Thăm và chúc mừng Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer ở Trà Vinh, An Giang

VOV.VN - Các cấp lãnh đạo tỉnh Trà Vinh, tỉnh An Giang đã tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà nhân dịp lễ Sene Dolta (Cúng ông, bà) cổ truyền của đồng bào Khmer.

Phóng viên Phan Ánh/VOV-ĐBSCL đưa tin, chiều 26/9, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang do ông Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Lễ Sene Dolta năm 2024 của đồng bào Khmer tại các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn huyện biên giới Tri Tôn.

Đến thăm, chúc mừng Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang, trụ trì chùa Soài So Tôm Nớp (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) cùng các vị hòa thượng, sư sãi, À cha chùa Soài So Tơm Nớp và chùa Phnom Tà Pạ (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn), thay mặt lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang, ông Giang Hồ Văn Mừng đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống và gửi lời chúc đến Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty và các vị hòa thượng, sư sãi, À cha cùng đồng bào Khmer tại chùa Soài So Tơm Nớp và chùa Phnom Tà Pạ (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) nói riêng, trên địa bàn huyện Tri Tôn và tỉnh An Giang nói chung, chúc bà con đón Lễ Sene Dolta thật vui tươi, hạnh phúc. 

Ông Hồ Văn Mừng cho biết, thời gian qua, dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế-xã hội tỉnh tiếp tục phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Để đạt được những kết quả trên có sự đóng góp rất lớn của nhân dân và đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh, của Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các vị hòa thượng, sư sãi, à cha và đồng bào Khmer. 

Ông Hồ Văn Mừng mong muốn và tin tưởng thời gian tới, Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang, cùng các vị hòa thượng, sư sãi, à cha và đồng bào Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn nói riêng, tỉnh An Giang nói chung tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua lao động sản xuất, nâng cao đời sống, cùng chung sức, chung lòng xây dựng quê hương An Giang ngày thêm giàu đẹp, văn minh

An Giang hiện có hơn 93.000 đồng bào dân tộc Khmer, chiếm 4,2% tổng dân số toàn tỉnh. Bà con sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, tập trung tại 5 huyện, thị xã, gồm: Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn và thị xã Tịnh Biên; sinh hoạt tại 65 chùa Phật giáo Nam tông Khmer.

Phóng viên Thạch Trà Vinh/VOV-ĐBSCL đưa tin, các cấp lãnh đạo tỉnh Trà Vinh tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà nhân dịp Lễ Sene Dolta (Cúng ông, bà) cổ truyền của đồng bào Khmer. Có 26 phần quà được các đoàn trao tặng các chùa Khmer tiêu biểu và 203 phần cho gia đình chính sách, cán bộ hưu trí chủ chốt của tỉnh, tổng trị giá phần quà là 255 triệu đồng.

Tại các điểm đến thăm, các đoàn đã ân cần thăm hỏi sức khoẻ và chúc các vị sư sãi, bà con phật tử dân tộc Khmer đón lễ Lễ Sene Dolta cổ truyền vui tươi, đoàn kết. Đồng thời thông tin về tình hình KT-XH của tỉnh Trà Vinh, theo đó 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,27%, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng không ngừng được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,19%, trong đồng bào dân tộc Khmer còn 2,03%.

Nhân dịp các đoàn đến thăm, các hòa thượng, thượng tọa đại diện các chùa, các hộ chính sách, hưu trí dân tộc Khmer bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với Đảng và Nhà nước về sự chăm lo, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào trong thời qua.

Ông Kim Hơn, thành viên Ban quản trị chùa Âng, TP. Trà Vinh cho biết: “Phái đoàn của tỉnh đến thăm viếng chùa, chúng tôi là phật tử trong bổn đạo rất là hân hạnh, rất vui mừng. Chúng tôi là người dân tộc Khmer nguyện đóng góp công sức, cùng nhau đoàn kết Kinh-Khmer-Hoa, cùng nhau xây dựng thành phố Trà Vinh phồn vinh”.

Trà Vinh là tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer chiếm gần 32% dân số; phần lớn bà con theo đạo Phật – phái Nam tông. Lễ Sene Dolta năm nay diễn ra trong 3 ngày, từ 1-3 tháng 10 tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần Thơ gặp gỡ các chức sắc, sư sãi tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Khmer
Cần Thơ gặp gỡ các chức sắc, sư sãi tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Khmer

VOV.VN - Trong không khí đón mừng Lễ Sen Đolta theo truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 25/9, TP. Cần Thơ tổ chức buổi gặp gỡ với chức sắc, sư sãi tiêu biểu và người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer.

Cần Thơ gặp gỡ các chức sắc, sư sãi tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Khmer

Cần Thơ gặp gỡ các chức sắc, sư sãi tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Khmer

VOV.VN - Trong không khí đón mừng Lễ Sen Đolta theo truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 25/9, TP. Cần Thơ tổ chức buổi gặp gỡ với chức sắc, sư sãi tiêu biểu và người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer.

Đặc sắc Lễ Sen ĐônTa của đồng bào Khmer Nam Bộ
Đặc sắc Lễ Sen ĐônTa của đồng bào Khmer Nam Bộ

VOV.VN - Đồng bào Khmer có nhiều lễ hội lớn trong năm, mỗi lễ hội đều có nghi thức tổ chức và ý nghĩa khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc. Riêng Lễ Sen ĐônTa mang ý nghĩa hết sức tốt đẹp, thể hiện sự hiếu đạo của con cháu, những người còn sống đối với tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất.

Đặc sắc Lễ Sen ĐônTa của đồng bào Khmer Nam Bộ

Đặc sắc Lễ Sen ĐônTa của đồng bào Khmer Nam Bộ

VOV.VN - Đồng bào Khmer có nhiều lễ hội lớn trong năm, mỗi lễ hội đều có nghi thức tổ chức và ý nghĩa khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc. Riêng Lễ Sen ĐônTa mang ý nghĩa hết sức tốt đẹp, thể hiện sự hiếu đạo của con cháu, những người còn sống đối với tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất.

Ngôi chùa trong đời sống văn hóa đồng bào Khmer
Ngôi chùa trong đời sống văn hóa đồng bào Khmer

VOV.VN - Người Khmer có nền văn hóa phong phú. Về tín ngưỡng, bà con chủ yếu theo Phật giáo Nam tông. Vì thế, ở đâu có đông đồng bào Khmer sinh sống thì ở đó có chùa để bà con thuận tiện hành lễ. Ngoài là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, chùa Khmer còn là địa điểm giao lưu, bảo tồn văn hóa truyền thống.

Ngôi chùa trong đời sống văn hóa đồng bào Khmer

Ngôi chùa trong đời sống văn hóa đồng bào Khmer

VOV.VN - Người Khmer có nền văn hóa phong phú. Về tín ngưỡng, bà con chủ yếu theo Phật giáo Nam tông. Vì thế, ở đâu có đông đồng bào Khmer sinh sống thì ở đó có chùa để bà con thuận tiện hành lễ. Ngoài là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, chùa Khmer còn là địa điểm giao lưu, bảo tồn văn hóa truyền thống.