Giải pháp nào tháo gỡ “điểm nghẽn” trong việc cung ứng thuốc điều trị?

VOV.VN - Thực tế đúng như lo ngại khi nhiều bệnh viện đã xảy ra tình trạng thiếu thuốc, ảnh hưởng hiệu quả khám, chữa bệnh và quyền lợi của người bệnh.

 

Bộ Y tế vừa gia hạn hơn một nửa trong số gần 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sắp hết hạn trong năm 2022, trong đó các hồ sơ hết hạn tính đến 30/6 sẽ được giải quyết trước. Các thuốc được gia hạn thuộc nhiều lĩnh vực điều trị khác nhau như bệnh liên quan đường hô hấp, dạ dày, kháng sinh amoxicilin, thuốc hạ sốt aspirin... Mặc dù nhiều loại thuốc đã được gia hạn nhưng nhiều bệnh viện vẫn lo ngại về vấn đề không có đủ thuốc để phục vụ công tác điều trị trong thời gian tới.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, có hơn 6.400 giấy đăng ký thuốc nội, gần 3.000 giấy đăng ký thuốc ngoại, 352 giấy đăng ký vaccine và sinh phẩm hết hạn vào 31/12. Bên cạnh đó, có nhiều giấy đăng ký lưu hành thuốc hết hiệu lực vào 30/6 năm nay. Trước đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam ước tính, đến hết tháng 3 năm nay, có hàng trăm số đăng ký thuốc hết hạn hiệu lực lưu hành tại Việt Nam. Nếu số đăng ký này chưa thể kéo dài hiệu lực giấy đăng ký lưu hành có thể gây gián đoạn nguồn cung ứng thuốc.

Thực tế đúng như lo ngại khi nhiều bệnh viện đã xảy ra tình trạng thiếu thuốc, ảnh hưởng hiệu quả khám, chữa bệnh và quyền lợi của người bệnh như phản ánh của phóng viên VOV tại tỉnh Tiền Giang. Bác sĩ Nguyễn Văn Luận, Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy thừa nhận, bệnh viện có xảy ra tình trạng thiếu thuốc. Mặc dù bệnh viện có đặt mua nhưng theo theo quy định là phải đấu thầu nhưng việc đấu thầu này lại giao cho Trung tâm mua sắm công của tỉnh tổ chức.

Việc cung ứng thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Trong đó, vấn đề đăng kí lưu hành thuốc và đấu thầu, mua sắm thuốc có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, phân phối thuốc.

Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc thiếu thuốc gần đây là các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia và danh mục áp dụng hình thức đàm phán giá do Trung tâm Mua sắm thuốc tập trung Quốc gia thực hiện chưa có kết quả, dẫn tới bị động trong cung ứng thuốc tại cơ sở y tế. Ngoài ra, một số lượng không nhỏ thuốc đã hết hạn lưu hành tại Việt Nam nhưng chưa kịp thời được gia hạn. Đối với các thuốc hết hạn trong khoảng thời gian từ 31/12/2021 - 2/6/2022 mới gấp rút thực hiện quá trình sản xuất, phân phối bởi vướng mắc về thủ tục gia hạn. Theo các doanh nghiệp dược dự kiến, việc cung ứng các thuốc trên sẽ gián đoạn ít nhất 3 tháng.

Chia sẻ với phóng viên VOV về vấn đề này, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết, rất buồn về chuyện này: "Hiện hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam đang xảy ra tình trạng thiều thuốc chữa bệnh, thiếu hóa chất sinh phẩm, thiếu vật tư tiêu hao, thậm chí thiếu cả máy móc, thiết bị để phục vụ bệnh nhân. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chuyên môn, gây thiệt thòi cho người dân khi đi khám chữa bệnh".

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 15 đang diễn ra, các đại biểu quốc hội cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Trong đó, các đại biểu quốc hội đã chỉ ra những khó khăn của ngành y tế cần sớm được tháo gỡ bằng chính sách như sự thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng cao, vấn đề mua sắm trang thiết bị, vật tư thuốc men.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội-Đại biểu quốc hội khoá 15 đề nghị: "Đề nghị Quốc hội rà soát, cho ý kiến chi tiết, cụ thể, sớm hoàn thiện dự thảo luật khám chữa bệnh trong kỳ này và thông qua ở kỳ tiếp theo. Chính phủ cần sớm ban hành các nghị định, các bộ sớm ban hành thông tư để tháo gỡ vướng mắc nghiêm trọng của hệ thống y tế".

Tính đến thời điểm này, việc đấu thầu thuốc tập trung quốc gia 2022 - 2023 và công tác đàm phán giá đang bị đình trệ vì những khó khăn về cơ chế và các vụ việc liên quan đến công tác mua sắm, đấu thầu thời gian qua. Nếu không có sự thay đổi, điều chỉnh về các quy định, quy trình đấu thầu thuốc vào các bệnh viện, tình trạng thiếu thuốc sẽ còn kéo dài trong thời gian tới ở hầu khắp các địa phương trong cả nước. Bên cạnh đó đã có một số đề xuất trong việc cần cơ chế để các bệnh viện, Sở Y tế có thể gia hạn hợp đồng cung ứng.  

Về các thuốc sẽ hết hạn lưu hành trong năm 2022, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã nỗ lực giải quyết các hồ sơ giấy phép hết hạn sớm, đồng thời đề xuất Chính phủ giảm thủ tục, cho phép duy trì hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc 12 tháng để không gián đoạn nguồn cung ứng thuốc. Tuy nhiên, có thể thấy rằng số giấy đăng kí chưa được gia hạn còn tồn đọng hay chờ cơ quan quản lý ban hành danh mục là một con số không nhỏ. Chính vì vậy, trong 6 tháng còn lại của năm 2022, công tác thực hiện gia hạn một số lượng lớn các thuốc này sẽ rất khó khả thi nếu thời gian duy trì hiệu lực không được thực hiện tối thiểu 12 tháng, đúng theo tinh thần của Nghị quyết 12/2021/UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Theo dự kiến, trong năm nay, sẽ có nhiều chính sách của lĩnh vực dược được điều chỉnh, bổ sung và dư luận kỳ vọng những thay đổi này có tính dài hạn và bền vững. Đáng chú ý là việc Bộ Y tế sẽ sớm ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư 32/2018 nhằm đổi mới và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đăng kí lưu hành thuốc. Thông tư này nếu sớm được ban hành trong tháng 6 này sẽ thúc đẩy công tác triển khai mua sắm thuốc tại các cơ sở y tế nhằm chủ động nguồn cung ứng thuốc. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đang gấp rút hoàn thiện dự thảo sửa đổi Luật Dược 2016 để Quốc hội xem xét bổ sung trong chương trình xây dựng luật theo trình tự rút gọn trong năm 2022./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần làm gì để giải bài toán thiếu thuốc và tâm lý sợ đấu thầu?
Cần làm gì để giải bài toán thiếu thuốc và tâm lý sợ đấu thầu?

VOV.VN - Thiếu thuốc, trang thiết bị y tế là chuyện hy hữu. Thế nhưng các bệnh viện đang rơi vào tình cảnh này. Liệu có phải bệnh viện sợ mua sắm là do tâm lý từ các vụ vi phạm liên quan đến Công ty Việt Á hay luật đấu thầu có kẽ hở gây khó cho bệnh?

Cần làm gì để giải bài toán thiếu thuốc và tâm lý sợ đấu thầu?

Cần làm gì để giải bài toán thiếu thuốc và tâm lý sợ đấu thầu?

VOV.VN - Thiếu thuốc, trang thiết bị y tế là chuyện hy hữu. Thế nhưng các bệnh viện đang rơi vào tình cảnh này. Liệu có phải bệnh viện sợ mua sắm là do tâm lý từ các vụ vi phạm liên quan đến Công ty Việt Á hay luật đấu thầu có kẽ hở gây khó cho bệnh?

Giải pháp nào cho tình trạng bệnh viện thiếu thuốc và thiết bị y tế?
Giải pháp nào cho tình trạng bệnh viện thiếu thuốc và thiết bị y tế?

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều bệnh nhân ở tỉnh Tiền Giang than phiền vì khi đi khám chữa bệnh tại một số cơ sở y tế, bệnh viện công trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng thiếu thuốc hoặc vật tư, y tế. Đáng quan tâm là bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế  phải mất thêm khoản tiền vì những bất cập này.

Giải pháp nào cho tình trạng bệnh viện thiếu thuốc và thiết bị y tế?

Giải pháp nào cho tình trạng bệnh viện thiếu thuốc và thiết bị y tế?

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều bệnh nhân ở tỉnh Tiền Giang than phiền vì khi đi khám chữa bệnh tại một số cơ sở y tế, bệnh viện công trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng thiếu thuốc hoặc vật tư, y tế. Đáng quan tâm là bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế  phải mất thêm khoản tiền vì những bất cập này.

Bộ Y tế lên tiếng về việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép
Bộ Y tế lên tiếng về việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép

VOV.VN - Bộ Y tế thừa nhận, việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép là điều không mong muốn.

Bộ Y tế lên tiếng về việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép

Bộ Y tế lên tiếng về việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép

VOV.VN - Bộ Y tế thừa nhận, việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép là điều không mong muốn.