"Nhận kết quả thi là giai đoạn nhạy cảm với sĩ tử"

VOV.VN - Việc nhận biết các dấu hiệu stress của học sinh trong mùa thi là vô cùng quan trọng, để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, hiện đang là giai đoạn nhạy cảm khi các em chính thức nhận điểm thi.

Câu chuyện áp lực thi cử, học tập chưa bao giờ hết nóng khi hầu hết các gia đình đều có con, cháu trong độ tuổi đi học, đi thi. Những áp lực này đè nặng lên không chỉ các thí sinh, mà còn các bậc phụ huynh bởi những kỳ vọng, lo lắng về tương lai của con mình. 

"Con lo một thì bố mẹ lo mười" là tâm sự của hầu hết các bậc phụ huynh. Nhưng không phải ai cũng biết cách giải toả áp lực này cho bản thân, đồng thời không biến yêu thương thành sức ép lên vai con trẻ.

Theo Viện sức khỏe tâm thần (BV Bạch Mai), những năm gần đây, độ tuổi bị stress đã sớm hơn, nhiều trẻ ở lứa tuổi học sinh cấp 2 đã mắc stress và các bệnh lý liên quan như rối loạn cảm xúc, hành vi... Đặc biệt, học sinh đến khám, nhập viện vì sức khỏe tâm thần tăng 3-4 lần trong mùa thi.

Áp lực học tập, thi cử còn kéo dài cho đến khi các thí sinh chính thức nhận được kết quả. Sau 2 kỳ thi quan trọng vừa qua là thi vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, các sĩ tử trên cả nước bắt đầu nhận kết quả. Theo các chuyên gia, đây là giai đoạn "nhạy cảm" mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.

PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam cho rằng, các bậc phụ huynh là những người đầu tiên phải xác định rằng, thời điểm công bố điểm thi này rất nhạy cảm. Bởi nếu kết quả thi của con không được như kỳ vọng thì đây có thể là một sang chân tâm lý lớn đối với những đứa trẻ.

Do vậy, việc gia đình và phụ huynh cần làm là giúp cho đứa trẻ học cách đối phó với thất bại khi những kết quả thu về không như mong muốn. Theo PGS.TS Trần Thành Nam, các bậc phụ huynh cần xác định với con rằng, thất bại là một phần của cuộc sống. Ai trong cuộc đời cũng có thất bại và chúng ta học được từ những thất bại của bản thân nhiều hơn nhiều so với việc chúng ta học được từ thành công, cũng như những bài học truyền cảm hứng của những người đã thành công.

"Nếu kết quả thi không như mong muốn thì chúng ta phải khuyến khích đứa trẻ tiếp nhận cảm xúc này và chỉ ra những bài học đằng sau sự thất bại. Hãy đồng hành cùng con trong quá trình thử thách bản thân, trong đó sẽ có những nhiệm vụ khó khăn và cách để xử lý thất bại này. Hãy hướng con học hỏi từ những thất bại của mình để thành công hơn trong tương lai", PGS.TS Trần Thành Nam đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh trong giai đoạn nhạy cảm này.

Hiểu con và hiểu năng lực của con để nếu đối mặt với kết quả không như mong muốn sau kỳ thi, cha mẹ sẽ có những chuẩn bị tinh thần cho con. 

Theo PGS.TS Trần Thành Nam một điều các bậc phụ huynh cũng rất cần lưu ý là việc "khoe thành tích con trên mạng xã hội". Bởi khi chưa có kết quả thi thì mọi gia đình đều trải qua giai đoạn hồi hộp, lo lắng rồi. Do vậy, việc "khoe" vô tình sẽ gây sức ép với các bố mẹ khác và các bạn khác.

"Với những bạn không đạt được kết quả như kỳ vọng, thì những thông tin chúng ta chia sẻ trên mạng xã hội đó sẽ là một sức ép lớn. Các bạn sẽ lo lắng, xấu hổ, tự trách và sẽ có xu hướng càng so sánh mình với những bạn khác. Nếu các em tiếp nhận quá nhiều thông tin như vậy và bố mẹ không có kiểm soát được thì có thể dẫn đến một số những cách thức giải tỏa căng thẳng và cảm xúc rất tiêu cực. Nhiều em thì có thể cuồng ăn, nhiều em bị chìm vào game, có những em bỏ mặc tất cả, tự làm đau bản thân và thậm chí có suy nghĩ tự sát", PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, bản thân các bậc phụ huynh phải hiểu rằng "con thất bại không có nghĩa là con không có khả năng" từ đó động viên và làm chỗ dựa để con trẻ.

"Thất bại ở một thời điểm không có nghĩa rằng con không thành công trong tương lai", PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vượt qua áp lực trước kỳ thi
Vượt qua áp lực trước kỳ thi

VOV.VN - Áp lực quá liệu có dẫn bạn đến với thành công? Làm gì để giải tỏa chiếc “vòng kim cô” bạn đang tự đeo lên đầu của mình? - Lời khuyên hữu ích từ Ths Bùi Thanh Xuân, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Vượt qua áp lực trước kỳ thi

Vượt qua áp lực trước kỳ thi

VOV.VN - Áp lực quá liệu có dẫn bạn đến với thành công? Làm gì để giải tỏa chiếc “vòng kim cô” bạn đang tự đeo lên đầu của mình? - Lời khuyên hữu ích từ Ths Bùi Thanh Xuân, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Rối loạn tâm thần do áp lực thi cử
Rối loạn tâm thần do áp lực thi cử

VOV.VN - Khối lượng bài vở lớn cùng với việc phải học thêm, uống nhiều trà, cà phê để thức khuya học bài… khiến nhiều học sinh bị rơi vào trạng thái stress… Các bác sĩ cảnh báo, áp lực thi cử cũng có thể gây ra những rối loạn tâm thần ở học sinh.

Rối loạn tâm thần do áp lực thi cử

Rối loạn tâm thần do áp lực thi cử

VOV.VN - Khối lượng bài vở lớn cùng với việc phải học thêm, uống nhiều trà, cà phê để thức khuya học bài… khiến nhiều học sinh bị rơi vào trạng thái stress… Các bác sĩ cảnh báo, áp lực thi cử cũng có thể gây ra những rối loạn tâm thần ở học sinh.

Sĩ tử vượt qua áp lực mùa thi bằng cách nào?
Sĩ tử vượt qua áp lực mùa thi bằng cách nào?

VOV.VN - Trước mỗi kỳ thi, hầu hết học sinh đều trải qua tâm trạng lo âu, căng thẳng, cảm thấy áp lực về kết quả cần đạt được. Áp lực vừa đủ sẽ trở thành động lực, nhưng nếu áp lực quá lớn mà không được giải tỏa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của học sinh.

Sĩ tử vượt qua áp lực mùa thi bằng cách nào?

Sĩ tử vượt qua áp lực mùa thi bằng cách nào?

VOV.VN - Trước mỗi kỳ thi, hầu hết học sinh đều trải qua tâm trạng lo âu, căng thẳng, cảm thấy áp lực về kết quả cần đạt được. Áp lực vừa đủ sẽ trở thành động lực, nhưng nếu áp lực quá lớn mà không được giải tỏa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của học sinh.

Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý
Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý

VOV.VN - Với những học sinh từng lọt vào “danh sách đen” được nhà trường “vận động" không thi tốt nghiệp, không chỉ có lo lắng về việc mình có được thi hay không, mà còn là sự xấu hổ, ngại ngùng với bạn bè, thầy cô và cả áp lực từ phía gia đình.

Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý

Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý

VOV.VN - Với những học sinh từng lọt vào “danh sách đen” được nhà trường “vận động" không thi tốt nghiệp, không chỉ có lo lắng về việc mình có được thi hay không, mà còn là sự xấu hổ, ngại ngùng với bạn bè, thầy cô và cả áp lực từ phía gia đình.