F0 điều trị tại nhà mắc sốt xuất huyết, cần làm gì?

VOV.VN - Người mắc COVID-19 kèm sốt xuất huyết cần lưu ý những điều này trong điều trị.

Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, trùng với thời điểm bùng phát sốt xuất huyết ở các tỉnh phía nam. Thống kê của Sở Y tế An Giang cho thấy, số ca sốt xuất huyết tính từ đầu năm đến nay tăng 145% so với trung bình 5 năm (2015-2020). So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc cộng dồn tăng 229%, số ca sốc do sốt xuất huyết cộng dồn tăng 227%. Do đó, nhiều người mắc đồng thời hai bệnh trên.

Nguy hiểm thế nào?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virs Dengue gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa, với trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes Aegypti. Sốt xuất huyết Dengue gặp ở cả trẻ em và người lớn.

Những dấu hiệu ban đầu của sốt xuất huyết khá tương đồng với COVID-19 nên dễ gây nhầm lẫn, triệu chứng thường kéo dài khoảng 2-7 ngày sau một khoảng thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày do vết đốt của muỗi mang mầm bệnh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại bệnh thành 2 loại chính, bao gồm: Sốt xuất huyết (có/không có dấu hiệu cảnh báo) và sốt xuất huyết thể nặng. Đa phần các trường hợp sốt xuất huyết đều khả năng tự hồi phục sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, khoảng 5% bệnh nhân nguy cơ tiến triển thành thể nặng, gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Để phát hiện sốt xuất huyết sớm nhất có thể sử dụng phương pháp test nhanh kháng nguyên Dengue NS1 bằng cách xét nghiệm máu.

Tuy bệnh COVID-19 và sốt xuất huyết xuất hiện các triệu chứng tương đối giống nhau, nhưng cơ chế bệnh sinh lại rất khác nhau. COVID-19 sẽ gây nên tổn thương đa cơ quan như hệ hô hấp (khó thở, suy hô hấp, xơ phổi,..), rối loạn đông máu máu gây tắc mạch, hệ tim mạch (nhồi máu cơ tim), hệ tiêu hóa (tiêu chảy buồn nôn),…

Trái ngược với COVID-19 thì sốt xuất huyết lại gây nên tình trạng sốt cấp tính, kèm theo xuất huyết ở da niêm mạc và giảm tiểu cầu ở trong máu. Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, chảy máu cam, máu răng, tái sắc, lạnh toàn thân, nôn ra máu và đi ngoài phân đen.

Bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu (trẻ em, người già, có bệnh nền,...) khi đồng mắc cả hai bệnh trên rất dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Do đó, cần đặc biệt theo dõi và điều trị hợp lý.

Lưu ý khi điều trị 

Theo phác đồ của Bộ Y tế,  với những trường hợp mắc COVID-19 từ cấp độ trung bình trở lên thì sẽ được cân nhắc sử dụng corticoid. Tuy nhiên corticoid được chống chỉ định đối với người mắc sốt xuất huyết vì nó có thể gây xuất huyết tiêu hóa nặng hơn.

Sốt là triệu chứng gặp ở cả hai bệnh. Tuy nhiên, không được sử dụng aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng. Đối với paracetamol, tránh dùng quá liều liên tục vì sẽ dẫn tới ngộ độc gan và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, kể cả khi dùng dạng thuốc đặt hậu môn ở trẻ em. Chỉ uống paracetamol khi sốt (có thể 4-5 lần/ngày và cách nhau mỗi lần 4-6 giờ).

Truyền dịch bồi phủ tuần hoàn là một trong những điều trị cơ bản của sốt xuất huyết. Trong sốt xuất huyết Dengue thể nhẹ phải bù dịch sớm bằng đường uống, khuyến khích người bệnh uống nhiều dung dịch oresol hoặc nước sôi để nguội; nước trái cây như nước dừa, nước cam, nước chanh... hoặc nước cháo loãng pha với muối. Tuy nhiên, để có thể truyền dịch an toàn, không xảy ra tình trạng thừa dịch trong cơ thể và khiến cho tình trạng suy hô hấp tiến triển xấu thì cần đưa người bệnh tới bệnh viện để nhận được sự kiểm tra và tính toán từ bác sĩ có chuyên môn.

Các F0 đang điều trị tại nhà bị nhiễm sốt xuất huyết có thể tự cách ly, vận động nhẹ nhàng, chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước và bổ sung các khoáng chất, vitamin để tăng sức đề kháng.

Đối với trẻ em khi sốt liên tục 3 ngày không dấu hiệu thuyên giảm, tức ngực, mệt, li bì, nôn, bỏ bú và lạnh toàn thân thì nên đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất và nhanh nhất để có điều trị kịp thời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Cựu" F0 ăn gì để không tái mắc Covid -19
"Cựu" F0 ăn gì để không tái mắc Covid -19

VOV.VN - Dinh dưỡng phục hồi sức khỏe sau khi mắc Covid-19 được nhiều người quan tâm, không ít người cho rằng việc ăn uống đủ chất trong giai đoạn này còn giúp tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ virus SARS- CoV-2 có thể tấn công trở lại.

"Cựu" F0 ăn gì để không tái mắc Covid -19

"Cựu" F0 ăn gì để không tái mắc Covid -19

VOV.VN - Dinh dưỡng phục hồi sức khỏe sau khi mắc Covid-19 được nhiều người quan tâm, không ít người cho rằng việc ăn uống đủ chất trong giai đoạn này còn giúp tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ virus SARS- CoV-2 có thể tấn công trở lại.

Tiếp xúc F0 nhưng không mắc Covid-19 không có nghĩa là sẽ "miễn nhiễm"
Tiếp xúc F0 nhưng không mắc Covid-19 không có nghĩa là sẽ "miễn nhiễm"

VOV.VN - Theo chuyên gia, có thể hiểu virus chưa thắng được vòng bảo vệ bên ngoài mỗi khi những người này tiếp xúc F0. Tuy nhiên, mỗi lần tiếp xúc với F0 thì lượng virus xâm nhập cũng khác nhau nên không có gì đảm bảo là những người này sẽ “miễn nhiễm”

Tiếp xúc F0 nhưng không mắc Covid-19 không có nghĩa là sẽ "miễn nhiễm"

Tiếp xúc F0 nhưng không mắc Covid-19 không có nghĩa là sẽ "miễn nhiễm"

VOV.VN - Theo chuyên gia, có thể hiểu virus chưa thắng được vòng bảo vệ bên ngoài mỗi khi những người này tiếp xúc F0. Tuy nhiên, mỗi lần tiếp xúc với F0 thì lượng virus xâm nhập cũng khác nhau nên không có gì đảm bảo là những người này sẽ “miễn nhiễm”

Sốt xuất huyết vào mùa, nguy cơ “dịch chồng dịch”
Sốt xuất huyết vào mùa, nguy cơ “dịch chồng dịch”

VOV.VN - Hiện đang là thời điểm giao mùa, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng. Song, nhiều người lo phòng tránh bệnh COVID-19 mà quên phòng chống sốt xuất huyết, nguy cơ “dịch chồng dịch”.

Sốt xuất huyết vào mùa, nguy cơ “dịch chồng dịch”

Sốt xuất huyết vào mùa, nguy cơ “dịch chồng dịch”

VOV.VN - Hiện đang là thời điểm giao mùa, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng. Song, nhiều người lo phòng tránh bệnh COVID-19 mà quên phòng chống sốt xuất huyết, nguy cơ “dịch chồng dịch”.