền lương để chi tiêu cho đời sống hằng ngày, mỗi tháng tiết kiệm bao nhiêu, tiền chi tiêu cá nhân rồi tiền nội, ngoại hằng tháng như thế nào. Bởi có thỏa thuận từ trước nên sau khi cưới, cả hai cứ thế thực hiện mà không bị căng thẳng với nhau chuyện tiền nong”.

Vợ chồng nên chia sẻ cởi mở chuyện tiền bạc.

Tiến sĩ Mark Weston (người Mỹ), chuyên gia tham vấn về tâm lý, gia đình đưa ra lời khuyên: “Các cặp đôi trước khi kết hôn nên được tham vấn về cách quản lý tài chính, trong đó có 3 điều quan trọng là: đưa ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; lên ngân sách và hiểu được ý nghĩa của tiền bạc. Mục tiêu ngắn hạn có thể là đi nghỉ mát, sau đó là mua ô tô và dài hạn có thể là mua nhà, tiền nghỉ hưu…Các cặp đôi cần có dự tính ngân sách tài khoản thu, chi - trong tổng khoản thu thì bao nhiêu % sẽ dùng để trả tiền nhà ở, bao nhiêu % trả cho quần áo, trang sức; bao nhiêu % dành cho tiết kiệm, bao nhiêu % dành cho vui chơi giải trí...”.

Theo nhà văn Di Li, kỹ năng ứng xử nói chung và kỹ năng ứng xử với tiền bạc nói riêng rất quan trọng trong hôn nhân. Tiền bạc là chuyện tế nhị, nhiều khi chúng ta ý tứ với người ngoài và xuề xòa với người thân đôi khi gây tổn thương cho đối phương. Người thân bao giờ cũng quan trọng hơn người ngoài, vì vậy mình phải cư xử khéo léo gấp nhiều lần chứ không phải là giản tiện cách ứng xử.

Tuy nhiên, ứng xử khéo không có nghĩa là né tránh. Hãy nhìn trực diện rằng tiền bạc có ảnh hưởng lớn tới quan hệ vợ chồng và trao đổi thẳng thắn là cách để tìm được tiếng nói chung. “Trong các mối quan hệ: vợ chồng, con cái, bố mẹ, anh chị em… tiền bạc phải luôn đặt ở mức độ thấp hơn, bởi tiền bạc có thể làm ra còn mối quan hệ đã mất là hết, không thể mua lại được” - nhà văn Di Li nhấn mạnh.

Còn theo chuyên gia về tài chính Phạm Ngọc Thạch, khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân cả hai nên thống nhất các quy tắc tài chính và công khai khoản thu nhập cũng như chi tiêu cá nhân. Việc chi tiêu hằng ngày cũng cần một người ghi chép lại, bởi việc này quan trọng không kém việc thiết lập ngân sách.

Nếu bạn không biết chính xác tiền chi tiêu mỗi ngày vào những khoản gì, bạn sẽ không kiểm soát được mức chi tiêu và phải “rút lõi” từ các khoản tiết kiệm cố định. Khi chi tiêu chưa hợp lý hãy linh hoạt thay đổi mức chi tiêu hằng tháng cho phù hợp với thu nhập và nhu cầu trong gia đình.

Nếu gia đình đang rơi vào tình trạng nợ nần, hãy ưu tiên trả nợ trước khi dành chi tiêu cho những khoản chưa thực sự cấp thiết trong gia đình. Nếu vợ chồng nảy sinh bất đồng trong chi tiêu hãy ngồi lại với nhau để tìm ra tiếng nói chung. Cả hai cũng cần đặt ra mục tiêu chung để cùng nhau phấn đấu như dành ra khoản tiết kiệm như thế nào để mua nhà, mua ô tô…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ sinh 16 tuổi ở Hà Nội bị đâm chết vì chuyện tiền bạc của người mẹ?
Nữ sinh 16 tuổi ở Hà Nội bị đâm chết vì chuyện tiền bạc của người mẹ?

VOV.VN - Anh Q.V.T. bố của nạn nhân cho biết, một trong hai đối tượng ra tay sát hại con gái anh tên là Long, có mối quan hệ liên quan tới tiền bạc với vợ anh từ trước

Nữ sinh 16 tuổi ở Hà Nội bị đâm chết vì chuyện tiền bạc của người mẹ?

Nữ sinh 16 tuổi ở Hà Nội bị đâm chết vì chuyện tiền bạc của người mẹ?

VOV.VN - Anh Q.V.T. bố của nạn nhân cho biết, một trong hai đối tượng ra tay sát hại con gái anh tên là Long, có mối quan hệ liên quan tới tiền bạc với vợ anh từ trước

Tranh cãi chuyện tiền bạc, sát hại vợ rồi tự sát
Tranh cãi chuyện tiền bạc, sát hại vợ rồi tự sát

Cãi nhau với vợ, Sáu dùng dao đâm chị Xuân dẫn đến tử vong rồi tự sát nhưng bất thành.

Tranh cãi chuyện tiền bạc, sát hại vợ rồi tự sát

Tranh cãi chuyện tiền bạc, sát hại vợ rồi tự sát

Cãi nhau với vợ, Sáu dùng dao đâm chị Xuân dẫn đến tử vong rồi tự sát nhưng bất thành.

Mâu thuẫn chuyện tiền bạc, chồng cũ đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ
Mâu thuẫn chuyện tiền bạc, chồng cũ đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ

VOV.VN - Tuấn yêu cầu trả lại toàn bộ tiền đã đưa nhưng chị H không đồng ý, nên Tuấn lấy chai thuốc diệt cỏ  đổ vào miệng chị. 

Mâu thuẫn chuyện tiền bạc, chồng cũ đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ

Mâu thuẫn chuyện tiền bạc, chồng cũ đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ

VOV.VN - Tuấn yêu cầu trả lại toàn bộ tiền đã đưa nhưng chị H không đồng ý, nên Tuấn lấy chai thuốc diệt cỏ  đổ vào miệng chị.