Nâng trần làm thêm giờ chỉ là giải pháp cấp bách tạm thời

VOV.VN - Theo chuyên gia, Dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động đang được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chỉ là giải pháp cấp bách tạm thời.

Chính phủ vừa có Dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trong đó đề xuất nâng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động từ không quá 40h lên không quá 72h, và số giờ làm thêm trong 1 năm của người lao động là không quá 300h và được áp dụng cho tất cả các ngành, nghề, công việc. 

Trong bối cảnh nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch, tăng giờ làm thêm là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Nhiều người lao động cũng muốn có thêm thu nhập sau thời gian dài phải nghỉ việc do giãn cách xã hội, do mất việc làm. Tuy nhiên tăng giới hạn giờ làm thêm tối đa bao nhiêu để vừa đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người lao động? Phóng viên VOV phỏng vấn ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Chính sách pháp Luật, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về nội dung này.

PV: Thưa ông, trước hết xin ông cho biết quan điểm của ông như thế nào về đề xuất điều chỉnh giờ làm thêm, nới "trần" từ 40h/tháng lên 72h/tháng và mở rộng giới hạn làm thêm tối đa 300h/năm với tất cả các ngành nghề?

Ông Lê Đình Quảng: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đặc biệt là làm thêm giờ là vấn đề hết sức quan trọng và được thảo luận kỹ lưỡng khi hoàn thiện và thông qua Bộ luật lao động năm 2019. Tôi còn nhớ khi thăm dò ý kiến của các đại biểu Quốc hội về trần làm thêm giờ thì đã có đến trên 300 đại biểu Quốc hội trong tổng số là 406 đại biểu bày tỏ ý kiến là đồng tình với quy định là mức thời giờ làm thêm trong tháng là không quá 40h.

Mặc dù Bộ luật Lao động 2019 mới có hiệu lực từ 1/1/2021, tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, để khắc phục những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp do tác động tiêu cực của đại dịch, đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt trong bố trí sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh và phục hồi phát triển kinh tế thì chúng tôi đồng tình với sự cần thiết trước đề xuất là nâng giới hạn số giờ làm thêm trong tháng và mở rộng đối tượng được phép làm thêm trong năm đến 300h. Tuy nhiên, mức nâng như thế nào để vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa bảo đảm sức khỏe cho người lao động và hài hòa lợi ích của các bên thì chúng ta cần phải trao đổi kỹ lưỡng từng vấn đề.

PV: Như ông vừa nói, trong bối cảnh người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, việc đề xuất điều chỉnh tăng giờ làm thêm vào thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là có nên điều chỉnh tăng giờ làm thêm ở tất cả các ngành nghề không, thưa ông?

Ông Lê Đình Quảng: Đề xuất làm thêm giờ, tôi cho rằng không nên cào bằng tất cả các ngành nghề. Chúng ta biết rằng ở một số đối tượng làm thêm giờ trong lần này, đặc biệt là những đối tượng, ví dụ như là: Người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, người khuyết tật, rồi người làm công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, rồi lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc là lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi…

Đấy là những đối tượng có thể nói chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt. Bản thân họ có thể có những ảnh hưởng nhất định về sức khỏe. Họ không phải là người bình thường như các đối tượng khác thì môi trường làm việc khi chúng ta phải nâng trần làm thêm giờ cho tất cả các ngành, mà không loại trừ thì rõ ràng là những đối tượng này rất dễ bị tác động tiêu cực do chúng ta điều chỉnh chính sách. Vì vậy, theo tôi nghĩ là chúng ta cần phải xem xét để loại trừ một số đối tượng như vừa nêu.

PV: Về phía mình thì Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có thực hiện các cuộc khảo sát để ghi nhận ý kiến của người lao động về việc tăng giờ làm thêm trong bối cảnh hiện nay không, thưa ông?

Ông Lê Đình Quảng: Sau khi Chính phủ có Dự thảo Nghị quyết thì chúng tôi cũng đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến của người lao động thông qua trang mạng điện tử của tổ chức Công đoàn. Kết quả thì chúng tôi đã lấy được ý kiến trên 17.000 lượt người tham gia, thì hầu hết người lao động đồng tình với việc điều chỉnh nâng trần làm thêm giờ và họ có mong muốn làm thêm giờ. Họ là những người có thu nhập rất thấp, họ có nhu cầu làm thêm giờ để đảm bảo trang trải cuộc sống. Vì vậy, trong bối cảnh như vậy thì có thể nói là đa số người lao động đã đồng tình với việc điều chỉnh nâng trần làm thêm giờ.

PV: Vâng thưa ông, qua khảo sát thì nhiều người lao động và doanh nghiệp đều có nguyện vọng được tăng giờ làm thêm, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực cho phục hồi sản xuất kinh doanh. Vậy việc điều chỉnh “nới” giờ làm thêm, theo ông như thế nào là hợp lý?

Ông Lê Đình Quảng: Chúng tôi nghĩ rằng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, phải nới trần làm thêm giờ trong tháng và mở rộng các ngành nghề được phép làm thêm giờ trong năm đến 300 là cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta phải coi đây là một giải pháp mang tính chất cấp bách tạm thời, nhằm vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp. Phải xác định đây chỉ là giai đoạn tạm thời, còn về mặt phương châm chúng ta phải áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động và các biện pháp khác để giảm thiểu thời gian làm thiết.

Như vậy, về mặt lâu dài, chúng ta phải sắp xếp lại việc thu hút lao động để họ làm việc bình thường và vẫn đảm bảo được kế hoạch. Còn giải pháp về nâng trần làm thêm giờ chỉ là giải pháp cấp bách tạm thời. Đó là thứ nhất và thứ hai là chúng tôi nghĩ rằng: Khi làm thêm giờ trong bối cảnh người lao động có nguyện vọng thì họ được hưởng lợi những gì. Thế thì người sử dụng lao động phải làm sao quan tâm đến phúc lợi, bảo đảm có lợi hơn cho người lao động theo quy định của pháp luật. Có các chính sách như vậy thì động viên được người lao động làm thêm giờ và thỏa thuận được với người lao động làm thêm giờ. Còn người lao động cũng thu lợi được từ làm thêm giờ. Như vậy là cả hai bên đều hài hòa lợi ích. Tôi cho rằng đây là việc mà chúng ta cần phải xem xét trong quy định của Dự thảo nghị quyết này.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng giờ làm thêm: Cả doanh nghiệp và người lao động mong chờ
Tăng giờ làm thêm: Cả doanh nghiệp và người lao động mong chờ

VOV.VN - Chính phủ đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về thời gian làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Việc này đang nhận được phản hồi tích cực của cả doanh nghiệp và người lao động.

Tăng giờ làm thêm: Cả doanh nghiệp và người lao động mong chờ

Tăng giờ làm thêm: Cả doanh nghiệp và người lao động mong chờ

VOV.VN - Chính phủ đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về thời gian làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Việc này đang nhận được phản hồi tích cực của cả doanh nghiệp và người lao động.

Tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc tăng giờ làm thêm
Tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc tăng giờ làm thêm

VOV.VN - Trong đợt 2 của Phiên họp thứ 9 (từ 22-25/3/2022), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thông qua thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Nội dung này đã được thảo luận tại đợt 1 vừa qua.

Tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc tăng giờ làm thêm

Tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc tăng giờ làm thêm

VOV.VN - Trong đợt 2 của Phiên họp thứ 9 (từ 22-25/3/2022), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thông qua thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Nội dung này đã được thảo luận tại đợt 1 vừa qua.

Đề xuất tăng giờ làm thêm: Cần cân nhắc kỹ, không cào bằng ở tất cả các ngành nghề
Đề xuất tăng giờ làm thêm: Cần cân nhắc kỹ, không cào bằng ở tất cả các ngành nghề

VOV.VN - Theo chuyên gia, hiện nay hầu hết các ngành nghề sản xuất như dệt may, gia dày, xuất khẩu cần thiết đã cho giới hạn giờ làm thêm đến 300 giờ/năm. Do đó đề xuất mở rộng cho mọi ngành nghề là không nên mà chỉ nên duy trì ở một số nhóm ngành đặc thù.

Đề xuất tăng giờ làm thêm: Cần cân nhắc kỹ, không cào bằng ở tất cả các ngành nghề

Đề xuất tăng giờ làm thêm: Cần cân nhắc kỹ, không cào bằng ở tất cả các ngành nghề

VOV.VN - Theo chuyên gia, hiện nay hầu hết các ngành nghề sản xuất như dệt may, gia dày, xuất khẩu cần thiết đã cho giới hạn giờ làm thêm đến 300 giờ/năm. Do đó đề xuất mở rộng cho mọi ngành nghề là không nên mà chỉ nên duy trì ở một số nhóm ngành đặc thù.