Nhiều ổ dịch không rõ nguồn lây tại ĐBSCL, tỷ lệ tiêm vaccine mũi 2 vẫn còn thấp

VOV.VN - Mấy ngày qua dịch bệnh Covid 19 có chiều hướng tăng trở lại ở khu vực Tây Nam bộ, nhiều ca mắc không rõ nguồn lây tiếp tục xuất hiện trong cộng đồng. Đáng chú ý là tỷ lệ tiêm vaccine mũi 2 vẫn còn thấp.

 

 

Tính đến nay Đồng Tháp đã có 12/12 huyện, thành phố có ca mắc trong cộng đồng. Riêng ngày hôm qua 4/11 tỉnh ghi nhận 98 ca, gồm 24 ca về từ vùng dịch, 18 ca trong các cơ sở cách ly y tế, 30 ca trong các khu vực phong tỏa và 26 ca trong cộng đồng.

Hiện, Đồng Tháp đang thực hiện cấp độ 2 về phòng, chống dịch bệnh, trong đó 133 xã, phường đang ở cấp độ độ 2, có 8 xã, phường thị trấn cấp độ 3 và hai xã của huyện Tam Nông là Hòa Bình và Phú Thọ cấp độ 4.  

Tính đến ngày 4/11, toàn tỉnh Đồng Tháp đã tiêm vaccine được hơn 1.396.000 liều, trong đó tiêm mũi 1 hơn 890.000 liều, đạt hơn 65% số dân trong độ tuổi tiêm và mũi 2 được hơn 505.000 liều, đạt hơn 37 % .

Theo Sở y tế tỉnh Bến Tre trong 24 giờ qua toàn tỉnh có thêm 31 ca mắc Covid-19, trong đó 22 ca mắc ghi nhận trong tỉnh. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre, đến nay toàn tỉnh có hơn 971.000 liều vaccine được tiêm an toàn. Trong đó, hơn 721.500 liều tiêm mũi 1, chiếm gần 73% số dân từ 18 tuổi trở lên và mũi 2 gần 250.000 người, chiếm tỷ lệ gần 25%.

Về công tác ứng phó với dịch bệnh, ông Ngô Văn Tán, Giám đốc Sở y tế tỉnh Bến Tre cho biết: "Tùy theo mức độ dịch, Bến Tre là mức độ 2 nên người đến từ mức độ nào thì ứng phó với mức độ đó. Quan trọng là mình làm nhanh nhất có thể, nhanh hơn các lần trước, lực lượng phải bổ sung nhiều hơn. Nếu phát hiện có F0 thì phải cách ly, truy vết rồi điều trị tùy theo tầng. Song song đó thì tăng cường công tác tiêm ngừa".

Tại tỉnh Tiền Giang trong ngày 4/11 đã phát hiện 263 ca dương tính. Trong số các ca F0 mới có 47 ca ghi nhận trong cộng đồng. Các địa bàn có số ca mắc mới nhiều nhất là huyện Châu Thành, Cái Bè, Thành phố Mỹ Tho. Tính đến nay, tỉnh Tiền Giang đã tiêm phòng vaccine cho người từ 18 tuổi trở với tỷ lệ tiêm phòng mũi 1 là hơn 80% và tiêm đủ 2 mũi là 27%. Riêng tỉ lệ người lao động khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được tiêm mũi 1 đạt gần 100% , tỉ lệ công nhân đã tiêm mũi 2 đạt khoảng 50%.

Với thành phố Cần Thơ, mấy ngày gần đây số F0 liên tục ở mức cao. Đặc biệt có nhiều ổ dịch xuất hiện tại các khu dân cư, khu công nghiệp, bệnh viện tại nhiều quận, huyện. Dù toàn thành phố mới được nâng lên cấp độ 2, nhưng các quận huyện đều tăng cấp độ dịch. Cụ thể có 5 quận, huyện thuộc cấp độ 2 là Cái Răng (trước là cấp độ 1), Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh; 4 quận nâng lên cấp độ 3 (màu cam) là quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt.

Để kiểm soát tình hình dịch bệnh tốt hơn, UBND thành phố Cần Thơ đã quyết định chuyển đổi toàn bộ công năng Trung tâm Y tế huyện Thới Lai thành Bệnh viện điều trị Covid-19 huyện Thới Lai; Trung tâm Y tế huyện Phong Điền thành Bệnh viện điều trị Covid-19 huyện Phong Điền; Bệnh viện Quân dân Y thành phố thành Bệnh viện điều trị Covid-19 Quân dân Y. Đồng thời, giao Giám đốc Sở Y tế và UBND các quận, huyện đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Triển khai tiêm mũi 2 vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer cho người dân đã được tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca có thời gian từ 4 tuần trở lên.

Riêng ổ dịch trong các khu công nghiệp, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố vẫn đang tích cực phối hợp với ngành Y tế tiến hành lấy mẫu, truy vết, khoanh vùng nhanh, thành lập các đoàn kiểm tra việc doanh nghiệp đảm bảo hoạt động đúng phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”. Tuy nhiên, do lượng công nhân khá đông, việc kiểm soát dịch vẫn còn nhiều khó khăn.

Ông Phạm Duy Tín, Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Cần Thơ kiến nghị: "Đối với ngành Y tế thì cũng đề nghị thành lập tổ phản ứng nhanh để hỗ trợ doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Đa số trong khu công nghiệp người ta tự test, có doanh nghiệp 2 ngày test 100%, 3 ngày test 100%, 7 ngày test 100%, khi có F0 doanh nghiệp đã cách ly F0, F1 theo quy định và phân luồng F2. Nhưng khi ngành Y tế trả kết quả PCR cho doanh nghiệp lại quá chậm, có thể 1 ngày, có thể hơn 1 ngày, và có thể lây nhiễm ngay khi phát hiện F0, cách ly F1, mà thời gian này quá lâu làm lây nhiễm chéo tại doanh nghiệp.

Trong ngày 4/11, Cần Thơ ghi nhận 314 ca mắc SARS-CoV-2 mới, trong đó có 7 ca ngoài thành phố, nâng số ca mắc Covid-19 từ ngày 8/7 đến nay là 8.815 ca.

Tại tỉnh Bạc Liêu số ca mắc Covid-19 đã giảm mạnh so với nhiều ngày trước đó, nhất là số ca mắc trong cộng đồng. Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu, trong 24 giờ qua, toàn tỉnh ghi nhận 218 ca mắc Covid-19. Tín hiệu đáng mừng là trong số này chỉ có 54 ca mắc trong cộng đồng, giảm gần 100 ca so với 24 giờ trước đó.

Để ứng phó dịch bệnh lây lan, chủ động trong công tác cách ly, điều trị bệnh, ngoài việc bổ sung, tăng thêm gần 3.000 giường bệnh điều trị Covid-19 cho thành phố Bạc Liêu và thị xã Giá Rai trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng vừa quyết định bổ sung tăng thêm giường bệnh điều trị bệnh nhân Covid-19 cho Bệnh viện đa khoa tỉnh bạc Liêu và Khu điều trị Covid-19 Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic.

Theo đó, UBND tỉnh bổ sung 150 giường bệnh điều trị bệnh nhân Covid-19 cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu để thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện lâm sàng ở mức độ trung bình (tầng 2) và bệnh nhân nặng, nguy kịch (tầng 3). Tổng số giường điều trị bệnh nhân Covid-19 của bệnh viện đa khoa tỉnh sau khi được bổ sung là 200 giường. 

Đối với Bệnh viện Thanh Vũ Medic, UBND tỉnh cũng quyết định bổ sung tăng thêm 120 giường bệnh cho khu điều trị Covid-19 để thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện lâm sàng ở mức độ trung bình (tầng 2) và bệnh nhân nặng, nguy kịch (tầng 3). Như vậy, bệnh viện này có số giường điều trị bệnh nhân Covid-19 ở tầng 2 là 82 giường, số giường điều trị bệnh nhân ở tầng 3 là 38 giường.

Ngoài việc triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để phòng chống dịch bệnh Covid-19 lây lan, những ngày qua, tỉnh Bạc Liêu cũng đã huy động lực lượng đẩy nhanh tiến độ tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên, đặc biệt là tập trung địa bàn vùng đỏ. Theo thống kê, đến sáng nay 5/11, toàn tỉnh có hơn 500.000 người được tiêm mũi 1, đạt gần 75% và gần 113.000 người tiêm đủ 2 mũi, đạt hơn 17%. 

Trong những ngày đầu tháng 11, tình hình dịch bệnh covid 19 tại Kiên Giang diễn biến phức tạp khi số ca mắc tăng nhanh, trung bình mỗi ngày có gần 500 ca mắc. Đặc biệt đã xuất hiện một số ca nhiễm có liên quan đến công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước.

Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, tránh tình trạng lây nhiễm dịch bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị, UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo quán triệt cho tất cả công chức, viên chức, người lao động phát huy tinh thần gương mẫu, nâng cao ý thức và trách nhiệm cho công tác phòng chống dịch; chỉ di chuyển từ nhà đến cơ quan và ngược lại, hạn chế đi đến các nơi công cộng như chợ, siêu thị, cơ sở dịch vụ ăn uống… đồng thời vận động người thân trong gia đình hạn chế đi lại khi không thật sự cần thiết.        

Tính đến hết ngày 2/11, Kiên Giang đã tiêm Vaccine phòng Covid-19 mũi 1 cho hơn 1.066.000/1.282.000  người, đạt tỷ lệ hơn 83%. Tiêm mũi 2 cho  400.383 người dân, đạt tỷ lệ hơn 31%. Tỉnh cũng đã tiêm cho hơn 130 ngàn học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh. Tới đây, Kiên giang tiếp tục tiêm vaccine phòng dịch Covid 19 cho học sinh lớp 10 và lớp 11. Tỉnh phấn đấu trong tháng 12 có 100% dân số trong diện được tiêm vaccine của tỉnh được tiêm đủ 2 mũi Vaccine và từng bước triển khai kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid 19 cho trẻ em./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các tỉnh ĐBSCL khẩn trương chống dịch khi số ca mắc mới tăng cao
Các tỉnh ĐBSCL khẩn trương chống dịch khi số ca mắc mới tăng cao

VOV.VN - Hiện nay, dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát tại nhiều địa phương vùng  ĐBSCL. Trong đó, dịch bệnh đã lây nhiễm phức tạp tại các nhà máy, doanh nghiệp. Chính quyền và người dân khu vực này đang khẩn trương ứng phó với dịch bệnh.

Các tỉnh ĐBSCL khẩn trương chống dịch khi số ca mắc mới tăng cao

Các tỉnh ĐBSCL khẩn trương chống dịch khi số ca mắc mới tăng cao

VOV.VN - Hiện nay, dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát tại nhiều địa phương vùng  ĐBSCL. Trong đó, dịch bệnh đã lây nhiễm phức tạp tại các nhà máy, doanh nghiệp. Chính quyền và người dân khu vực này đang khẩn trương ứng phó với dịch bệnh.

ĐBSCL triển khai kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh
ĐBSCL triển khai kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh

VOV.VN - Sáng 3/11, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho học sinh phổ thông. Các bậc phụ huynh phấn khởi khi con em mình được tiêm vaccine phòng ngừa dịch bệnh. 

ĐBSCL triển khai kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh

ĐBSCL triển khai kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh

VOV.VN - Sáng 3/11, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho học sinh phổ thông. Các bậc phụ huynh phấn khởi khi con em mình được tiêm vaccine phòng ngừa dịch bệnh. 

“Bộ Y tế tập trung phân bổ, bảo đảm đủ vaccine cho ĐBSCL và Tây Nguyên”
“Bộ Y tế tập trung phân bổ, bảo đảm đủ vaccine cho ĐBSCL và Tây Nguyên”

VOV.VN - Sáng 3/11, hai Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp về công tác phòng, chống dịch; Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với dịch COVID-19; kế hoạch mua sắm vaccine, thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm...

“Bộ Y tế tập trung phân bổ, bảo đảm đủ vaccine cho ĐBSCL và Tây Nguyên”

“Bộ Y tế tập trung phân bổ, bảo đảm đủ vaccine cho ĐBSCL và Tây Nguyên”

VOV.VN - Sáng 3/11, hai Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp về công tác phòng, chống dịch; Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với dịch COVID-19; kế hoạch mua sắm vaccine, thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm...