“Chuẩn bị vaccine, thuốc điều trị, hệ thống oxy... để sống an toàn với COVID-19”

VOV.VN - Chiều 14/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì cuộc họp về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất thuốc, vaccine phòng COVID-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thuốc điều trị từ sớm, hệ thống oxy trong các bệnh viện, các loại xét nghiệm nhanh với giá thành rẻ, tới đây là vaccine phòng COVID-19, Việt Nam có thể tiến tới sống chung với virus SARS-CoV-2, khi nhiều nhà khoa học nhận định loại virus này sẽ tiếp tục tồn tại.

Tại cuộc họp, các chuyên gia, các nhà khoa học và đại diện các doanh nghiệp đã thảo luận, rà soát toàn bộ các sản phẩm từ vaccine thuốc điều trị, các loại sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị, máy móc điều trị bệnh nhân COVID-19...

Tính toán chiến lược mua và nhập khẩu vaccine

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang có 3 ứng viên vaccine phòng COVID-19 đang triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Dự kiến, đến cuối năm 2021 sẽ có kết quả phục vụ đăng ký lưu hành vaccine trong nước, ít nhất có 1 vaccine được cấp phép lưu hành. 

Các nhà chuyên gia, khoa học lưu ý những dự án sản xuất vaccine tại Việt Nam rất khả quan và đến năm 2022 sẽ triển khai tiêm vaccine tự sản xuất. 

>> Việt Nam sẽ có ít nhất 1 vaccine COVID-19 tự sản xuất vào cuối năm 2021

Một số doanh của Việt Nam cũng đang trong quá trình đàm phán, ký kết thoả thuận để triển khai thử nghiệm lâm sàng và nhận chuyển gia công nghệ sản xuất một số loại vaccine từ nước ngoài. Theo đó, Việt Nam cần tính toán chiến lược mua, nhập khẩu và thậm chí tiến tới xuất khẩu vaccine.

Đối với vaccine cho trẻ em, theo PGS.TS Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc, do liên quan đến vấn đề đạo đức nên trong điều kiện bình thường việc thử nghiệm vaccine không huy động trẻ em tham gia. Những vaccine ban đầu chỉ dành cho người lớn, sau một thời gian sử dụng, bảo đảm an toàn, hiệu quả thì mới xem xét cho trẻ em sử dụng. 

Vì vậy, hiện nay vaccine phòng COVID-19 đa phần để dành cho người lớn và một số hãng mới bắt đầu nghiên cứu để sản xuất vaccine cho trẻ em. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, về nguyên tắc các loại vaccine phòng COVID-19 có cơ chế hoạt động, tác động đối với người lớn, trẻ em giống nhau. 

Sớm chủ động nguồn thuốc điều trị từ Đông y đến Tây y

Về thuốc điều trị, hiện tại có rất nhiều loại thuốc, đặc biệt là loại thuốc kháng virus Molnupiravir đang trong quá trình thử nghiệm cho thấy hiệu quả điều trị rất tốt. Các nhà khoa học, chuyên gia của Bộ Y tế kỳ vọng, sau khi hoàn thành thử nghiệm đánh giá lâm sàng, các doanh nghiệp dược của Việt Nam sẽ làm việc để có bản quyền sản xuất trong nước. Từ đó, tự chủ được nguồn thuốc điều trị ngay từ rất sớm cho các bệnh nhân COVID-19. 

Bên cạnh đó, những kết quả thử nghiệm bước đầu của một số bài thuốc Đông y cũng mở ra hướng kết hợp với Tây y trong điều tị bệnh nhân COVID-19.

Trong lĩnh vực xét nghiệm, hiện nay, các nhà khoa học, doanh nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu, phát triển, sản xuất được các loại sinh phẩm (kit) xét nghiệm nhanh kháng nguyên có độ nhạy cao trong phát hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước còn thấp nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Tại cuộc họp, dại diện một số doanh nghiệp cho biết, đã tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên và sau khoảng một tháng nữa sẽ đi vào hoạt động với giá thành dự kiến rất rẻ. 

Các nhà khoa học, đại diện các cơ quan đề nghị Bộ Y tế làm việc với các nhà sản xuất kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên để thuận tiện cho xét nghiệm mẫu đơn, mẫu gộp, ở nhiều quy mô khác nhau, phù hợp với điều kiện xã hội ở các vùng, miền khác nhau. Thông tin ban đầu cho thấy những sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên được sản xuất trong nước sắp tới sẽ rẻ hơn rất nhiều so với giá thành các kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên nhập khẩu hiện nay.

“Nếu áp dụng xét nghiệm nhanh mẫu gộp thì chi phí xét nghiệm sẽ có thể giảm tới hàng chục lần. Tiến tới khi chúng ta tự chủ được nguồn kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên thì hoàn toàn có thể bán để người dân tự xét nghiệm”, các chuyên gia nêu ý kiến. 

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng cần khẩn trương thử nghiệm, đánh giá những sinh phẩm khử khuẩn bớt độc hại, để mở rộng phạm vi sử dụng nếu kết quả tốt.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống oxy tập trung trong điều trị bệnh nhân COVID-19, các ý kiến tại cuộc họp đánh giá cao Đại học Bách khoa Hà Nội, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã phối hợp nghiên cứu thành công trạm tạo oxy di động đặt trong container có giá thành hợp lý, hoạt động tốt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trong ngày 14/9, Hà Nội có 25 ca F0, trong đó chỉ có 1 ca cộng đồng
Trong ngày 14/9, Hà Nội có 25 ca F0, trong đó chỉ có 1 ca cộng đồng

VOV.VN - Chiều 14/9, CDC Hà Nội cho biết, TP vừa có thêm 14 ca nghi mắc COVID-19 đều trong khu cách ly. Như vậy, tổng số ca trong ngày là 25 trường hợp, trong đó có 1 ca cộng đồng.

Trong ngày 14/9, Hà Nội có 25 ca F0, trong đó chỉ có 1 ca cộng đồng

Trong ngày 14/9, Hà Nội có 25 ca F0, trong đó chỉ có 1 ca cộng đồng

VOV.VN - Chiều 14/9, CDC Hà Nội cho biết, TP vừa có thêm 14 ca nghi mắc COVID-19 đều trong khu cách ly. Như vậy, tổng số ca trong ngày là 25 trường hợp, trong đó có 1 ca cộng đồng.

Ngày 14/9, Việt Nam có 10.496 ca mắc COVID-19 trong nước, 276 ca tử vong
Ngày 14/9, Việt Nam có 10.496 ca mắc COVID-19 trong nước, 276 ca tử vong

VOV.VN - Bộ Y tế cho biết,  tính từ 17h ngày 13/9 đến 17h ngày 14/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.508 ca mắc mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 10.496 ca ghi nhận trong nước.

Ngày 14/9, Việt Nam có 10.496 ca mắc COVID-19 trong nước, 276 ca tử vong

Ngày 14/9, Việt Nam có 10.496 ca mắc COVID-19 trong nước, 276 ca tử vong

VOV.VN - Bộ Y tế cho biết,  tính từ 17h ngày 13/9 đến 17h ngày 14/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.508 ca mắc mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 10.496 ca ghi nhận trong nước.

Thành phố Quảng Ngãi tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong 14 ngày
Thành phố Quảng Ngãi tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong 14 ngày

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định từ 6h sáng 14/9 tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đối với TP. Quảng Ngãi và nới lỏng giãn cách xã hội tại 12 huyện, thị xã trong tỉnh.

Thành phố Quảng Ngãi tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong 14 ngày

Thành phố Quảng Ngãi tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong 14 ngày

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định từ 6h sáng 14/9 tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đối với TP. Quảng Ngãi và nới lỏng giãn cách xã hội tại 12 huyện, thị xã trong tỉnh.

Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc Covid-19 mới, 1 ca cộng đồng tại quận Thanh Xuân
Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc Covid-19 mới, 1 ca cộng đồng tại quận Thanh Xuân

VOV.VN - Từ 6h-12h ngày 14/9, Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc COVID-19 mới, gồm 1 ca tại cộng đồng, 1 ca tại khu phong tỏa, 6 ca trong khu cách ly.

Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc Covid-19 mới, 1 ca cộng đồng tại quận Thanh Xuân

Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc Covid-19 mới, 1 ca cộng đồng tại quận Thanh Xuân

VOV.VN - Từ 6h-12h ngày 14/9, Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc COVID-19 mới, gồm 1 ca tại cộng đồng, 1 ca tại khu phong tỏa, 6 ca trong khu cách ly.

Yên Bái tiếp tục cử 40 thầy thuốc hỗ trợ  TP.HCM chống dịch Covid-19
Yên Bái tiếp tục cử 40 thầy thuốc hỗ trợ  TP.HCM chống dịch Covid-19

VOV.VN - Sáng 14/9, UBND Yên Bái tổ chức buổi gặp mặt và tiễn đoàn cán bộ y tế vào TP.HCM hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19. Đây là đoàn thứ 2 của tỉnh lên đường hỗ trợ địa phương này chống dịch.

Yên Bái tiếp tục cử 40 thầy thuốc hỗ trợ  TP.HCM chống dịch Covid-19

Yên Bái tiếp tục cử 40 thầy thuốc hỗ trợ  TP.HCM chống dịch Covid-19

VOV.VN - Sáng 14/9, UBND Yên Bái tổ chức buổi gặp mặt và tiễn đoàn cán bộ y tế vào TP.HCM hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19. Đây là đoàn thứ 2 của tỉnh lên đường hỗ trợ địa phương này chống dịch.