Bộ Y tế: Số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM có xu hướng “đi ngang”

VOV.VN - Chiều 13/8, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết, đến nay, biến thể Delta tại 142 nước và vùng lãnh thổ. 

Bộ Y tế đánh giá, với biến thể Delta, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và gây tử vong cao tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Theo đó, dịch bệnh có thể kéo dài, nhất là tại TP.HCM và các địa phương phía Nam. Một số tỉnh có nguy cơ bùng phát dịch trở lại, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người dân, gây tác động lớn đến phát triển kinh tế-xã hội. 

“Bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác phòng chống dịch trên địa bàn còn một số hạn chế, tuy thực hiện giãn cách theo theo Chỉ thị 16, nhưng ở một số địa phương còn làm chưa thực sự nghiêm; một số địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và một bộ phận người dân còn có tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, chưa lường hết mức độ nguy hiểm và khả năng lây lan nhanh chóng của các biến chủng Delta; chưa thực hiện nghiêm quy định về giãn cách, cách ly, không tuân thủ nghiêm quy tắc 5K, chưa thực sự cách ly giữa nhà với nhà trong khu phong tỏa, còn giao lưu với nhau. Hiện nay, số lượng F0 tăng nhanh, gây áp lực đến công tác điều phối, tiếp nhận và điều trị”, ông Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế báo cáo tại cuộc họp.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong đợt dịch thứ tư, cả nước đã ghi nhận 243.716 ca mắc, trong đó có 242.603 ca trong nước (99,5%), 86.328 người đã khỏi bệnh (35%) và 4.813 ca tử vong. Trong đó, tại TP.HCM ghi nhận 137.000 ca mắc, với hơn 105.000 ca trong thời gian giãn cách, liên quan đến 64 chuỗi lây nhiễm/ổ dịch trên địa bàn thành phố (20 ổ dịch đang diễn biến). Tại Bình Dương ghi nhận 36.776 ca, với hơn 34.000 ca ghi nhận trong thời gian giãn cách. 

Tại Hà Nội, đã ghi nhận 2.056 ca mắc trong đợt dịch thứ tư tại tất cả các quận, huyện. Trong đó, 5 quận có số ca mắc cao trong cộng đồng là Đông Anh, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàn Kiếm. 

Đánh giá tình hình dịch, Bộ Y tế tại TP.HCM đã bước đầu có những dấu hiệu tích cực, số mắc có xu hướng “đi ngang” sau thời gian triển khai quyết liệt các biện pháp theo Chỉ thị 16 và áp dụng lệnh giới nghiêm trên toàn địa bàn. Bộ Y tế đề xuất, nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch quyết liệt như hiện nay thì dịch bệnh tại TP.HCM sẽ thực sự có xu hướng giảm trong một vài tuần tới. Các địa phương lân cận có mô hình dịch bệnh tương tự TP.HCM ở giai đoạn đầu, đặc biệt tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An có nguy cơ bùng phát rất cao nếu không triệt để thực hiện các biện pháp chống dịch.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo dã thảo luận cụ thể về những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chống dịch vừa qua ở các địa phương, nhất là tại TP.HCM, để đưa vào kịch bản ứng phó dịch bệnh thời gian tới. Theo đó, nhấn mạnh kinh nghiệm lớn nhất tại các địa phương cho thấy trước hết phải bảo vệ vững chắc vùng an toàn (vùng xanh), đồng thời bao vây, thu hẹp vùng nguy cơ cao, rất cao (vùng đỏ, vùng cam).

“Trong điều kiện dịch bệnh xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước, tất cả các địa phương đều cần thực hiện nghiêm túc phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để phát hiện những người đến, về từ địa phương khác. Xử lý nghiêm người đến, về từ địa phương khác mà không khai báo và chính quyền cấp cơ sở khi không nắm được và không thực hiện các biện pháp quản lý y tế đối với người đến, về từ địa phương khác. Khi thực hiện giãn cách xã hội nhất thiết phải thực hiện nghiêm, thực chất; tuyệt đối tránh tình trạng hình thức, “chặt ngoài, lỏng trong”. Khi đã thực hiện giãn cách xã hội (ở mức độ nguy cơ cao nhất theo Quyết định 2686 và theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ) phải đảm bảo đúng tinh thần “ai ở đâu ở đó”, các thành viên Ban Chỉ đạo nêu rõ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia đề nghị các địa phương phải thiết lập ngay hệ thống đường dây nóng, các đội y tế cộng đồng đến từng khu dân cư để tiếp nhận, giám sát, hỗ trợ y tế tại chỗ cho bất kỳ người dân nào có triệu chứng nghi mắc COVID-19 cũng như các vấn đề sức khoẻ khác.

“TP.HCM đã phổ biến các đơn thuốc, phương pháp tự chăm sóc, theo dõi, bảo vệ sức khỏe cho người dân tại các khu cách ly, phong toả… Để bảo đảm người dân không ra khỏi nhà trừ trường hợp thật cần thiết, các địa phương chủ động chuẩn bị phương án vận hành hệ thống phân phối hàng hoá, lương thực, thực phẩm bảo đảm thông suốt, trong đó những người thực hiện giao hàng phải được xét nghiệm định kỳ, tiêm vaccine, có dấu hiệu nhận diện, mã QR…”, Phó Thủ tướng nói. 

Bên cạnh đó, trong công tác xét nghiệm, từ thực tiễn TP.HCM, Ban Chỉ đạo lưu ý có tình trạng một số địa phương lạm dụng xét nghiệm nhanh, “ngại” xét nghiệm RT-PCR, do đó, yêu cầu công tác xét nghiệm phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khoa học, hiệu quả. 

Đối với các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, nếu cần xét nghiệm tầm soát cộng đồng ở những thời điểm nhất định thì thực hiện lấy mẫu đại diện gia đình, xét nghiệm mẫu gộp; dành nguồn lực xét nghiệm để tăng tần suất đối với khu vực bệnh viện, các đối tượng nguy cơ cao (phải di chuyển ra khỏi nhà), người cao tuổi, có bệnh nền. Chú ý hướng dẫn người dân tự lấy mẫu để giảm tải cho lực lượng y tế.

Trong công tác điều trị, kinh nghiệm từ TP.HCM và một số tỉnh phía Nam cho thấy, phải tách riêng khu tiếp nhận ban đầu đối với người mắc COVID-19 không có triệu chứng, chưa được coi là bệnh nhân, để chăm sóc phù hợp về dinh dưỡng, thể chất, tinh thần, nhằm giảm tỷ lệ F0 có triệu chứng.

Các địa phương cần tập trung nguồn lực nhiều hơn cho các tầng điều trị bên dưới để cấp cứu, xử trí kịp thời những trường hợp diễn biến nặng rất nhanh, có đủ nhân lực, thuốc, oxy y tế, trang thiết bị theo quy định để bảo đảm số giường điều trị thực chất./.

>> Nhiều người dân TP.HCM bức xúc vì không nhận được tiền hỗ trợ

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Thuận chủ động thực hiện “4 tại chỗ” để phòng, chống dịch Covid-19
Bình Thuận chủ động thực hiện “4 tại chỗ” để phòng, chống dịch Covid-19

VOV.VN - Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận cho biết, đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, toàn Đảng bộ thực hiện quyết liệt các biện pháp theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Bình Thuận chủ động thực hiện “4 tại chỗ” để phòng, chống dịch Covid-19

Bình Thuận chủ động thực hiện “4 tại chỗ” để phòng, chống dịch Covid-19

VOV.VN - Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận cho biết, đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, toàn Đảng bộ thực hiện quyết liệt các biện pháp theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM có giảm nhưng số người tử vong còn cao
Số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM có giảm nhưng số người tử vong còn cao

VOV.VN - “Tập trung nâng cao hiệu quả điều trị, mục tiêu cao nhất trong thời gian tới là phải giảm số ca tử vong tại tất cả 22 quận, huyện, TP Thủ Đức”, đó yêu cầu được UBND TP.HCM đưa ra tại họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP, diễn ra sáng nay (13/8).

Số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM có giảm nhưng số người tử vong còn cao

Số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM có giảm nhưng số người tử vong còn cao

VOV.VN - “Tập trung nâng cao hiệu quả điều trị, mục tiêu cao nhất trong thời gian tới là phải giảm số ca tử vong tại tất cả 22 quận, huyện, TP Thủ Đức”, đó yêu cầu được UBND TP.HCM đưa ra tại họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP, diễn ra sáng nay (13/8).

Cà Mau có ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây
Cà Mau có ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây

VOV.VN - Ngành chức năng tỉnh Cà Mau vừa phát hiện một người phụ nữ sống tại địa phương dương tính với SARS-CoV-2. Hiện chưa rõ nguồn lây của ca bệnh này.

Cà Mau có ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây

Cà Mau có ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây

VOV.VN - Ngành chức năng tỉnh Cà Mau vừa phát hiện một người phụ nữ sống tại địa phương dương tính với SARS-CoV-2. Hiện chưa rõ nguồn lây của ca bệnh này.