Hiệu trưởng nhận trách nhiệm về việc nữ giáo viên bị đưa ra khỏi lớp ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Việc một nữ giáo viên dạy văn cấp 3 tại tỉnh Thừa Thiên Huế bị đồng nghiệp đưa ra khỏi lớp học trước mặt học sinh và đồng nghiệp gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua.

Như VOV đã phản ánh, những ngày qua, trên mạng xã hội Facebook lan truyền clip một giáo viên nam có hành động cầm tay và đưa nữ giáo viên này ra khỏi lớp học, trước sự chứng kiến của một số đồng nghiệp và nhiều học sinh. Clip lan truyền trên mạng xã hội thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận, kèm theo nhiều bình luận trái chiều. Việc này xảy ra ngày 22/10 tại lớp 10A9, Trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Huế.

Người bị đưa ra khỏi lớp học là cô giáo dạy văn Hồ Thị Tâm. Cô Hồ Thị Tâm cho biết, từ đầu năm, cô được phân công dạy 4 lớp khối 10, trong đó có lớp 10A9, nhưng cách đây khoảng 1 tuần, trường không phân công cô dạy lớp 10A9 nữa. Ngày 22/10, cô dạy 2 tiết cuối của lớp và nán lại chia tay lớp 10A9 thì xảy ra sự việc.

Cô Hồ Thị Tâm nói: “Sự việc em vào chia tay lớp 10A9, trong giờ dạy Văn của em là tiết 3, tiết 4. Hết tiết 4 xong, em có chia tay lớp. Em nghĩ rằng, cô Dung thấy buổi cuối cùng rồi nên cô thông cảm, cô rời đi đâu đó để em chia tay với lớp. Khi em cho học trò ghi cảm xúc có đổi em hay không thì tự nhiên cô chủ nhiệm đi vào, cô quát nạt học trò dẹp, dẹp hết và cô quát nạt em luôn. Cô gọi điện thoại bên Giám hiệu và anh bảo vệ vào trong lớp cũng quát nạt em luôn, đổ cho em một cái tội là đang trong giờ sinh hoạt của cô Dung, giáo viên chủ nhiệm mà em vào”.

Một học sinh có mặt trong lớp học lúc xảy ra sự việc kể lại: “Sau khi cô Tâm dạy hai tiết Văn xong, cô ở lại lớp. Hôm đó, giáo viên chủ nhiệm họp ở nhà trường nên cô em nhắn về trễ 15 phút. Tụi em có tổ chức 20/10 cho học sinh nữ trong lớp, cô Tâm có ở lại. Cô Tâm nói, trước khi cô đi, cả lớp lấy giấy ra, cô muốn các cháu ghi bản tường trình có yêu cầu đổi giáo viên hay không? Được một lúc thì giáo viên chủ nhiệm quay lại lớp, thấy vậy cô chủ nhiệm mời cô Tâm ra khỏi lớp rất lịch sự. Cô Tâm không đồng ý, rồi lấy điện thoại ra dí sát vào mặt giáo viên chủ nhiệm quay rồi nói: 'Đây, giờ của giáo viên chủ nhiệm lớp 10A9 đây, giờ của cô, lớp của cô mà cô thả lớp cô đi mô đây'”.

Thầy Nguyễn Đức Phong - Tổ trưởng Tổ Thể dục và Quốc phòng của Trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Huế, người cầm tay đưa cô Tâm ra khỏi phòng học xuất hiện trong đoạn clip giải thích rằng, sự việc xảy ra khi thầy được cấp trên phân công xuống lớp 10A9 để khuyên nhủ cô giáo Hồ Thị Tâm trả lại tiết sinh hoạt cho lớp. Lúc đó, cô Tâm dùng điện thoại quay từng học sinh và yêu cầu các em nhận xét về tiết học của cô, đòi làm rõ em nào đã yêu cầu đổi giáo viên. Sau đó, thầy Phong đã có hơn 10 phút khuyên giải nhưng cô Tâm đang bức xúc nên không chịu ra khỏi lớp.

Thầy Nguyễn Đức Phong cho biết cô Tâm cũng từng là học trò của thầy tại Trường THPT Hai Bà Trưng này. Bình thường, cô Tâm cũng quý thầy Phong nhưng lúc đó do quá bức xúc nên cô Tâm không kiềm chế được bản thân. Thầy Phong khẳng định, sau khi đưa cô Tâm ra khỏi lớp học, thầy tiếp tục khuyên ngăn, một lúc sau, cô Tâm bình tĩnh lại. Giữa thầy Phong và cô Tâm không có chuyện gì xảy ra sau đó.

Thầy Nguyễn Đức Phong cũng tỏ ra bất ngờ khi clip được đưa lên mạng xã hội và mọi người cho rằng, thầy đã hành xử thô bạo với đồng nghiệp: “Mình là người thầy của cô Tâm và hiện nay mình cũng gần nghỉ hưu rồi, mình cũng không thể làm được động tác là bẻ tay cô. Cô có làm gì thô bạo với mình đâu mà mình bẻ tay. Mình đưa cô ra thôi nhưng mà do cô Tâm vùng vằng, cố ở lại để cô quay lại chụp ảnh thì động tác đó vô hình dung là mình bẻ tay cô Tâm”.

Thầy Ngô Đức Thức - Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng thành phố Huế cho biết thời điểm xảy ra sự việc là giờ lên lớp của cô Trần Thị Thùy Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A9. Nhưng lúc đó, do bận hội ý với Ban Giám hiệu nhà trường nên cô Dung vào lớp muộn, cho học sinh tự quản. Lúc này, cô Hồ Thị Tâm đã hết giờ dạy nhưng vẫn ở lại trong lớp. Khi cô giáo chủ nhiệm trở về lớp thấy vậy, yêu cầu cô Tâm ra khỏi lớp nhưng không được nên đã báo cáo với Ban Giám hiệu. Các thầy, cô có mặt lúc đó đã thuyết phục cô Tâm khoảng 10 phút nhưng cô Tâm không ra khỏi lớp. Sợ hình ảnh các thầy, cô giáo lời qua tiếng lại diễn ra trước mặt các em học sinh, nên thầy Phong đã cầm tay đưa cô Tâm ra ngoài phòng học nhưng cô Tâm cự lại.

Theo thầy Ngô Đức Thức, quan điểm của nhà trường là làm rõ bản chất sự việc, phân biệt đúng sai để có cơ sở xử lý một cách công khai, có tình, có lý: “Trước mắt, với clip đó thì thầy giáo Nguyễn Đức Phong là người đã đưa cô Tâm ra, mặc dù với thiện ý nhưng cử chỉ của thầy là hơi cứng nên những người xem dễ hiểu lầm là vi phạm thô bạo. Cô Tâm vào lớp mà chưa được sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm, rồi giáo viên chủ nhiệm mời nhưng cô chưa chịu ra. Cô Tâm cũng sai chỗ đó. Tập thể lớp, mặc dù đã được giáo dục về tính an toàn khi tham gia cộng đồng mạng nhưng mà đã đưa clip đó lên, tức là làm sai điều đã được học ở trường, tập thể lớp cũng sai. Cuối cùng, trách nhiệm lớn nhất là bản thân tôi, người đứng đầu đơn vị đã xảy ra sự cố đó. Tôi sẽ nhận trách nhiệm trước trường, trước ngành”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 65 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo và phục hồi Di tích Văn Miếu tại Thừa Thiên Huế
Hơn 65 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo và phục hồi Di tích Văn Miếu tại Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi Di tích Văn Miếu” giai đoạn 1. Dự án có tổng mức đầu tư gần 66 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, triển khai trong 3 năm.

Hơn 65 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo và phục hồi Di tích Văn Miếu tại Thừa Thiên Huế

Hơn 65 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo và phục hồi Di tích Văn Miếu tại Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi Di tích Văn Miếu” giai đoạn 1. Dự án có tổng mức đầu tư gần 66 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, triển khai trong 3 năm.

Xây dựng Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế cần định hướng đúng
Xây dựng Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế cần định hướng đúng

VOV.VN - Thừa Thiên Huế đang xây dựng Đề án thành lập Khu công nghệ cao với mục tiêu xây dựng nơi đây trở thành một trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước và khu vực Đông Nam châu Á.

Xây dựng Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế cần định hướng đúng

Xây dựng Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế cần định hướng đúng

VOV.VN - Thừa Thiên Huế đang xây dựng Đề án thành lập Khu công nghệ cao với mục tiêu xây dựng nơi đây trở thành một trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước và khu vực Đông Nam châu Á.

Giáo viên nghỉ việc: Lương, phụ cấp liệu có phải là lý do duy nhất?
Giáo viên nghỉ việc: Lương, phụ cấp liệu có phải là lý do duy nhất?

VOV.VN - Hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng bình thường hay bất thường? Liệu có phải giáo viên nghỉ việc do lương, phụ cấp thấp hay còn nguyên nhân nào khác?

Giáo viên nghỉ việc: Lương, phụ cấp liệu có phải là lý do duy nhất?

Giáo viên nghỉ việc: Lương, phụ cấp liệu có phải là lý do duy nhất?

VOV.VN - Hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng bình thường hay bất thường? Liệu có phải giáo viên nghỉ việc do lương, phụ cấp thấp hay còn nguyên nhân nào khác?

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ trên ghế nhà trường
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ trên ghế nhà trường

VOV.VN - Xác định rõ vai trò của giáo dục trong bảo tồn, gìn giữ và phát huy văn hóa các dân tộc, ngành giáo dục Lai Châu đã đưa nội dung này vào giảng dạy như một môn ngoại khóa bắt buộc. Từ đó, học sinh có thêm hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa; cũng như tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác.

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ trên ghế nhà trường

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ trên ghế nhà trường

VOV.VN - Xác định rõ vai trò của giáo dục trong bảo tồn, gìn giữ và phát huy văn hóa các dân tộc, ngành giáo dục Lai Châu đã đưa nội dung này vào giảng dạy như một môn ngoại khóa bắt buộc. Từ đó, học sinh có thêm hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa; cũng như tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác.