Cả nước có thêm 160.676 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 4.000 ca bệnh nặng

VOV.VN - Trong số 160.676 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 10/3 có 15 ca nhập cảnh và 160.661 ca ghi nhận trong nước (giảm 3.915 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 107.465 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (30.157), Nghệ An (11.141), Phú Thọ (5.891), Bình Dương (5.302), Sơn La (4.891), Hưng Yên (4.269), Hòa Bình (4.122), Cà Mau (3.914), Tuyên Quang (3.879), Lạng Sơn (3.872), Hải Dương (3.770), TP.HCM (3.668), Nam Định (3.554), Hải Phòng (3.533), Quảng Trị (3.463), Lào Cai (3.229), Quảng Ninh (2.903), Bắc Giang (2.863), Đắk Lắk (2.814), Vĩnh Phúc (2.756), Thái Bình (2.722), Thái Nguyên (2.720), Quảng Bình (2.641), Ninh Bình (2.597), Hà Nam (2.427), Bình Phước (2.390), Bình Định (2.339), Điện Biên (2.265), Cao Bằng (2.245), Hà Giang (2.162), Lai Châu (2.151), Bắc Ninh (2.122), Yên Bái (2.049), Khánh Hòa (1.850), Đà Nẵng (1.824), Bến Tre (1.528), Lâm Đồng (1.467), Tây Ninh (1.427), Đắk Nông (1.337), Bắc Kạn (1.270), Thanh Hóa (1.105), Bà Rịa - Vũng Tàu (988), Bình Thuận (883), Hà Tĩnh (875), Vĩnh Long (860), Phú Yên (747), Quảng Ngãi (682), Trà Vinh (454), Đồng Nai (431), Thừa Thiên Huế (378), Kon Tum (371), Quảng Nam (326), Bạc Liêu (305), Long An (207), Cần Thơ (145), Kiên Giang (127), An Giang (88), Đồng Tháp (45), Sóc Trăng (45), Hậu Giang (34), Ninh Thuận (24), Tiền Giang (17).

Ngày 10/3/2022, Sở Y tế Thanh Hoá đăng ký bổ sung 30.000 ca, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 21.182 ca và Sở Y tế Bình Định đăng ký bổ sung 6.601 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-6.946), Gia Lai (-2.551), Hà Nội (-1.208).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (+1.309), Hồ Chí Minh (+1.205), Nghệ An (+845).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 147.780 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.260.495 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 53.253 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 5.252.942 ca, trong đó có 2.905.548 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (560.671), Hà Nội (521.523), Bình Dương (327.930), Bắc Ninh (205.710), Nghệ An (183.206).

Trong ngày 10/3, cả nước 53.151 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 2.908.365 ca.

 Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.044 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.221 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 432 ca

- Thở máy không xâm lấn: 98 ca

- Thở máy xâm lấn: 290 ca

- ECMO: 3 ca

Từ 17h30 ngày 9/3 đến 17h30 ngày 10/3 ghi nhận 71 ca tử vong tại: Hà Nội (13), Bình Dương (4), Hòa Bình (4), Bình Định (3), Bình Thuận (3), Cà Mau (3), Đà Nẵng (3), Hà Nam (3), Hưng Yên (3), Khánh Hòa (3), Lạng Sơn (3), Thanh Hóa (3), Bắc Giang (2), Bình Phước (2), Gia Lai (2), Nam Định (2), Quảng Ngãi (2), Quảng Ninh (2), Thái Nguyên (2), TP. Hồ Chí Minh (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Ninh (1), Hậu Giang (1), Lào Cai (1), Quảng Bình (1), Quảng Trị (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 87 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.157 ca, chiếm tỷ lệ 0,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 9/3 có 244.960 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 198.904.850 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 181.862.922 liều: Mũi 1 là 70.884.517 liều; Mũi 2 là 67.736.215 liều; Mũi 3 là 1.492.598 liều; Mũi bổ sung là 14.365.201 liều; Mũi nhắc lại là 27.384.391 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.041.928 liều: Mũi 1 là 8.746.907 liều; Mũi 2 là 8.295.021 liều./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

2 trẻ mắc COVID-19 bị bỏng nặng vì người nhà bất cẩn khi dùng nước xông
2 trẻ mắc COVID-19 bị bỏng nặng vì người nhà bất cẩn khi dùng nước xông

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, gần đây bệnh viện tiếp nhận nhận liên tiếp các ca trẻ em mắc COVID-19 bị bỏng nặng liên quan đến bất cẩn khi xông lá thuốc.

2 trẻ mắc COVID-19 bị bỏng nặng vì người nhà bất cẩn khi dùng nước xông

2 trẻ mắc COVID-19 bị bỏng nặng vì người nhà bất cẩn khi dùng nước xông

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, gần đây bệnh viện tiếp nhận nhận liên tiếp các ca trẻ em mắc COVID-19 bị bỏng nặng liên quan đến bất cẩn khi xông lá thuốc.

Bệnh nhi Covid-19 tăng đột biến
Bệnh nhi Covid-19 tăng đột biến

VOV.VN - Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, có rất ít bệnh nhân Covid-19 là trẻ em phải nhập viện điều trị, nhất là trẻ em 3 -4 tháng tuổi đến dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, đến thời điểm các địa phương cho phép học sinh đi học trực tiếp, vào đầu tháng 2/2022, bệnh nhi Covid-19 bắt đầu tăng lên.

Bệnh nhi Covid-19 tăng đột biến

Bệnh nhi Covid-19 tăng đột biến

VOV.VN - Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, có rất ít bệnh nhân Covid-19 là trẻ em phải nhập viện điều trị, nhất là trẻ em 3 -4 tháng tuổi đến dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, đến thời điểm các địa phương cho phép học sinh đi học trực tiếp, vào đầu tháng 2/2022, bệnh nhi Covid-19 bắt đầu tăng lên.

Những tiêu chí để COVID-19 trở thành bệnh lưu hành
Những tiêu chí để COVID-19 trở thành bệnh lưu hành

VOV.VN - Biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cơ bản là 5K đến thời điểm này vẫn "giữ nguyên giá trị hiệu quả". Giới chuyên gia cho rằng, ý thức bảo vệ bản thân trước tiên của người dân sẽ giúp phòng dịch hiệu quả, bên cạnh chiến dịch tiêm vaccine.

Những tiêu chí để COVID-19 trở thành bệnh lưu hành

Những tiêu chí để COVID-19 trở thành bệnh lưu hành

VOV.VN - Biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cơ bản là 5K đến thời điểm này vẫn "giữ nguyên giá trị hiệu quả". Giới chuyên gia cho rằng, ý thức bảo vệ bản thân trước tiên của người dân sẽ giúp phòng dịch hiệu quả, bên cạnh chiến dịch tiêm vaccine.